7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Thơ như là một tự thú, tự bạch về con người
Thơ không miêu tả sự vật bên ngoài, không kể các sự việc sảy ra mà chỉ biểu hiện các xúc động nội tâm,những tình cảm, những cảm nhận của con người trước sự việc. Nếu thiếu đi những xúc cảm, những rung động thì không thể có thơ. Hegel cho rằng đối tượng của thơ không phải là mặt trời, núi non, phong cảnh, cũng không phải là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài của con người, máu thịt, thần kinh…Đối tượng của thơ là hứng thú tinh thần. Nhiệm vụ chính của thơ là gợi lên cho ý thức nhận thức thấy sức mạnh của cuộc sống tinh thần và tất cả những gì lay động ta, làm ta xúc cảm trong các dục vọng và các tình cảm nhân tính. Nói như nhà thơ Anh Wordsworth “Thơ là sự biểu lộ tình cảm mãnh liệt” hay nhà thơ Chi lê Pablo Neruda “làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt”. Tình cảm mãnh liệt ấy không phải là những vui buồn biểu hiện ra bề ngoài như những hú gào, cười khóc ồn ào mà nó là những rung động mãnh liệt trong tâm khảm người cầm bút khi đứng trước các sự kiện, sự việc gây chấn động tâm hồn.Và Tuyết Nga cũng hơn một lần khẳng định thơ chị là tiếng nói của tâm hồn chị “Thơ tôi là một phần cuộc đời tôi, cái phần mà nếu không có thơ sẽ ít ai biết được… tôi làm thơ không phải là để chứng tỏ mà đơn giản chỉ là để bày tỏ”[63,tr.19]. Nói một cách khác với Tuyết Nga, thơ là một lời tự thú, tự bạch về con người. Chỉ riêng đến với Hạt dẻ thứ tư ta cũng sẽ tìm thấy một Tuyết Nga tự thú, tự bạch qua 29 bài thơ. Tập thơ bắt đầu với lời đề từ cũng là lời một bài thơ trong tập thơ này của chị:
9 mô-đun kiểu Điềm Phùng Thị em
phía ngoài không gian
Lời đề từ được gợi cảm xúc khi Tuyết Nga xem tranh của họa sĩ Điềm Phùng Thị. Ở đó chị thấy mỗi mô-đun mà Điềm Phùng Thị sáng tạo là một tư thế bộc lộ đời sống nội tâm của con người và Tuyết Nga đã thấy ở đó bóng dáng của mình: một sự cô độc dường như tuyệt đối, một cá tính rất riêng, không thể nhòa lẫn. Lời đề từ cũng chính là tuyên ngôn, là mạch cảm xúc chính của Tuyết Nga được triển khai trong Hạt dẻ thứ tư.
Tiếng nói tự bạch, tự thú về chính mình cũng được Tuyết Nga thổ lộ qua nhiều các bài thơ khác như bài Di chỉ, Như đá. Ở bài Di chỉ, không gian được lấy làm nền cho những dòng cảm xúc, những suy tư của chị về chính mình bật tuôn là một không gian đầy gai góc, gồ ghề với những đường nét khúc khuỷu, thiếu êm đềm, phẳng lặng “Con đường gan gà ngọn đồi mòn vẹt cỗ xe long cong về từ ruộng bạc”, “Độc mộc tận nguồn bốn mùa vượt thác hoa gạo cuối trời bỏ rừng đỏ mắt”, “Dốc tận đáy lòng mà ngày tới biển sông Lam lửng lơ khép buồn thiêm thiếp” .
Đứng trước không gian ấy Tuyết Nga tự thú “di chỉ vào ta Niềm Tin tựa Đá”, “di chỉ vào ta Trái Tim/ tựa Lửa”, “di chỉ vào ta Nỗi Buồn/tựa Nước”.
Không chỉ vậy, Tuyết Nga cũng nhận thấy ở mình là nỗi cô đơn, trống trải đến tột cùng, tưởng như con người đã không còn trọng lượng trong cuộc viễn du
“ta lạc tận miền vầng trăng nguyệt thực/lang thang lang thang lang thang”.
Trong nỗi cô đơn, trong cuộc viễn du vào tận sâu thắm tâm hồn ấy Tuyết Nga nhận thấy tâm hồn mình gắn chặt với di chỉ của quê hương “mang trong mình di chỉ của quê hương”. Đó là tình yêu quê hương sâu lắng, thầm kín của chị dành cho dải đất miền trung luôn luôn phải đối diện với thiên nhiên khắc nghiệt như cơn bão tháng ba ngọn gió Lào tháng bảy.
