Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh nhị chiểu (Trang 114)

5. Kết cấu của luận văn

4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tạ

NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu

4.2.1. Các giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát

4.2.1.1. Nâng cao năng lực của bộ máy quản trị, điều hành và cơ cấu tổ chức của ngân hàng, nâng cao văn hóa kiểm soát và thay đổi quan điểm về tăng trưởng tín dụng

- Quán triệt và nâng cao tính tuân thủ, nghiêm minh trong công tác điều hành sẽ tạo ra kỷ cƣơng, kỷ luật, ý thức trong kinh doanh để phát triển bền vững.

- Nâng cao tính sẵn sàng, chủ động và trách nhiệm của cán bộ chủ chốt trong việc nhận, triển khai nhiệm vụ và gắn trách nhiệm với kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Tiếp tục đổi mới toàn diện về quan điểm, tƣ duy, nhận thức, quản trị điều hành, hoạt động vì mục tiêu doanh lợi, tính hiệu quả, tính chuyên nghiệp phải đƣợc đặt lên hàng đầu, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo hoạt động của chi nhánh an toàn, hiệu quả, nâng cao năng lực quản lý rủi ro đảm bảo sự tăng trƣởng và phát triển bền vững của chi nhánh.

4.2.1.2. Nâng cao chất lượng đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ

Tâ ̣p trung vào yếu tố con ngƣời , nâng cao chất lƣợng chuyên môn, năng suất lao động , đạo đức của cán bộ là vấn đề quan tro ̣ng để phát triển hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh. Cần tăng cƣờng công tác đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quan hệ khách hàng, quản trị tín dụng và quản lý rủi ro thông qua hình thức tự đào tạo và đào tạo lại là chính, coi trọng chất lƣợng đào tạo, có đánh giá qua thực tế hoạt động tác nghiệp tại chí nhánh, tránh đào tạo theo kiểu giáo điều, hình thức.

Chi nhánh nên thƣờng xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến hoạt động tín dụng, trao đổi các vƣớng mắc trong quá trình hoạt động tác nghiệp và đề xuất phƣơng hƣớng xử lý. Bên cạnh đó cần nâng cao chất lƣợng đào tạo cán bộ thông qua hình thức học tập, khảo sát thực tế tại các chi nhánh bạn trong hệ thống. Đây là một giải pháp rất hữu hiệu trong công tác đào tạo cán bộ. Việc khảo sát thực tế tại các chi nhánh bạn xem các cán bộ cùng vị trí, chức năng nhiệm vụ nhƣ mình thực hiện công việc nhƣ thế nào, đạt hiệu quả ra sao sẽ giúp cán bộ tại chi nhánh tự rút ra những bài học kinh nghiệm và thay đổi cách thức làm việc cho khoa học, hợp lý, hiệu quả cao.

4.2.1.3. Giải pháp hạn chế sự gian lận, thiếu trung thực và các sai phạm nghiệp vụ của cán bộ trong hoạt động tín dụng

Hiện nay, một số NHTM đã áp dụng hình thức phân chia công việc, tách bạch công việc giữa cán bộ thẩm định tài sản, cán bộ thẩm định tình hình tài chính, cán bộ pháp lý tiến hành các thủ tục về đảm bảo tiền vay và cán bộ giải ngân quản lý hồ sơ tín dụng. Việc tách bạch công việc nhƣ trên sẽ hạn chế bớt sai sót của cán bộ qua từng khâu, đồng thời có sự kiểm tra chéo lẫn nhau, hạn chế sự gian lận, thiếu

Cần thiết lập hệ thống và có kế hoạch kiểm tra độc lập nghiệp vụ của bộ phận tín dụng. Việc kiểm tra này đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và định kỳ hoặc đột xuất bởi bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, bộ phận kiểm tra giám sát chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO.

