5. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng
- Dƣ nợ tín dụng cuối kỳ/bình quân theo đối tƣợng, gồm doanh nghiệp và cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh
- Nợ quá hạn: là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
- Nợ xấu: là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lƣợng tín dụng của tổ chức tín dụng.
- Trích dự phòng rủi ro: "Dự phòng rủi ro" là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.
"Dự phòng cụ thể" là khoản tiền đƣợc trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.
"Dự phòng chung" là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất chƣa xác định đƣợc trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trƣờng hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lƣợng các khoản nợ suy giảm.
2.3.3. Chỉ tiêu về số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng
- Khách hàng doanh nghiệp: là tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có con dấu, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh.
đƣợc hiểu là hộ gia đình hoặc một nhóm ngƣời (có từ 02 thành viên trở lên) cùng thống nhất đóng góp tài sản và tham gia hoạt động kinh tế chung, chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
2.3.4. Các chỉ tiêu về số lỗi rủi ro tác nghiệp
- Nhóm lỗi về hồ sơ pháp lý và tài chính: gồm các lỗi về hồ sơ pháp lý (ngành nghề đăng ký kinh doanh, địa điểm kinh doanh, vốn điều lệ, cổ đông sáng lập, điều lệ doanh nghiệp…) và các lỗi về hồ sơ tài chính (báo cáo tài chính, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ…)
- Nhóm lỗi về tài sản bảo đảm: lỗi về đăng ký thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm, lỗi về hợp đồng thế chấp, lỗi chƣa định giá lại tài sản theo quy định, lỗi về việc mua bảo hiểm cho tài sản là phƣơng tiện vận tải, máy móc thiết bị…
- Lỗi về khoản vay: lỗi về công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, lỗi về chứng từ giải ngân và chứng minh mục đích sử dụng vốn, lỗi về việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay…
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTM CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM -
CHI NHÁNH NHỊ CHIỂU
3.1. Tổng quan về NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu
- Tên và địa chỉ của đơn vị
Tên đơn vị: Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu Trụ sở chính: Khu II - Thị trấn Phú Thứ - Kinh Môn - Hải Dƣơng
- Quá trình hình thành:
Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu đƣợc thành lập trên cơ sở sát nhập hai ngân hàng (Ngân hàng Đầu tƣ Hoàng Thạch và Ngân hàng Nhà nƣớc khu vực Nhị Chiểu). Sau Nghị Định 53/HĐBT ngày 26/ 03/ 1988 về cải cách hệ thống Ngân hàng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thuơng Việt Nam có quyết định số 12/NHCT-TCCB ngày 08/ 12/ 1991 về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng Nhị Chiểu thuộc chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng Hải Dƣơng với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ - tín dụng và thanh toán, hạch toán kinh tế phụ thuộc. Trong trên 25 năm xây dựng và trƣởng thành, Chi nhánh đã vƣợt lên bao khó khăn thử thách và đóng góp không nhỏ vào thành tích của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Ngày 10/ 07/2006 thực hiện QĐ số 063/QĐ- HĐQĐ-NHCT1 ngày 29/03/2006 về việc phê duyệt chuyển mới mô hình tổ chức tại chi nhánh Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Nhị Chiểu đã chính thức đƣợc nâng cấp từ chi nhánh cấp II lên chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam.
3.1.1.1. Lĩnh vực hoạt động
Là một bộ phận của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam cũng nhƣ các NHTM khác, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Nhị Chiểu có nhiệm vụ chính là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cƣ và các thành phần kinh tế để cho vay bằng việc nhận tiền gửi và phát hành các loại chứng từ huy động vốn khác của các tổ chức dân cƣ trong và ngoài nƣớc. Đồng thời, thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ngân hàng
TMCP Công thƣơng Việt Nam giao do.
Dƣới sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam nên nguồn vốn có sự cân đối điều chuyển vốn hợp lý giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Ngoài ra, năm 2006 thực hiện lộ trình của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, Phòng Kế toán, Phòng Khách hàng cùng với Phòng Ngân quỹ của Chi nhánh đã thực hiện thành công chƣơng trình hiện đại hóa NH Công thƣơng (chƣơng trình INCAS - thực hiện giao dịch một cửa) đã tạo thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng trên mọi lĩnh vực nhƣ: gửi và lĩnh tiền, vay và trả nợ, chuyển tiền Việt Nam, kiều hối... với nhiều dịch vụ tiện ích nên thu hút đƣợc ngày càng nhiều khách hàng đến mở tài khoản và thanh toán qua Ngân hàng.
3.1.1.2 Quá trình phát triển của đơn vị
Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu là đơn vị đóng trên địa bàn 5 xã khu đảo, có vị trí thuận lợi là khu vực giáp danh với tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và còn là nơi có nhiều khoáng sản nhƣ: Đá vôi, silic, đất sét, mỏ than nên đã hình thành lên nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất - kinh doanh và dịch vụ và tạo điều kiện cho hoạt động của Chi nhánh tăng trƣởng nguồn vốn huy động, đầu tƣ vốn và cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.