Ở bài Như đá, điệp khúc trong đoạn đầu bài thơ “Em đã khóc như đá từng giọt buông thạch nhũ dưới vòm đêm”, “Em đã cười như đá bốn mặt vô tri bốn mặt im lìm” cũng cho thấy một Tuyết Nga tự thú: thì ra cái bề ngoài cứng
cỏi,can trường mà ta vẫn thấy ở chị trong những biểu hiện bề ngoài lại chính là nơi ẩn dấu cho một đời sống nội tâm mãnh liệt, cho những buồn vui, cười khóc chưa bao giờ nguôi của chị. Điệp khúc này được nhắc lại gần như nguyên vẹn trong phần cuối “Em như đá/ từng giọt buông thạch nhũ dưới vòm đêm”, “em như đá/ bốn mặt vô tri bốn mặt im lìm” nhưng thay vì những so sánh “em đã khóc như đá”, “em đã cười như đá” là một sự khẳng định ngắn gọn: em và đá là một. Đá vạn tuổi vẫn đứng khóc cười cho những trò đời thì em cũng đã sống với nỗi buồn vạn tuổi, kiêu hãnh và không dối lòng mình, (im lặng tức là tự thú).
Trong câu chuyện cổ tích của ngày xưa, để được hạnh phúc cô bé lọ lem phải cần có 3 hạt dẻ. Và để được cứu rỗi, để được hạnh phúc như mình mong muốn thì con người trên thế gian này cũng cần có một hạt dẻ- đó là hạt dẻ thứ tư. Đây cũng chính là lí do Tuyết Nga đem đến cho người đọc Hạt dẻ thứ tư. Người thiếu phụ có Niềm tin tựa đá, Trái tim tựa lửa và Nỗi buồn tựa nước ao ước có hạt dẻ thứ tư không phải để cứu rỗi mình khỏi sự nghèo khó về vật chất hay để được đổi đời mà cứu rỗi với Tuyết Nga là sự vịn níu vào quá khứ, vì với chị quá khứ vẫn là thứ quả ngon nhất dù rằng nó đã lấy đi của chị không ít nước mắt. Và vì quá khứ là nơi có hình ảnh của người chồng bao yêu thương của chị. Vì vậy, để được sống có ý nghĩa hơn trong thực tại chị đã trở về đối thoại với chồng trong tâm tưởng. Đặc biệt khi nhớ về người chồng đã qua đời, con tim Tuyết Nga vẫn như đang rỉ máu, nỗi nhớ miên man về chồng trở thành nguồn cảm xúc mạnh mẽ, duềnh lên trong thơ chị. Tiếng gọi, tiếng hối thúc của ký ức gói ghém trong lòng bật tung, chị chập chờn như sống giữa thực và ảo. Chính điều đó đã cho Tuyết Nga cảm hứng để đến với một loạt các bài thơ như Và em đi qua mùa đông, Quê chồng, Mùa nồng nàn hay Hạt dẻ thứ tư. Ở bài Và em đi qua mùa đông, cảm xúc tình yêu được đẩy lên cao độ. Người phụ nữ đã sang cái tuổi năm mươi vẫn cho thấy niềm khao khát, sự tin tưởng mãnh liệt đối với tình yêu. Tình yêu của anh được ví với “chiếc kén bọc em qua mùa đông” để rồi những rét buốt, héo úa cũng trở nên vô nghĩa trước sức mạnh của tình yêu. Chính sức mạnh ấy đã đưa em qua mùa đông “Tình yêu của em/ chiếc kén bọc em qua mùa đông”. Quả là một liên tưởng độc đáo.
Trở về với Quê chồng, khi người chồng đã không còn nữa, trước vạn vật hiện hữu, giữa trôi chảy của thời gian Tuyết Nga thấy tất cả đều đã mang màu nâu, màu sậm, chỉ nỗi nhớ chồng là vẫn còn nguyên vẹn:
Đưa em về mà anh đi đâu? ngơ ngác từng lối cỏ dắt con lần về ngõ nhỏ sà vào tiếng của mẹ già.
Tuyết Nga không dấu những nhớ mong khắc khoải về người chồng quá cố, chị như lạc vào giữa cõi mê:
Tóc chị giờ búi lại sau lưng tóc mẹ giờ rụng giữa tay cầm cánh đồng của anh thời thơ dại đom đóm còn ngủ mê
Ở Mùa nồng nàn, Tuyết Nga liên tục hỏi “anh” những câu hỏi đau đáu mong chờ “Nếu cánh rừng ấy vẫn còn hoang vu nếu sườn nắng ấy cỏ vẫn thẫn thờ/ anh có về như gió?/ Nếu con đường ấy gió chưa qua đời nếu ngôi chùa ấy chuông vẫn buông lời/ anh có về như nắng?”. Những câu hỏi như lật tục miền ký ức, lật tung những nhớ mong lâu nay chị vẫn ấp ủ, dấu kín trong lòng. Đọc những câu thơ này của chị ta không khỏi bùi ngùi. Vượt qua những ngày tháng đau buồn, nay chị nhận ra rằng niềm khát khao, mong nhớ chồng của chị chưa lúc nào nguôi, nó sưởi ấm trong chị suốt những tháng ngày dài.