Quy định rõ trách nhiệm của cán bộ thẩm định tài sản, cán bộ pháp lý, cán bộ đề xuất tín dụng thông qua bảng tổng hợp lỗi nghiệp vụ. Quy định trách nhiệm về bồi thƣờng vật chất nếu gây thiệt hại cho ngân hàng do cố tình sai phạm hoặc vi phạm các nguyên tắc nghiệp vụ.

Cần xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp sai phạm có chủ ý hoặc sai phạm lặp đi lặp lại của cán bộ theo đúng quy định về xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể trong hoạt động tác nghiệp của NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam.

Cần xem xét nghiên cứu và đƣa ra quy định cụ thể về việc luân chuyển quản lý khách hàng của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro, luân chuyển theo dõi và lƣu trữ hồ sơ tín dụng của bộ phận quản trị tín dụng sau một khoản thời gian nhất định đảm bảo có sự kiểm tra chéo giữa các cán bộ trong quá trình tác nghiệp đồng thời cũng tạo điều kiện để các cán bộ có thể đƣợc tiếp xúc với nhiều loại hình khách hàng, nhiều loại ngành nghề kinh doanh hơn.

4.2.1.4. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đầu tư thích đáng cho công tác này

Cần quán triệt nhận thức tƣ tƣởng không chỉ của các cấp lãnh đạo mà còn của toàn thể cán bộ về vai trò quan trọng của công tác kiểm soát nội bộ trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và đặc biệt trong hoạt động tín dụng nói riêng. Tăng cƣờng sự quan tâm và đầu tƣ hơn nữa của Ban lãnh đạo cho công tác này, cụ thể nhƣ sau:

- Bổ sung thêm nhân sự cho bộ phận trực tiếp làm công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng nhƣ bộ phận quản trị tín dụng, quản lý rủi ro đảm bảo đúng định mức lao động và đảm bảo sự tƣơng xứng giữa số lƣợng, năng lực của các cán bộ với mức độ công việc và quy mô của chi nhánh.

- Tăng cƣờng đầu tƣ cho công tác đào tạo chuyên sâu cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo cấp phòng làm công tác này.

- Tăng cƣờng khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho công tác kiểm soát nội bộ đƣợc nhanh chóng và hiệu quả hơn thông qua việc thành lập các tổ đề xuất, nghiên cứu và viết các chƣơng trình phần mềm ứng dụng hỗ trợ nhƣ chƣơng trình báo cáo tồn tại hồ sơ tín dụng hàng tháng, hàng quý, chƣơng trình theo dõi và quản lý hồ sơ tín dụng theo từng mảng nhƣ hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản bảo đảm, hồ sơ khoản vay ...

- Có chính sách đãi ngộ những cán bộ giỏi đang làm việc tại Chi nhánh, đặc biệt là cán bộ trong hoạt động tín dụng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức trung thành, nhiệt huyết với chi nhánh giảm thiểu các rủi ro xảy ra trong tác nghiệp. Điều này cũng giúp tránh đƣợc tình trạng cán bộ có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm công tác nhƣng vì một trong những lý do nào đó chẳng hạn nhƣ chƣa là Đảng viên không thể đề bạt đƣợc vào những vị trí quan trọng, có tâm lý bất mãn chuyển sang công tác ngân hàng khác làm cho Chi nhánh mất đi cán bộ giỏi.

4.2.2. Các giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn ngừa, kiểm soát, quản lý rủi ro tín dụng việc ngăn ngừa, kiểm soát, quản lý rủi ro tín dụng

4.2.2.1 Nâng cao hiệu quả trong công tác khai thác và thu thập thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay nhằm hạn chế tối đa những quyết định cho vay sai lầm

Cùng với sự phát triển của công nghệ máy tính và hệ thống thông tin đa dạng nhƣ hiện nay thì vấn đề tìm kiếm thông tin không phải là chuyện khó, điều quan trọng là phải biết kênh thông tin nào là thích hợp để sử dụng.

