Ảo giác hay tiếng gọi của ký ức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ thơ tuyết nga (Trang 49 - 59)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Ảo giác hay tiếng gọi của ký ức

Như đã nói ở phần trên, thơ ca Việt Nam sau 1975 có sự vận động theo nhiều xu hướng trong đó có xu hướng đi sâu khai thác những vùng mờ tâm linh, đậm chất tượng trưng siêu thực. So với văn xuôi thì thơ có sự khởi động sớm

hơn ở xu hướng này, có lẽ là do những đặc trưng về thể loại và do sự nhạy cảm đặc biệt của thi sĩ. Xu hướng này đưa thơ đào sâu vào bản ngã, muốn đến tận cùng thế giới tâm linh vô thức của con người. Xét cho cùng xu hướng này là kết quả của sự ý thức về cái tôi cá thể, cái tôi chưa biết, cái tôi ngoài mình của con người đồng thời xuất phát từ nhu cầu muốn khám phá chiều sâu bí ẩn của tâm hồn con người. Đưa thơ đi theo hướng này có thể kể đến các đại diện tiêu biểu là Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng và Tuyết Nga. Với các nhà thơ như Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng thì họ có tham vọng khám phá tâm lí học theo chiều sâu, những miền còn hoang dã của con người. Xuất phát từ quan niệm thơ chủ yếu là sự biểu hiện của cái tôi ở phần tiềm thức, vô thức, họ đã đưa thơ vào sâu trong địa hạt này, khai thác những giác mơ, mộng mị, hư ảo. Hoàng Cầm đã âm thầm đi vào những cơn mơ, đường mê và ngẩn ngơ trong những ảo giác. Thế giới thơ Hoàng Cầm do vậy cứ hư hư thực thực, mông lung lạ thường. Quê hương Kinh Bắc đã được ông hư ảo hóa trở thành một vùng đất đẹp lung linh và gắn với đó là những mối tình hư ảo, như sương, như khói. Ông từng tâm sự rằng những bài thơ thành công nhất của ông chính là những bài thơ “vâng theo những gì tâm linh bật ra”. Thơ thường bất chọt vang lên trong ông như tiếng nói của thần linh. Thơ ông cũng phản ánh hiện thức nhưng là hiện thực ở một phía khác, hiện thực ở chiều sâu. Trong thơ ông cũng thường xuất hiện những cuộc đối thoại với những người đã chết, những sự việc đã trở thành kỉ niệm, kí ức. Ví như trong tập 99 tình khúc của ông có tới 13 cuộc trò chuyện với những người con gái một thời để nhớ để thương của ông, còn tập Về Kinh Bắc là cuộc tuần du để gọi những người thân của ông trở về:

Người thơ kể

Thiên vương chẳng nói Chân Mẹ còn đê mê cát mịn Hội Gióng dong chiêng

Bé em về nằm khoanh lòng mẹ Nghe nghìn năm sau

Sông dài Cát bỏng

Nắng hồng hoang

(Nắng phù sa)

Đến với Hoàng Hưng, Đặng Đình Hương khi đi vào đào sâu thế giới vô thức rộng lớn của mình họ đều cảm thấy sự cô đơn, sự tuyệt vọng ghê gớm:

Cơn thể niệm đầy triển vọng hoàn thành, thì một hôm( có lẽ tại thời tiết, jở jời) bỗng phát sinh một số biến chứng, biến chứng từ trong ra. Hôm ấy trời se se – mùa chuyển, anh thấy người gai gai khó nói- như man mác- như mây trôi- lại như trống trải cô li- như tiếng gọi mùa:

Xuân hạ thu đông đi jiữa mùa em jó lộng thu cùng

đi jiữa mùa xuân jó lạnh mùa xuân thay áo mùa sương em sương ngượng ngỡ ngàng ngấp nghé

(Ô mai- Đặng Đình Hưng)

Nguyễn Quang Thiều lại thường mơ thấy linh hồn của những người đã chết và ông có nhiều bài thơ viết trong đêm vì theo anh đêm cũng là lúc những người chết trở về với thế giới của những người sống:

Khi những ngọn đèn lần lượt tắt và chúng ta đi Tất cả những người chết trở về thành phố

Một cánh cửa khẽ rít lên, một cái cây chợt rung xào xạc Một con chó bị xích bỗng sủa thảng thốt

Những đám mây chầm chậm vắt ngang ánh sáng vầng trăng Gió thổi những tấm rèm tung lên rồi tung xuống bất động

Họ trở về để mượn nhà cửa, mượn đồ đạc của những người đã sống và để sống tiếp cuộc đời mình:

Những người chết trở về đông hơn những người đang sống trong thành phố của chúng ta

Họ trở về và sống đời sống của chúng ta

Những người chết đi lại và lũ lượt ngó nhìn mọi nơi Họ cũng ăn uống, tắm rửa, trò chuyện, cười khóc… Họ tiếp tục sống một đời sống đột ngột bị cắt đứt.