Đến Hạt dẻ thứ tư- bài thơ được chị lấy làm nhan đề cho cả tập thơ, chị đã khẳng định:
Không Người dù là căn nhà ấm
nước và lửa và mèo con nghịch đất.
Tất cả đều trở nên nhỏ bé, mong manh, vô nghĩa. Và chị đã sải những bước dài để tìm kiếm bóng dáng, hơi thở của người chồng:
Nhưng trái tim đang đập ở đâu sau lửa, nước và sau tiếng nói sau vầng trán bộn bề sau cái nhìn giông bão
sau chập chờn giấc mơ…
Quả là Tuyết Nga đã gửi vào thơ những điều thầm kín nhất, những điều mà bình thường có lẽ chị sẽ khó mở lời để nói cùng ai.
Không chỉ tự thú, tự bạch những điều thầm kín nhất trong tâm hồn mình Tuyết Nga còn trải lòng mình trước những vấn đề của hiện thực đời sống hiện đại hôm nay qua các bài thơ như Rock, Rơi, Đồng Lucky, Ấn tượng Van Gogh, U-minh cháy, Về một ngày Thánh Valentine, Búp bê Baby, Nếu những dòng sông chết, Nhật ký trên máy bay,…
Ở U- minh cháy, Tuyết Nga thấy cái chết của rừng già như hiện hữu trong từng cành cây, ngọn lá, tiếng chim: « Tro của tiếng chim/ của lá/ của hoa/ rơi lả tả trong chiều cùng xác nắng/ U- minh cháy/ U- minh đang biến thành cổ tích/ đại ngàn nghẹn ngào thành khói bay đi. »
Và chị đi tìm căn nguyên của cái chết ấy bằng những lời kết tội, những lời tố cáo gai góc đối với những kẻ phá rừng:
Một bữa ăn của cơn đói của cái nghèo
hay giác mơ phú quý
hay khô khỏng những tâm hồn hóa đá đã thiêu nghìn năm thành những tro tàn?
Đồng thời chị không khỏi xót xa cho sự ra đi của U- minh đại ngàn bằng những tiếng thơ nghẹn ngào:
Ôi U- minh U-minh U- minh
rừng đang cháy mà hồn đã bạc.
Nếu không có những dòng cảm xúc mãnh liệt thì có lẽ sẽ khó có được những câu thơ gai góc và xúc động đến vậy.
Ở Búp bê Baby, đối thoại với cô búp bê xinh đẹp hoàn mỹ nhưng không biết khóc, không biết cười, không có tâm hồn, tất cả những hành động của búp bê đều được lập trình sẵn Tuyết Nga không trầm trồ thán phục như người khác.
Ngược lại, chị đã nhận ra sự bất hạnh của búp bê và khẳng định giá trị, hạnh phúc sống đích thực của cuộc sống con người “không em/ ta làm sao hiểu hết/ hạnh phúc ta da thịt đời thường”.
Một câu hỏi đặt ra là đối diện với cuộc sống muôn màu, muôn vẻ chúng ta cần phải làm gì? Tuyết Nga đã chỉ ra cho chúng ta một hướng đi, đó là phải trân trọng hiện tại, nâng niu những gì mình đang có. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể vượt qua những bão táp, những sang trấn của nhịp sống hiện đại.