+ Cán bộ quan hệ khách hàng, quản lý rủi co có thể thu thập thông tin từ các website của Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nƣớc CIC, Cục thuế, Nhà đất…và các thông tin này cần đƣợc nêu ra cụ thể trong các báo cáo đề xuất và báo cáo thẩm định.

+ Xác minh lại thông tin về các hợp đồng kinh tế và tình hình công nợ của khách hàng qua việc trao đổi với một số đối tác của khách hàng.

+ Các bộ phận quan hệ khách hàng, giao dịch khách hàng cần phối hợp tổ chức các đợt nghiên cứu, đánh giá thị trƣờng, các ngành kinh doanh.

thẩm định của nhân viên đó và khối lƣợng hồ sơ tín dụng đang phụ trách, nghĩa là phải xét trên các mặt: trình độ chuyên môn, thời gian kinh nghiệm công tác tín dụng, mức độ hiểu biết của nhân viên về ngành nghề, lĩnh vực thẩm định…

4.2.2.2. Kiểm soát kết quả định giá tài sản đảm bảo, xác minh tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo và giảm thiểu rủi ro do sự giảm sút giá trị tài sản đảm bảo

Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản, hiện nay NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu chủ yếu vẫn áp dụng Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hàng năm, vì vậy nên nghiên cứu xây dựng Bảng giá đất thị trƣờng của từng khu vực để kết hợp làm căn cứ định giá. Khi kiểm tra lại kết quả định giá, cấp thẩm quyền sẽ áp giá cho từng bất động sản sau khi đối chiếu với các giấy tờ về sỡ hữu, vị trí, diện tích. Cần có quy định để đảm bảo rằng cán bộ có kiểm tra thực tế tài sản, ví dụ nhƣ mỗi lần đi thẩm định tài sản các cán bộ định giá phải đeo thẻ hoặc biển hiệu kèm theo giấy giới thiệu của ngân hàng và yêu cầu chủ tài sản ghi lại số chứng minh nhân dân của họ và ký xác nhận thời gian đến thẩm định trên giấy giới thiệu này sau khi thẩm định xong.

Đối với tài sản đảm bảo là động sản (máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, tàu biển), cần quy định cán bộ thẩm định phải chụp hình hiện trạng, mô tả tình trạng hoạt động của tài sản và thu thập các chứng từ có liên quan. Trong trƣờng hợp ngân hàng phát hiện tài sản đƣợc cầm cố sau đó có sự khác biệt so với mô tả ban đầu, cán bộ thẩm định phải chịu trách nhiệm nếu có sai phạm.

Cán bộ thẩm định tài sản phải có trách nhiệm xác minh đầy đủ tính chất pháp lý về ngƣời vay và tài sản đảm bảo. Trong trƣờng hợp đặc biệt, cần tham vấn luật sƣ hoặc các chuyên gia pháp lý.

4.2.2.3. Kiểm soát việc theo dõi sau khi cho vay và giám sát chặt chẽ các khoản vay

Chi nhánh cần quán triệt đến tất cả cán bộ làm công tác tín dụng về tầm quan trọng của việc kiểm tra sau khi cho vay, từ đó xây dựng các quy định chặt chẽ trách nhiệm của cán bộ về việc giám sát khoản vay sau khi giải ngân. Việc giám sát khoản vay sau khi giải ngân phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, hàng tháng, hàng quý, hàng sáu tháng tuỳ theo tính chất hồ sơ và phải lập biên bản kiểm tra đầy đủ. Nội dung biên bản kiểm tra phải thể hiện đầy đủ tình hình hiện tại của

Trong trƣờng hợp cán bộ quan hệ khách hàng phải phụ trách quá nhiều khách hàng dẫn đến khó kiểm tra thƣờng xuyên tất cả các khách hàng mà mình quản lý, chi nhánh nên phân loại khách hàng để đề ra mức độ theo dõi, giám sát hợp lý. Nên ràng buộc khách hàng thực hiện toàn bộ giao dịch tài khoản, thanh toán quốc tế qua ngân hàng trƣớc khi cho vay để có thể giám sát tại chỗ khách hàng.