(Bài ca những con chim đêm)

Tuyết Nga cũng viết về ảo giác nhưng khác với những nhà thơ trên, thế giới ảo giác của chị được bắt nguồn từ những ký ức của một thời đã qua ngay ở thế giới này, ngay trong những miền mong nhớ của chị. Đặc biệt ký ức trong thơ Tuyết Nga được tỏa ra theo hai nhánh, một nhánh với những ký ức buồn và một nhánh với những niềm hạnh phúc nhỏ bé.

Đến với những ký ức buồn thì những ám ảnh về nỗi đau xuất hiện trong rất nhiều bài thơ của chị, có khi ở những hình ảnh thơ, có khi ở giọng điệu, ở ngôn từ và nhiều khi là ở tất cả. Ngay trong bài thơ đầu tiên của tập thơ Ảo giác, bài thơ Hoa tầm xuân ta đã bắt gặp những dòng ký ức đẹp nhưng đượm buồn về tình mẫu tử. Ký ức ấy được gợi lên từ hình ảnh của những nụ tầm xuân với màu xanh biếc:

Nụ tầm xuân lặng lẽ tự bao giờ xanh đơn giản và cũ càng như đất

ta chợt nhận ra hoa hay hoa đã nhặt ta về trong một chiều xanh ngắt

hay ta già nua?

Người phụ nữ đã qua cái tuổi trăng tròn và nay đã là một người mẹ, thời gian vẫn lặng lẽ trôi bên đời như những bông hoa tầm xuân vẫn lặng lẽ xanh từ thời ca dao, từ thuở nằm nôi, ấy vậy mà hôm nay Tuyết Nga mới bất chợt nhận ra sự hiện hữu của chúng giữa cõi đời này. Nhưng điều làm ta ngạc nhiên hơn cả là Tuyết Nga không giật mình thảng thốt, cũng không loay hoay trèo lên, bước

xuống như người con gái trong ca dao xưa. Từ cõi thực, hoa tầm xuân đưa chị về với cõi nhớ, với ký ức, tiềm thức. Đó là ký ức về người mẹ yêu thương của nhà thơ. Tại sao lại có sự liên tưởng độc đáo giữa mẹ và nụ tầm xuân? Đó là một câu hỏi không dễ trả lời chút nào. Ta có thể tạm lý giải rằng có lẽ trong miền nhớ của Tuyết Nga nụ tầm xuân luôn gắn liền với hình ảnh người mẹ của chị, vì vậy chỉ cần một tín hiệu ngoại cảnh là những bông hoa tầm xuân xanh biếc tác động đến tiềm thức của chị là những gì liên quan đến bông hoa tầm xuân sẽ ùa về trong chị. Và bởi vậy, hoa tầm xuân đã làm hiện diện trong chị hình ảnh người mẹ thuở nào. Và như một dòng chảy, những câu chuyện về cuộc đời của mẹ với bao lam lũ, vất vả, tảo tần, sẵn sàng hy sinh vì con cứ ùa về trong chị, làm sống dậy trong chị những ký ức xa xôi và thấm đẫm nỗi đau:

Hãy nói với ta hương bưởi thơm ra sao ngày Mẹ 18 tuổi 18 tuổi tóc dài vai nhỏ mắt huyền trong…

chân trời đã ra sao những sáng xuân mưa bụi Mẹ từng đứng nơi nào để dõi cánh buồn trôi? Và mẹ đã dấu hoa cùng những giọt nước mắt ở đâu để nuôi ta khôn lớn?

Ta, vị hoàng đế lên 3 trong vương quốc riêng Cuộc-

Đời- Của- Mẹ Nhưng mẹ đã vĩnh biệt ta vào một sáng trong đời

Ta thành kẻ hành khất không nước mắt.

Hoa tầm xuân là nén tâm nhang, là lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ dành cho mẹ. Và tưởng như hoa tầm xuân là một câu chuyện hư ảo nhưng ở đó lại chứa đựng một sự thật về cuộc đời. Điều cuốn hút người đọc khi đến với Hoa tầm xuân không chỉ là ở tình mẫu tử thiêng liêng mà trong những câu thơ cuối ta cũng thấy Tuyết Nga nói khá hay về sự hóa thân của tình mẫu tử :

Nụ tầm xuân…

«Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc »

ta làm mẹ

và một chiều mây trắng

chợt thấy tầm xuân xanh biếc trước hiên.