Chính vì đặc thù của địa bàn nhƣ vậy nên công tác đầu tƣ cho vay của Chi nhánh phát triển rất tốt, đặc biệt là cho các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trên địa bàn và các vùng lân cận phục vụ cho việc đầu tƣ kinh doanh các ngành nghề nhƣ xi măng, khai thác đá, vật liệu xây dựng, đóng tàu…nên công tác huy động vốn cũng đƣợc Chi nhánh quan tâm hàng đầu: các khoản huy động ở đây chủ yếu là các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cƣ: tiền gửi tiết kiệm của các cán bộ công nhân viên của các Công ty, xí nghiệp nhƣ Công ty xi măng Hoàng Thạch, xi măng Phúc Sơn....và dân cƣ trong và ngoài khu vực.
Với nhiệm vụ, mục tiêu kinh doanh của Chi nhánh là: Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở vì sự thành đạt của mọi ngƣời, mọi doanh nghiệp dựa trên việc kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng theo chính sách pháp luật của nhà nƣớc, bắt kịp những biến động của thị trƣờng và thực hiện đúng chức năng của một NHTM.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức - Chức năng từng bộ phận
3.1.2.1. Bộ máy tổ chức
Chi nhánh có 1 trụ sở chính và 05 phòng giao dịch với 11 phòng ban, mạng lƣới hoạt động mở rộng trên địa bàn Huyện Kinh Môn và các vùng lân cận. Điều hành hoạt
động của chi nhánh gồm có Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc, 3 Phó giám đốc và các
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức đơn vị Ban Giám đốc Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng Bán lẻ Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kế toán Giao dịch Phòng Tiền tệ Kho quỹ Phòng Tổng hợp Phòng giao dịch Minh Tân 04 Phòng giao dịch loại 2
3.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ một số phòng nghiệp vụ
- Phòng Khách hàng Doanh nghiệp
Tham mƣu cho Ban giám đốc Chi nhánh trong quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh đối với đối tƣợng KHDN phù hợp với định hƣớng của NHCT trong từng thời kỳ và chế độ, quy định hiện hành của NHCT; và chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao trong từng thời kỳ.
- Phòng Bán lẻ
Tham mƣu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh trong Quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh bán lẻ tại CN/PGD phù hợp với định hƣớng của NHCT trong từng thời kỳ và chế độ, quy định hiện hành của NHCT; và chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu bán lẻ đƣợc giao theo quy định của NHCT trong từng thời kỳ - Phòng Kế toán.
Tham mƣu Ban lãnh đạo Chi nhánh trong công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ; quản lý hệ thống máy tính và điện toán; quản lý, kiểm kê tài sản; công cụ dụng cụ… tại Chi nhánh;
- Phòng Tiền tệ kho quỹ
Tham mƣu Ban lãnh đạo Chi nhánh trong công tác Quản lý, sử dụng tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm... của Chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đƣờng vận chuyển.
3.1.3.Tình hình hoạt động tín dụng của NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu trong giai đoạn 2012-2014
3.1.3.1 Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh năm 2012
Theo Báo cáo “Môi trƣờng kinh doanh năm 2012” của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam xếp vị trí thứ 98 trong tổng số 183 nƣớc, tụt xuống 8 bậc. Nguyên nhân là do tỷ lệ lạm phát vẫn còn ở mức cao kèm theo sự khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng, thiếu đồng bộ trong kết cấu hạ tầng và thủ tục hành chính vẫn chƣa đƣợc cải thiện đáng kể.
Nguyên nhân của việc xếp hạng của môi trƣờng kinh doanh Việt Nam bị giảm trong năm 2013 là do việc cải thiện hệ thống điện, cải cách hành chính chậm, lòng tin của các nhà đầu tƣ chƣa đƣợc cải thiện đáng kể.
Kết quả điều tra về chỉ số môi trƣờng kinh doanh hàng quý của Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho thấy, trong năm 2013, chỉ số này đã giảm từ 78 xuống còn 52 điểm. Năm 2013, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) đăng ký mới và tăng thêm tại Việt Nam đạt 14,7 tỷ USD, chỉ bằng 74% so với năm 2012. Điều này cho thấy, nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài vẫn còn những quan ngại nhất định về môi trƣờng kinh doanh và đầu tƣ tại nƣớc ta. Lý giải nguyên nhân của vấn đề trên, nhiều ý kiến cho rằng, tỷ lệ lạm phát vẫn còn ở mức cao kèm theo sự khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng, thiếu đồng bộ trong kết cấu hạ tầng cơ sở và các gánh nặng về thủ tục hành chính vẫn chƣa đƣợc cải thiện đáng kể.
