Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM Cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh nhị chiểu (Trang 67 - 81)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM Cổ phần

thương Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu

3.2.1.1. Kiểm soát chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của Viettinbank hiện nay đối với doanh nghiệp đƣợc thực hiện theo Quyết định số 1138/QĐ-HĐQT ngày 11/11/2013, đối với khách hàng bán lẻ đƣợc thực hiện theo Quyết định số 353/QĐ-HĐQT ngày 21/4/2012 của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Mục đích của chính sách tín dụng là nhằm:

- Duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững; Gia tăng thị phần tín dụng bán lẻ, nâng cao vị thế của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam trong hoạt động tín dụng.

- Tăng cƣờng công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ. - Thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch, công khai trong việc cấp tín dụng đối với các khách hàng.

Khách hàng sẽ đƣợc Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam áp dụng tổng thể các chính sách cụ thể sau: (1) Chính sách tiếp thị khách hàng; (2) Chính sách về cấp tín dụng; (3) Chính sách về bảo đảm tiền vay; (4) Chính sách về giá. Khách hàng dù là doanh nghiệp hay cá nhân, hộ gia đình đƣợc áp dụng các chính sách nhƣ thế nào phụ thuộc vào khách hàng có đáp ứng đủ điều kiện đƣợc xếp hạng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam hay không và nếu đủ thì đƣợc xếp hạng gì. Đối với khách hàng đáp ứng đủ điều kiện

đƣợc xếp hạng thì sau khi xác định ngành nghề, quy mô, loại hình sở hữu, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam sẽ đánh giá , chấm điểm các chỉ tiêu tài chính , phi tài chính để xếp hạng khách hàng.

- Phần tài chính: Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp định lƣợng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất. Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế và quy mô của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu tài chính gồm 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm nhƣ sau: + Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:

 Khả năng thanh toán hiện hành

 Khả năng thanh toán nhanh

 Khả năng thanh toán tức thời + Nhóm chỉ tiêu hoạt động:

 Vòng quay vốn lƣu động

 Vòng quay hàng tồn kho

 Vòng quay các khoản phải thu

 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định + Nhóm chỉ tiêu cân nợ:

 Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản

 Nợ dài hạn/Nguồn vốn chủ sở hữu + Nhóm chỉ tiêu thu nhập:

 Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần

 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần

 Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu

 Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân

 (Lợi nhuận trƣớc thuế + chi phí lãi vay)/Chi phí lãi vay

- Phần phi tài chính: Các yếu tố phi tài chính đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng. Tuy nhiên, do đặc thù riêng cuả mỗi ngành nên số lƣợng, gía trị chuẩn và trọng số của các chỉ tiêu con phụ của các ngành/nhóm ngành khác nhau là khác nhau. Cụ thể phần phi tài chính bao gồm các

+ Khả năng trả nợ từ lƣu chuyển tiền tệ

+ Trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ của doanh nghiệp + Quan hệ với ngân hàng

+ Các nhân tố bên ngoài

+ Các đặc điểm hoạt động khác

Trên cơ sở những dữ liệu trên, tuỳ theo quan điểm rủi ro của mỗi NHTM, hệ thống đƣa ra các mức rủi ro của khoản vay. Số điểm cho mỗi chỉ tiêu đƣợc đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tuỳ thuộc vào ngành nghề và quy mô doanh nghiệp của khách hàng.

Điểm của phần tài chính tại các NHTM thƣờng chiếm từ 30-35% tổng điểm xếp hạng (30% đối với báo cáo tài chính không đƣợc kiểm toán và 35% đối với báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán), và phần phi tài chính chiểm 65% tổng điểm xếp hạng.

Căn cứ vào tổng số điểm đạt đƣợc, khách hàng sẽ đƣợc Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo từng nhóm. Bảng 3.7: Bảng xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Nhóm khách hàng Mức Xếp hạng Ý nghĩa

1 AAA Là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng đƣợc xếp hạng này là đặc biệt tốt.

2 AA

Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng đƣợc xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng đƣợc xếp hạng này là rất tốt.

3 A

Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng đƣợc xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn đƣợc đánh giá là tốt

4 BBB

Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, khách hàng có thể bị suy giảm khả năng trả nợ bởi các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài.

5 BB

Khách hàng xếp hạng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hƣởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hƣởng này dễ dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của

Nhóm khách hàng Mức Xếp hạng Ý nghĩa 6 B

Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế sẽ có ảnh hƣởng nhiều đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

CCC

Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trƣờng hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng không trả đƣợc nợ.

