Xác lập mức trọng yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn rồng việt​ (Trang 26 - 27)

Xác lập mức trọng yếu

Theo chuẩn mực kiểm toán số 320: “Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính.

Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Mức trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính.”

Nếu trọng yếu là một thuật ngữ dùng để chỉ tầm quan trọng của một thông tin trên BCTC thì mức trọng yếu lại là một mức giá trị do KTV xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.

Khi KTV ước tính mức độ trọng yếu càng thấp và rủi ro càng cao thì lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều và ngược lại.

Dựa vào bản chất của các khoản mục, rủi ro được đánh giá sơ bộ, kinh nghiệm của KTV và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục; KTV xác định mức trọng yếu chung cho toàn bộ BCTC, sau đó tiến hành phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên BCTC. Việc phân bổ này giúp KTV xác định được số lượng bằng chứng cần phải thu thập cho từng khoản mục với mức chi phí thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.

Phương pháp xác lập mức trọng yếu:

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320: “Kiểm toán viên phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi xác định tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho tiêu chí đã lựa chọn. Tỷ lệ phần trăm (%) và tiêu chí được lựa chọn thường có mối liên hệ với nhau, như tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho mức lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục thường cao hơn tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho doanh thu. Ví dụ, kiểm toán viên có thể cân nhắc mức năm phần trăm (5%) trên lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên

tục đối với đơn vị hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, trong khi đó kiểm toán viên có thể cân nhắc tỷ lệ một phần trăm (1%) trên tổng doanh thu hoặc chi phí là phù hợp đối với đơn vị hoạt động phi lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm cao hơn hoặc thấp hơn có thể được coi là phù hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể.”

Theo VACPA (Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam), việc ước tính mức trọng yếu được hướng dẫn như sau:

Bảng 2.1: Bảng cơ sở xác lập mức trọng yếu

Giá trị được lựa chọn Tỷ lệ sử dụng để ước tính

mức trọng yếu

Lợi nhuận trước thuế 5% – 10%

Doanh thu 0,5% - 3%

Vốn chủ sở hữu 1% - 5%

Tổng tài sản 1% - 2%

Việc lựa chọn chỉ tiêu và tỉ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu tùy thuộc vào sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. Dựa vào đặc thù từng loại hình doanh nghiệp, KTV sẽ xác lập mức trọng yếu một cách khác nhau dựa vào đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn rồng việt​ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)