Để Việt Nam duy trì sức cạnh tranh và giữ vững tốc độ tăng trƣởng kinh tế ổn định trong năm 2012 cũng nhƣ trong trung và dài hạn, Việt Nam cần có những hành động để tập trung giải quyết vào một số lĩnh vực trọng yếu. Đó là: ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô; bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các nhà đầu tƣ, nhất là trong lĩnh vực cấp phép; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; tiếp tục thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng cơ sở và đảm bảo nguồn cung năng lƣợng; tiếp tục nâng cao chất lƣợng của lực lƣợng lao động Việt Nam thông qua việc khuyến khích giáo dục cấp cao hơn và đào tạo nghề; đẩy mạnh hơn nữa việc giải quyết nạn tham nhũng, quan liêu; tiếp tục giảm và đơn giản hoá các gánh nặng hành chính ở tất cả các cấp.
Môi trường kinh doanh năm 2013
Môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam đƣợc xếp ở vị trí thứ 99 trên tổng số 185 quốc gia đƣợc xếp hạng, giảm một bậc so với báo cáo đƣa ra năm 2013.
Môi trƣờng kinh doanh đƣợc cải thiện: Việt Nam đã thực hiện tổng cộng 18 cải cách về thể chế pháp lý ở 8 trên 10 lĩnh vực trong phạm vi phân tích của báo cáo. Việt Nam tiếp tục giữ vững tốc độ cải thiện các quy định và môi trƣờng kinh doanh, với những nỗ lực đáng ghi nhận trong đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp (DN). Cụ thể, năm 2013 - 2012, với việc cho phép sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng tự in, các DN đã giảm đƣợc gần 20% chi phí thành lập (từ mức 10,5% xuống 8,7% GNI đầu ngƣời). Thời gian thành lập DN cũng đƣợc rút ngắn xuống chỉ còn 34 ngày.
Đáng chú ý, thƣơng mại quốc tế của Việt Nam đã đƣợc cải thiện rõ rệt với minh chứng rõ ràng nhất là xuất nhập khẩu (XNK) tiếp tục tăng trƣởng trong bối
cảnh các nền kinh tế thuộc khu vực thị trƣờng truyền thống phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong năm 2013 - 2012, Việt Nam cũng là một trong 10 nền kinh tế có mức chi phí XNK tính trên một container thấp nhất (khoảng 600 USD), nhờ các cải cách về thƣơng mại quốc tế. Cũng theo báo cáo đƣa ra, Việt Nam xếp thứ 12 trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng về những 389 trong việc thu hẹp khoảng cách đến mức độ thuận lợi nhất.
Các chuyên gia kinh tế của WB nhận định, việc Việt Nam xếp hạng thứ 99 không phải là một bƣớc lùi. Vấn đề nằm ở chỗ, trong khi Việt Nam có những cải thiện thì các quốc gia xếp trên cũng tích cực thực hiện các cải cách của họ. Chính vì vậy, để thực sự tạo nên chuyển biến về mặt thứ hạng, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa.
Môi trường kinh doanh năm 2014
Trong Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 vừa đƣợc Quốc hội thông qua, nhìn vào các chỉ số phát triển kinh tế của năm 2014 có thể thấy Quốc hội đặt ra một số chỉ tiêu quan trọng không khác nhiều so với năm 2013 nhƣ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 5,8% và tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7%.
Qua đây có thể thấy, mục tiêu chính trong năm 2014 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định lạm phát và giữ lãi suất ở mức hợp lý. Nhiều ý kiến cho rằng định hƣớng chính sách tiếp tục ƣu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát là đúng đắn. Tuy nhiên, hệ quả của nó lại dẫn đến việc tăng trƣởng chậm lại của nền kinh tế, doanh nghiệp khó khăn là kết quả tất yếu.
Theo TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trƣởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ƣ (CIEM): trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiên cần phải đầu tƣ một cách bài bản, nghiêm túc và lâu dài nhƣng bên cạnh đó cũng cần nhanh nhạy để chớp lấy cơ hội đầu cơ trong ngắn hạn.
Cũng theo ông Thành kinh tế thế giới đang phục hồi rất chậm. Theo dự báo đến năm 2017, tăng trƣởng thế giới sẽ ở khoảng 5,2%.
Đằng sau sự phục hồi chậm trễ ấy là rủi ro rất lớn, tính bất định cao. Các rủi ro ấy đang dịch chuyển sang các nƣớc mới nổi. Tại Việt Nam, đầu cơ vẫn là hƣớng kinh doanh cần đƣợc DN tính đến trong giai đoạn ngắn hạn khi thị trƣờng còn rất rủi ro.
Năm 2014, theo dự báo, thị trƣờng xuất khẩu, Mỹ, EU sẽ tốt hơn với nhiều cơ hội giao thƣơng do các hiệp định TTP đƣợc ký. Ngoài ra thị trƣờng Trung Quốc