Các giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh nhị chiểu (Trang 117)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Các giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

việc ngăn ngừa, kiểm soát, quản lý rủi ro tín dụng

4.2.2.1 Nâng cao hiệu quả trong công tác khai thác và thu thập thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay nhằm hạn chế tối đa những quyết định cho vay sai lầm

Cùng với sự phát triển của công nghệ máy tính và hệ thống thông tin đa dạng nhƣ hiện nay thì vấn đề tìm kiếm thông tin không phải là chuyện khó, điều quan trọng là phải biết kênh thông tin nào là thích hợp để sử dụng.

+ Cán bộ quan hệ khách hàng, quản lý rủi co có thể thu thập thông tin từ các website của Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nƣớc CIC, Cục thuế, Nhà đất…và các thông tin này cần đƣợc nêu ra cụ thể trong các báo cáo đề xuất và báo cáo thẩm định.

+ Xác minh lại thông tin về các hợp đồng kinh tế và tình hình công nợ của khách hàng qua việc trao đổi với một số đối tác của khách hàng.

+ Các bộ phận quan hệ khách hàng, giao dịch khách hàng cần phối hợp tổ chức các đợt nghiên cứu, đánh giá thị trƣờng, các ngành kinh doanh.

thẩm định của nhân viên đó và khối lƣợng hồ sơ tín dụng đang phụ trách, nghĩa là phải xét trên các mặt: trình độ chuyên môn, thời gian kinh nghiệm công tác tín dụng, mức độ hiểu biết của nhân viên về ngành nghề, lĩnh vực thẩm định…

4.2.2.2. Kiểm soát kết quả định giá tài sản đảm bảo, xác minh tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo và giảm thiểu rủi ro do sự giảm sút giá trị tài sản đảm bảo

Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản, hiện nay NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu chủ yếu vẫn áp dụng Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hàng năm, vì vậy nên nghiên cứu xây dựng Bảng giá đất thị trƣờng của từng khu vực để kết hợp làm căn cứ định giá. Khi kiểm tra lại kết quả định giá, cấp thẩm quyền sẽ áp giá cho từng bất động sản sau khi đối chiếu với các giấy tờ về sỡ hữu, vị trí, diện tích. Cần có quy định để đảm bảo rằng cán bộ có kiểm tra thực tế tài sản, ví dụ nhƣ mỗi lần đi thẩm định tài sản các cán bộ định giá phải đeo thẻ hoặc biển hiệu kèm theo giấy giới thiệu của ngân hàng và yêu cầu chủ tài sản ghi lại số chứng minh nhân dân của họ và ký xác nhận thời gian đến thẩm định trên giấy giới thiệu này sau khi thẩm định xong.

Đối với tài sản đảm bảo là động sản (máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, tàu biển), cần quy định cán bộ thẩm định phải chụp hình hiện trạng, mô tả tình trạng hoạt động của tài sản và thu thập các chứng từ có liên quan. Trong trƣờng hợp ngân hàng phát hiện tài sản đƣợc cầm cố sau đó có sự khác biệt so với mô tả ban đầu, cán bộ thẩm định phải chịu trách nhiệm nếu có sai phạm.

Cán bộ thẩm định tài sản phải có trách nhiệm xác minh đầy đủ tính chất pháp lý về ngƣời vay và tài sản đảm bảo. Trong trƣờng hợp đặc biệt, cần tham vấn luật sƣ hoặc các chuyên gia pháp lý.