Hình ảnh người mẹ có một sức ám ảnh mãnh liệt trong tâm trí Tuyết Nga, vì vậy đây cũng là một hình ảnh trở đi trở lại trong nhiều bài thơ của chị. Ngay trong tập thơ đầu tay hình ảnh người mẹ ấy đã hơn một lần hiện diện :

- Cứ như tôi không vừa từ chỗ phố trước nhà ga Nơi mẹ bán bánh bèo, em đi rao nón

(Huế)

- Lối ta về mạn hảo đã kín sân

đã khuất mất đâu con chuồn cánh đỏ tiếng mẹ chỉ còn trong thương nhớ na rụng vào măm tháng đã thành cây.

(Viết trước tuổi mình) - Con gái mẹ bây giờ

không giống mẹ

chẳng biết têm trầu, không thạo thêu đan (Con gái của mẹ)

Và trong chùm thơ Viết cho Chíp hình ảnh người mẹ như một bóng mát đổ bóng xuống tuổi thơ của chị và giờ đây vẫn tiếp tục vun đắp cho mầm xanh hy vọng, cho khoảng trời yêu thương của chị- cô con gái bé bỏng của nhà thơ :

Dù con sinh ra bà không còn nữa nhưng bà yêu con từ xửa từ xưa bà gửi cho con hoa trái mùa thu đàn ong tháng 3

ông trăng tháng 6 bà gửi cho con mẹ

và câu hát..

(Nói với con về bà ngoại)

Tại sao hình ảnh người mẹ lại có một sức ám ảnh mãnh liệt như thế đối với Tuyết Nga ? Như chúng ta đã biết, Tuyết Nga mất mẹ từ khi 15 tuổi. Nỗi đau tuổi thơ ấy Tuyết Nga không lúc nào nguôi « Mẹ đã vĩnh biệt ta vào một sáng trong đời/ ta thành kẻ hành khất không nước mắt ». Bao u uẩn, bao khát khao về vòng tay ấm êm của mẹ đã dồn tụ lại thành một khối nước mắt đọng quánh và niềm ao ước có mẹ ở bên đã trở thành một niềm khát khao theo chị suốt đời. Trái tim bị tổn thương đến cùng cực ấy đã tìm đến thơ để giải tỏa, để thổ lộ. Và có lẽ vì vậy mà Tuyết Nga viết rất thành công ở tình mẫu tử.

Dường như Tuyết Nga không mấy quan tâm đến đề tài bởi chị tâm sự chị thường viết thơ khi bị tiếng gọi của ký ức hối thúc. Những khi ấy chị thường ngồi lặng lẽ một mình, một mình độc thoại với chính mình. Có lẽ vì thế mà đến với thơ Tuyết Nga dù viết về tình yêu hay viết về nỗi buồn thì ta cũng thấy chị như sống cùng ký ức của một vết thương chìm :

Trong đám cưới của người bạn bị bạc tình hạnh phúc

như tờ lịch được đóng đinh em là một thứ cây không lá

Và em thấy mọi người như loài chim cụt cánh trong bữa tiệc của người bạn chán đời

nơi niềm vui

như đồng tiền giật tạm (Ảo giác 2)

Trước đám cưới không tình yêu của người bạn chị đã thấy số phận của hạnh phúc, của niềm vui, đó là những rạn nứt, những nỗi đau của một hạnh phúc mỏng manh ở thời điểm tưởng như hạnh phúc hiện hữu rõ ràng nhất. Còn thân phận con người trong đám cưới không tình yêu ấy thì sao ? « em là một thứ cây không lá », « mọi người như loài chim cụt cánh ». Quả thực Tuyết Nga đã tạo ra cho mình một thế giới những hình ảnh đầy ám ảnh, đầy nhức nhối và rất Tuyết Nga. Khi Tuyết Nga so sánh và liên tưởng ta thấy như nỗi buồn, sự cô đơn,

trống chọi dâng lên tận đáy mắt nhưng chị không ồn ào. Nỗi đau trong thơ chị là nỗi đau âm thầm, chị không gồng mình lên khi nói về nó như một số nhà thơ nữ khác. Nhưng không vì thế mà thơ chị kém phần hấp dẫn bởi trong câu chuyện về hạnh phúc, về cuộc đời thơ chị vẫn chứa đầy trắc ẩn :

Lời ta là những mảnh thủy tinh rơi mãi trái tim co ro nhón gót hãi hùng

máu rỏ xuống âm thầm kỷ niệm những giọt màu rong rêu.

Trải qua bao mất mát, bao dang dở trong cuộc sống nhưng Tuyết Nga vẫn vững vàng và bản lĩnh. Sức mạnh nào đã đưa chị đi qua “những ngày giông bão”?. Đó có thể là những câu thơ được dệt bằng ký ức:

Có một cơn mưa mười lăm năm chưa tạnh mòn cả vai gầy

có một mùa đông mười lăm năm còn lạnh úa cả tóc ai xanh.