CC Khách hàng xếp hạng CC hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.

7

C

Khách hàng xếp hạng C trong trƣờng hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tƣơng tự nhƣng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang đƣợc duy trì.

D

Khách hàng xếp hạng D trong trƣờng hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là khả năng, dự kiến.

(Nguồn: Sổ tay tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam)

Hiện nay, Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam thực hiện:

- Phân loại nợ và trích lập Dự phòng Rủi ro Tín dụng:

(1) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ để Vietinbank thực hiện phân loại nợ (tài sản tín dụng) theo thông lệ quốc tế.

(2) Viettinbank căn cứ vào kết quả phân loại nợ để tính toán và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc.

(3) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng sẽ trợ giúp cho Vietinbank tính toán trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế số IAS 39 (phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền), phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế.

- Phục vụ Quản lý Tín dụng Toàn hệ thống:

ngành kinh tế; phân tích đƣợc lợi nhuận của các dòng sản phẩm. Đây là điều kiện quan trọng để xây dựng chiến lƣợc trong hoạt động tín dụng đạt chất lƣợng cao.

(5) Căn cứ vào các mức xếp hạng, các quy trình tín dụng và chính sách khách hàng (xác định lãi suất, thủ tục tín dụng…) sẽ đƣợc xây dựng một cách đồng bộ, rõ ràng, chi tiết và cụ thể. Ngoài ra, nhờ đó mà quan điểm về văn hoá quản lý sẽ đƣợc tạo lập rõ nét. Các quy trình tín dụng đƣợc thiết lập thực sự hiệu quả trên cơ sở thực tiền đi đôi với yêu cầu của thông lệ quốc tế, do vậy chi phí quản lý cũng sẽ đƣợc tiết kiệm nhiều hơn. Đặc biệt hệ thống này giúp cho công tác quản trị kinh doanh của Ngân hàng đạt tới yêu cầu cao, vững vàng khi hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phục vụ Quản lý tín dụng tại Chi nhánh

(6) Ra quyết định tín dụng: Kết quả xếp hạng khách hàng đƣợc sử dụng làm một trong các căn cứ để đƣa ra quyết định tín dụng.

(7) Kiểm soát rủi ro tín dụng: Kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ hiệu quả hơn khi kết quả xếp hạng góp phần đo lƣờng đƣợc hợp lý mức độ rủi ro của danh mục tín dụng tại chi nhánh.

(8) Cơ chế đánh giá khen thƣởng đối với cán bộ tín dụng: Cơ chế đánh giá, khen thƣởng đối với cán bộ tín dụng sẽ chính xác hơn thông qua việc đánh giá quá trình sử dụng Hệ thống xếp hạng nội bộ của cán bộ.

*Đánh giá việc kiểm soát chính sách tín dụng tại NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu

Tại NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu, việc xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc thực hiện và kiểm soát qua 3 giai đoạn: Cán bộ QHKH trực tiếp thực hiện đánh giá khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, lãnh đạo phòng kiểm soát và gửi kết quả cho phòng Quản lý rủi ro. Phòng Quản lý rủi ro thực hiện kiểm tra, rà soát trình Hội đồng tín dụng cơ sở tại chi nhánh phê duyệt, sau đó đẩy kết quả cho Hội sở chính. Hội sở chính là bộ phận chấp nhận và phê duyệt cuối cùng. Trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ, chi nhánh sẽ tiến hành phân loại nợ theo quy định. Tuy nhiên, do các chỉ tiêu phi tài chính nhiều chiếm tỷ trọng điểm khá lớn nên đôi khi việc xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vẫn không đánh giá đƣợc hết tình hình tài chính thực của khách hàng.

Mặc dù vậy, do quy trình tiến hành xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng đƣợc thực hiện và kiểm soát nội bộ an toàn, hiệu quả nên qua các đợt thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các năm Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, Chi nhánh Nhị Chiểu đƣợc đánh giá là thực hiện tƣơng đối tốt việc xếp hạng khách hàng và phân loại nợ theo quy định. Duy nhất qua đợt thanh tra vào tháng 7 năm 2013 của Đoàn thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Hải Dƣơng có một trƣờng hợp là Công ty cổ phần Xây dựng Trƣờng Lộc bị kiến nghị xem xét lại kết quả phân loại nợ do Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, Chi nhánh Nhị Chiểu đang phân loại nợ vào nhóm II, trong khi toàn bộ nợ vay của Công ty tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Hải Dƣơng đang bị phân loại vào nhóm do các khoản vay đến hạn không trả đƣợc nợ ngân hàng đang tiến hành làm thủ tục để phát mại tài sản. Tuy nhiên do Công ty cổ phần Xây dựng Trƣờng Lộc là khách hàng thuộc diện khách hàng đƣợc tạo điều kiện cơ cấu nợ vay để hỗ trợ khách hàng vƣợt qua giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế theo Nghị quyết số 810 của Hội đồng Quản trị, hơn nữa Chi nhánh và khách hàng đã hợp tác xây dựng phƣơng án khả thi giúp khách hàng giảm dƣ nợ về 0 trƣớc 30/09/2013 nên Đoàn thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Hải Dƣơng đã chấp nhận kết quả phân loại nợ của NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu cho đến 30/9/2013.