4.2.2.3. Kiểm soát việc theo dõi sau khi cho vay và giám sát chặt chẽ các khoản vay

Chi nhánh cần quán triệt đến tất cả cán bộ làm công tác tín dụng về tầm quan trọng của việc kiểm tra sau khi cho vay, từ đó xây dựng các quy định chặt chẽ trách nhiệm của cán bộ về việc giám sát khoản vay sau khi giải ngân. Việc giám sát khoản vay sau khi giải ngân phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, hàng tháng, hàng quý, hàng sáu tháng tuỳ theo tính chất hồ sơ và phải lập biên bản kiểm tra đầy đủ. Nội dung biên bản kiểm tra phải thể hiện đầy đủ tình hình hiện tại của

Trong trƣờng hợp cán bộ quan hệ khách hàng phải phụ trách quá nhiều khách hàng dẫn đến khó kiểm tra thƣờng xuyên tất cả các khách hàng mà mình quản lý, chi nhánh nên phân loại khách hàng để đề ra mức độ theo dõi, giám sát hợp lý. Nên ràng buộc khách hàng thực hiện toàn bộ giao dịch tài khoản, thanh toán quốc tế qua ngân hàng trƣớc khi cho vay để có thể giám sát tại chỗ khách hàng.

Khi có sự chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ quan hệ khách hàng từ cán bộ này sang cán bộ khác cần phải có một bản báo cáo về lịch sử quan hệ tín dụng với khách hàng và cập nhật thông tin mới nhất về khách hàng. Đối với các khoản vay lớn, hoặc phức tạp, cần thiết cán bộ tín dụng cũ và mới phải có một cuộc thăm viếng, tiếp xúc khách hàng trƣớc khi bàn giao hồ sơ.

4.2.3. Giải pháp hỗ trợ từ NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam

4.2.3.1 Thiết lập bộ phận nghiên cứu, phân tích diễn biến và dự báo kinh tế vĩ mô kể cả ngắn hạn và trung dài hạn

Thực tế, ở nƣớc ta nhiều cơ quan nghiên cứu, ngay cả Ngân hàng Nhà nƣớc cũng nghiên cứu về diễn biến kinh tế vĩ mô. Nhiều nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu độc lập cũng phân tích và nghiên cứu kinh tế vĩ mô, công bố kết quả dự báo của mình trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Các ngân hàng lớn trên thế giới đều có các bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô, có các chuyên gia phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô, phục vụ cho chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng. Bởi vậy, mỗi NHTM cần có bộ phận nghiên cứu riêng, độc lập của mình dựa trên các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hƣớng cho hoạt động tín dụng, chiến lƣợc quản lý rủi ro tín dụng, chiến lƣợc tín dụng và chiến lƣợc đầu tƣ vốn tín dụng của mình.

4.2.3.2. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một trong những công cụ quản trị tín dụng hiệu quả mà các NHTM đã và đang áp dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng. Ở khía cạnh kiểm soát rủi ro tín dụng thì xếp hạng tín dụng nội bộ tạo thêm một căn cứ độc lập để ngân hàng đánh giá về hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ

sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng và các giới hạn nội bộ, phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, các khoản tín dụng có vấn đề.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ quan trọng giúp NHTM đánh giá, thẩm định khách hàng toàn diện trƣớc, trong và sau khi cấp tín dụng, là công cụ để phân loại nợ theo chuẩn quốc tế cũng nhƣ làm căn cứ để định giá theo rủi ro. Vì thế để hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ Vietinbank cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Hoàn thiện mô hình tổ chức và nhân sự: Chất lƣợng của xếp hạng tín dụng nội bộ phụ thuộc lớn vào mô hình tổ chức và đội ngũ nhân sự nên NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam cần hoàn thiện mô hình tổ chức theo hƣớng tuân thủ các nguyên lý về quản trị doanh nghiệp đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro và tránh xung đột lợi ích. Mô hình tổ chức phải đặc biệt lƣu ý việc phân quyền chức năng (độc lập và kiểm soát chéo) và tách biệt giữa các vòng kiểm soát, đảm bảo tính độc lập, khách quan của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ. Bên cạnh đó, để đáp ứng các yêu cầu mới, hƣớng tới chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ƣớc quốc tế về vốn của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel (Basel II), các cán bộ thực hiện xếp hạng tín dụng phải chuyên sâu nghiệp vụ và am hiểu toán kinh tế để ứng dụng các mô hình kinh tế lƣợng trong phân tích, quản lý rủi ro.

- Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo phƣơng pháp tiếp cận nội bộ cơ bản hoặc nâng cao theo chuẩn Basel II. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê của chính ngân hàng cho các đối tƣợng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp để tính toán các thƣớc đo rủi ro cho đối tƣợng này; đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến chuyên gia.

- Giám sát việc triển khai và ứng dụng xếp hạng tín dụng nội bộ trong hoạt động tín dụng: Để đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ không ngừng đƣợc

đảm bảo các bộ phận liên quan nghiêm túc tuân thủ các quy trình, trách nhiệm đƣợc phân công. Vì thế để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam cần định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định xếp hạng tín dụng nội bộ, đảm bảo thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót do vô tình hay đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của một hay nhóm ngƣời, làm sai lệch tình hình thực tế của khách hàng.

KẾT LUẬN

Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam gia nhập WTO, các NHTM đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức về cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế. Bên cạnh đó, quá trình cổ phần hóa các NHTM quốc doanh và tiến tới nêm yết cổ phiếu của các NHTM Cổ phần trên thị trƣờng chứng khoán đòi hỏi gắt gao hơn các tiêu chuẩn về sự an toàn về tài chính, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, phòng tránh đƣợc rủi ro…của các NHTM.

Trong thực tiễn không có một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn hảo, nghĩa là một hệ thống có thể ngăn ngừa mọi hậu quả xấu có thể xẩy ra. Tuy nhiên, sự tồn tại và phát triển của của bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức hay một NHTM không thể thiếu vai trò quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả trong các NHTM nói chung và NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu nói riêng, đặc biệt là đối với nghiệp vụ tín dụng nhằm mang lại sự phát triển an toàn, bền vững cho cả hệ thống ngân hàng.

Đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu” trình bày ở trên đã

hệ thống hóa lý luận về kiểm soát nội bộ nói chung và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM nói riêng; trình bày và đánh giá thực tiễn công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu. Trên cơ sở những ƣu điểm và tồn tại hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu đề tài đề xuất các giải pháp cũng nhƣ kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

Tác giả hy vọng những giải pháp đề xuất trong luận văn sẽ bƣớc đầu góp phần làm cho hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu nói riêng và hệ thống kiểm soát nội bộ trong các NHTM nói chung ngày càng hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng, giúp các ngân hàng thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế. Qua đó, NHNN tỉnh Hải Dƣơng và các cơ quan chức năng trong Tỉnh có một phần nhỏ tƣ liệu nhằm hỗ trợ các NHTM, góp phần vào sự phát triển chung của Tỉnh nhà.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Diệu (2003), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội

2. Vũ Hữu Đức (1999), Kiểm toán nội bộ - Khái niệm và quy trình, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

3. Vũ Hữu Đức, Tổng quan về kiểm soát nội bộ, Tài liệu Hội thảo khoa học Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trƣờng Đại Học Kinh tế TP.HCM

4. Học viện ngân hàng TP.HCM (2003), Kiểm toán ngân hàng, TP.HCM 5. Trần Huy Hoàng (2003), Quản trị NHTM, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 6. Luật các tổ chức tín dụng (2012)

7. Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Hải Dƣơng, Báo cáo tổng kết các năm 2012-2012

8. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN

9. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2002), Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN

10. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN

11. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN

12. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN

13. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN

14. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2013), Thông tư số 44/2013/TT-NHNN

15. Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu, Bảng cân đối kế toán các năm 2012 - 2014;

16. Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu, Báo cáo tổng kết các năm 2012-2014;

17. Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (2005), Sổ tay tín dụng, Hà Nội 18. Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (2013), Nghị quyết số 267/NQ-

HĐQT chỉ đạo công tác tín dụng, Hà Nội

19. Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, Chiến lược phát triển đến 2020 và kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2013-2015

20. Các báo điện tử:

http://www.bidv.com.vn

http://www.vneconomy.com.vn http://www.thainguyen.gov.vn http://www.vietinbank.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh nhị chiểu (Trang 117)