(Ký ức)

Cả cơn mưa và cả mùa đông đều được đo bằng một đời phiêu dạt của Kiều. Nó làm “mòn cả vai gầy”, “úa cả tóc ai xanh”. Những câu thơ mang một nỗi buồn dịu dàng, ẩn dấu nhưng lại lay gợi tâm thức nơi người đọc, gợi ra trong tâm tưởng chúng ta biết bao nhiêu tháng ngày buồn lặng lẽ.

Ở một bài thơ khác, đó là bài Rồi một ngày…nhớ về tình yêu ngọt ngào nhưng nay đã vụt bay, Tuyết Nga đã chạm sâu vào những cô đơn:

Quá khứ thẳm sâu day dứt không ngờ những khát khao bạc trắng

những nếm trải đắng cay đẫm mềm hạ vắng nỗi cô đơn dằn dữ vô hồi.

Thực ra ở bài thơ này, ta bắt gặp một lối đi khác thường trong thơ chị, nỗi đau, nỗi cô đơn trở nên dằn dữ, day dứt và hơn thế nữa:

Rồi một ngày bạc nắng ngoái tìm nhau Cả trời thu mục nát

Miên man năm tháng vô thường.

Những tiếng gọi của ký ức buồn cứ thổn thức mãi, giăng mắc suốt cả Ảo giác. Bởi vậy đến với Không đề 1, mọi sự sống chị gợi lại đều đi vào trạng thái tàn héo, vô nghĩa với chim bay hút, hoa rụng tàn, tổ ong tràn hương nhụy và Tuyết Nga đã phủ lên cả không gian bao la một màu đen nhức nhối, một giấc ngủ mênh mang:

Giấc ngủ choàng chiếc khăn san đen lên tất cả bầu trời

tất cả

tưởng có thể vùi sâu vào giấc ngủ trái tim buồn như một trái cây rơi.

Nếu nỗi buồn trong Không đề 1 là nỗi buồn của sự tàn lụi, héo úa thì ở Không đề 2 nỗi buồn không dừng lại nơi úa vàng mà còn ngưng đọng ngay trong những non nớt, con người thì trở nên nhỏ bé, mong manh:“chút thân thuộc giữa ngàn xa lạ/ đốm vàng u ẩn một triền sông”.

Không chỉ nhìn ra nỗi buồn trong những gì đã qua, Tuyết Nga còn nhìn thấy nỗi buồn trong cả những gì của hiện tại với những dự báo đầy lý tính:

Rồi một mai ngôi nhà đang xây kia sẽ lại là di tích ta cũng thành một quá khứ xa xăm

(Viết ở phố Hiến)

Cũng bởi vậy, đi dọc hành trình thơ chị ta không khó để nhặt ra những câu thơ đầy ảo giác, đầy ám ảnh của quá khứ buồn, ngỡ như nỗi buồn đang được bóc vào tận lõi:

- Rồi một ngày bạc nắng ngoái tìm nhau - Trái tim buồn như một trái cây rơi - Đốm vàng u ẩn một triền sông

- Màu thời gian bạc con đường cỏ mọc Hạnh phúc với tay chạm vào nước mắt gom về từng mảnh dung nhan

- Có lúc niềm vui mang hình mảnh vỡ rơi lang thang xuống ngày tháng khê nồng.

Tuyết Nga quá tỉnh hay quá nhạy cảm, quá đa sầu, đa đoan? Có lẽ là tất cả. Tuy nhiên thơ Tuyết Nga không phải là thương hiệu của những mất mát, những cô đơn, những nỗi buồn vì đâu đó trong Ảo giác chúng ta vẫn gặp những bài thơ, những hình ảnh, những gam màu, những đường nét của hạnh phúc. Đó là khi « Một hoàng hôn/Rong chơi khoác chiếc áo Cô đơn phong phanh gió/lạnh/lang thang qua ngõ nhà em./Một chiều mưa/Tham lam sụp chiếc mũ Khổ đau/co ro nép vào cánh cửa nhà em./ Em mở cửa ngôi nhà nghèo khó/nhóm lên từ đống thời gian mệt mỏi lụi tàn/một ngọn lửa kham khổ./Và Rong chơi đã khoác mình lên giá/để nỗi Cô đơn đến sưởi dịu dàng/bên ngọn lửa mỏng manh vừa cháy sáng./Và Tham lam tựu treo mình lên chiếc đinh lạnh buốt/để nỗi Khổ đau đến sưởi dịu dàng/bên ngọn lửa niềm tin vừa cháy sáng »

.Câu chuyện tình yêu của anh và em đã có một kết quả có hậu, niềm tin và sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ thơ tuyết nga (Trang 49 - 59)