3.2.1.2. Kiểm soát quy trình cấp tín dụng

Kiểm soát quy trình cấp tín dụng bao gồm việc kiểm soát ngay trong từng khâu của quy trình và khâu sau kiểm soát khâu trƣớc.

Quy trình cấp tín dụng tại NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu đƣợc thực hiện theo các bƣớc nhƣ sau:

- Tiếp thị và nhận hồ sơ: Cán bộ quan hệ khách hàng (QHKH) là đầu mối tiếp thị; tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam từ khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, cán bộ QHKH hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng theo quy định

- Đánh giá, phân tích và lập báo cáo đề xuất tín dụng với những nội dụng sau: + Đánh giá chung về khách hàng

+ Chấm điểm tín dụng khách hàng để áp dụng chính sách cấp tín dụng. Cán bộ QHKH cần tham khảo thêm thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng để đánh giá khách hàng.

+ Phân tích, đánh giá về Phƣơng án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tƣ; Khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp

+ Đánh giá về tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm hiện hành của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam

+ Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, bao gồm: rủi ro khách quan, rủi ro xuất phát từ chủ quan của khách hàng, rủi ro xuất phát từ Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, các biện pháp phòng ngừa rủi ro của khách hàng, các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng

+ Lập báo cáo đề xuất tín dụng kèm hồ sơ tín dụng trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng

- Thẩm định rủi ro: do phòng Quản lý rủi ro thực hiện đối với các khoản vay thuộc diện phải qua thẩm định rủi ro

- Soạn thảo quyết định cấp tín dụng - Soạn thảo và ký kết hợp đồng tín dụng

- Giải ngân/Phát hành bảo lãnh: Trách nhiệm của các bộ phận trong quá trình giải ngân/phát hành bảo lãnh đƣợc quy định nhƣ sau:

+ Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân/phát hành bảo lãnh, hạn mức tín dụng của khách hàng; chịu trách nhiệm đầy đủ về việc kiểm tra nội dung, tính chất của hồ sơ giải ngân/phát hành bảo lãnh (tính hợp pháp, hợp lệ của hóa đơn, chứng từ giải ngân/phát hành bảo lãnh, hợp đồng kinh tế, …), lập sổ quản lý phát hành thƣ bảo lãnh, thực hiện theo dõi đầy đủ các thông tin liên quan về việc tiếp nhận và xử lý đề nghị phát hành thƣ bảo lãnh của khách hàng.

+ Bộ phận Quản trị tín dụng trên cơ sở hồ sơ giải ngân/phát hành bảo lãnh của bộ phận QHKH chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân/phát hành bảo lãnh, hạn mức tín dụng của khách hàng, việc thực hiện các điều

kiện đƣợc phê duyệt, các điều kiện giải ngân/phát hành bảo lãnh đƣợc quy định trong hợp đồng tín dụng, quyết định phê duyệt tín dụng, thẩm quyền và chữ ký của cán bộ đề xuất và phê duyệt giải ngân/phát hành bảo lãnh; thực hiện giải ngân/phát hành bảo lãnh và lƣu trữ hồ sơ theo quy định.

*Đánh giá việc kiểm soát quy trình cấp tín dụng tại NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu

Nhìn chung các khoản vay tại NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu đều đƣợc thực hiện theo đúng các quy trình nghiệp vụ. Mọi khoản vay đều đƣợc kiểm soát qua các phòng ban theo đúng chức năng nhiệm vụ. Tuy nhiên dù rất ít cũng còn có khoản vay quá trình thẩm định mang tính hình thức, chƣa sát với thực tế dẫn đến việc xét duyệt cho vay đối với phƣơng án sản xuất kinh doanh không hiệu quả, khách hàng không trả đƣợc nợ ngân hàng khi đến hạn; Báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh nhị chiểu (Trang 67 - 81)