* Tiểu kết chương 2: Có thể thấy thơ Tuyết Nga đã thể hiện khá rõ đời
sống nội tâm của người phụ nữ cũng những suy tư, trăn trở của người thi sĩ. Điểm khác biệt của thơ Tuyết Nga là ở chỗ chị không ồn ào, không phô trương ngôn từ, không gồng mình lên khi viết về những nỗi đau hay những hạnh phúc. Lúc nào thơ Tuyết Nga cũng là những vần thơ đẹp, trong sáng, đằm sâu. Thơ chị gợi lên những thức tỉnh sâu sắc cho người đọc về chính bản thân mình. Tại sao Tuyết Nga làm được điều đó? Đây là một câu hỏi mà để trả lời đầy đủ, gặn kẽ còn cần rất nhiều thời gian xong theo tôi một trong những lý do cơ bản nhất là bởi Tuyết Nga đã cất lên được tiếng nói của những dòng cảm xúc mạnh mẽ nhất, nhạy cảm nhất và day dứt nhất của chính mình- người thiếu phụ đoan trang và đức hạnh.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ TUYẾT NGA 3.1. Cấu tứ
Cấu tứ (còn gọi là tứ thơ) là cách khám phá và thể hiện cuộc sống một cách độc đáo nhất của từng nhà thơ trong từng bài thơ. Đó cũng là cách thức tổ chức của một tác phẩm nghệ thuật, là phạm trù thẩm mỹ quan trọng của nghệ thuật. Cấu tứ là thước đo của chất lượng thi ca, khi nó đem lại cho độc giả những hứng thú và hưởng thụ thẩm mĩ vô hạn, cũng là khát vọng của thực tiễn sáng tạo nghệ thuật ở mỗi nhà thơ. Cấu tứ là sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng tình cảm chủ quan của tác giả với môi trường cảnh vật khách quan tạo thành hình tượng mang hàm nghĩa phong phú, khêu gợi trí tưởng tượng của độc giả. Theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì về cơ bản có ba cách xây dựng cấu tứ trong thơ. Một là đồng nhất giữa các mặt đối lập, hai là dùng mặt này nói mặt kia trên cơ sở hai mặt đối lập, ba là tạo ra các tình huống nghệ thuật chứa đầy mâu thuẫn. Đọc thơ Tuyết Nga ta sẽ gặp cả ba cách thức xây dựng cấu tứ trên.
Ở hình thức cấu tứ thứ nhất, tức là đồng nhất giữa các mặt đối lập có thể nhận thấy trong một số bài thơ như Thành thực, Huế, Tĩnh vật. Thành thực là lời tự thú của cô gái mới lớn trong tình yêu. Một mặt trong cô là những hờn dỗi, khao khát hạnh phúc nhưng mặt khác trong cô cũng chứa đầy những nỗi lo âu, những dự cảm không lành về tình yêu. Sự đối lập giữa hai dòng tâm tư ấy tạo nên tiếng nói tự thú chân thành và rất nữ tính, rất nhân bản của cô gái. Ở bài thơ
Huế thì cấu tứ của nó là sự đối lập giữa hiện tại và quá khứ. Trở về thăm Huế trong hiện tại nhưng “tôi” lại như sống trong những ký ức của mình về Huế của quá khứ. Trong miền quá khứ với tiếng gọi của ký ức Huế hiện ra với những kỷ niệm của một thời thơ ấu nghèo khó và trong trẻo. Còn hiện tại là một Huế thanh bình, trầm tư và cổ kính. Sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại khiến “ tôi” cảm thấy Huế vừa thân quen lại vừa xa xôi. Đến đây người đọc đã cảm nhận được tình yêu, sự gắn bó thiết tha của “tôi” đối với Huế đồng thời đó còn là nỗi niềm hoài cổ đáng quý, đáng trọng.
Hay ở bài Tĩnh vật, Tuyết Nga xây dựng hai không gian đối lập. Một bên là không gian rộng lớn ở bên ngoài. Ở đó có âm thanh rộn ràng của tiếng chim, có cuộc sống ồn ào, bề bộn, tấp nập, ngược xuôi:
Cuối con đường lá bay
chíu chít tiếng chim nơi chùm trái cây còn sót lại dưới khoảng trời bề bộn
tầng thượng đang xây, tháp nước, mái nhà cao
Còn một bên là không gian căn phòng yên tĩnh, vạn vật dường như ngủ im trong mùa thu:
Khép cánh cửa vào khi sao hôm lên chỉ còn lại ngọn đèn thân thuộc ………
ý nghĩ lụi dần như ngọn lửa vùi tro nỗi nhớ thiếp đi mệt mỏi
con nhện trắng ngủ vùi trong góc
bức tĩnh vật mùa thu như một tiếng thở dài.
Cấu tứ đối lập ấy càng tô đậm bức tranh tâm trạng tĩnh lặng, trầm buồn của nhân vật trữ tình.
Tuy nhiên, phổ biến hơn cả trong thơ Tuyết Nga vẫn là cách xây dựng cấu tứ theo hướng thứ hai, tức là dùng mặt này để nói mặt kia trên cơ sở hai mặt đối lập. Tiêu biểu cho dạng cấu tứ này là các bài Đổi mùa, Bão, Hương cỏ, Sao Thần Nông, Con gái của mẹ, No-en 1987, Sự sống, Hoa tầm xuân, Ảo giác 1, Nhật ký, Ký ức, Bản nháp, Về một ngày Thánh Valentine, Di chỉ, Như đá, Và em đi qua mùa đông, U-minh cháy.
Trong bài thơ Đổi mùa, quan sát những bước đi của thời gian qua sắc tím của những đám mây, sắc vàng của lá cây, âm thanh của tiếng chim, không gian trầm lắng vắng bóng cái oi nồng của mùa hạ và qua cái lặng im lững lờ của dòng