Khi có sự chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ quan hệ khách hàng từ cán bộ này sang cán bộ khác cần phải có một bản báo cáo về lịch sử quan hệ tín dụng với khách hàng và cập nhật thông tin mới nhất về khách hàng. Đối với các khoản vay lớn, hoặc phức tạp, cần thiết cán bộ tín dụng cũ và mới phải có một cuộc thăm viếng, tiếp xúc khách hàng trƣớc khi bàn giao hồ sơ.

4.2.3. Giải pháp hỗ trợ từ NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam

4.2.3.1 Thiết lập bộ phận nghiên cứu, phân tích diễn biến và dự báo kinh tế vĩ mô kể cả ngắn hạn và trung dài hạn

Thực tế, ở nƣớc ta nhiều cơ quan nghiên cứu, ngay cả Ngân hàng Nhà nƣớc cũng nghiên cứu về diễn biến kinh tế vĩ mô. Nhiều nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu độc lập cũng phân tích và nghiên cứu kinh tế vĩ mô, công bố kết quả dự báo của mình trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Các ngân hàng lớn trên thế giới đều có các bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô, có các chuyên gia phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô, phục vụ cho chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng. Bởi vậy, mỗi NHTM cần có bộ phận nghiên cứu riêng, độc lập của mình dựa trên các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hƣớng cho hoạt động tín dụng, chiến lƣợc quản lý rủi ro tín dụng, chiến lƣợc tín dụng và chiến lƣợc đầu tƣ vốn tín dụng của mình.

4.2.3.2. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một trong những công cụ quản trị tín dụng hiệu quả mà các NHTM đã và đang áp dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng. Ở khía cạnh kiểm soát rủi ro tín dụng thì xếp hạng tín dụng nội bộ tạo thêm một căn cứ độc lập để ngân hàng đánh giá về hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ

sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng và các giới hạn nội bộ, phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, các khoản tín dụng có vấn đề.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ quan trọng giúp NHTM đánh giá, thẩm định khách hàng toàn diện trƣớc, trong và sau khi cấp tín dụng, là công cụ để phân loại nợ theo chuẩn quốc tế cũng nhƣ làm căn cứ để định giá theo rủi ro. Vì thế để hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ Vietinbank cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Hoàn thiện mô hình tổ chức và nhân sự: Chất lƣợng của xếp hạng tín dụng nội bộ phụ thuộc lớn vào mô hình tổ chức và đội ngũ nhân sự nên NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam cần hoàn thiện mô hình tổ chức theo hƣớng tuân thủ các nguyên lý về quản trị doanh nghiệp đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro và tránh xung đột lợi ích. Mô hình tổ chức phải đặc biệt lƣu ý việc phân quyền chức năng (độc lập và kiểm soát chéo) và tách biệt giữa các vòng kiểm soát, đảm bảo tính độc lập, khách quan của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ. Bên cạnh đó, để đáp ứng các yêu cầu mới, hƣớng tới chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ƣớc quốc tế về vốn của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel (Basel II), các cán bộ thực hiện xếp hạng tín dụng phải chuyên sâu nghiệp vụ và am hiểu toán kinh tế để ứng dụng các mô hình kinh tế lƣợng trong phân tích, quản lý rủi ro.

- Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo phƣơng pháp tiếp cận nội bộ cơ bản hoặc nâng cao theo chuẩn Basel II. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê của chính ngân hàng cho các đối tƣợng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp để tính toán các thƣớc đo rủi ro cho đối tƣợng này; đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến chuyên gia.

- Giám sát việc triển khai và ứng dụng xếp hạng tín dụng nội bộ trong hoạt động tín dụng: Để đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ không ngừng đƣợc

đảm bảo các bộ phận liên quan nghiêm túc tuân thủ các quy trình, trách nhiệm đƣợc phân công. Vì thế để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam cần định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định xếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh nhị chiểu (Trang 114)