Báo cáo thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị phục vụ kinh doanh tình huống tại trung tâm bán lẻ công ty thương mại và xnk viettel​ (Trang 40 - 42)

1.4.3.1. Báo cáo hàng tồn kho

-Báo cáo này được lập nhằm mục đích đưa ra được nhu cầu sản xuất, mua vào, nhu cầu bán ra, sử dụng sản phẩm hàng hóa trong kỳ về mặt số lượng và giá trị. Từ các số liệu trên so sánh với kế hoạch để xác định biến động như thế nào, xác định số lượng tồn kho cuối kỳ. Sau khi xác định được các chỉ tiêu của báo cáo, đưa ra các đánh giá và những biện pháp nhằm khắc phục tình hình cụ thể nhằm tạo cho doanh nghiệp tránh được tình trạng dự trữ quá nhiều làm ứ đọng vốn hoặc tồn quá ít so với nhu cầu, làm khan hiếm hàng hóa.

-Đối với các doanh nghiệp thương mại, những báo cáo này được lập để theo dõi tình hình hàng tồn kho, giá trị tồn kho tại doanh nghiệp từ đó phát hiện những rủi ro tiềm ẩn trong việc ứ đọng vốn tại các doanh nghiệp. Các báo cáo hàng tồn kho được mô tả chi tiết theo từng mặt hàng, từng sản phẩm xác định lượng và giá trị tồn kho cuối kỳ (kỳ tính theo ngày, tuần, tháng). Từ các số liệu này, các doanh nghiệp thương mại sẽ biết được hàng nào cần mua bổ sung, hàng nào cần bán nhanh để tránh tình trạng ứ đọng vốn.

-Các loại báo cáo tồn kho trong doanh nghiệp thương mại là: + Báo cáo nhập xuất tồn

+ Báo cáo hàng khó bán, hàng tồn quá hạn

+ Báo cáo hàng tồn khác ảnh hưởng đến chi phí: báo cáo hàng lỗi hỏng, …

1.4.3.2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

-Những báo cáo này thường tiềm ẩn tình hình rủi ro trong kinh doanh. Nếu doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn hay chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác thì đều không tốt. Vì vậy, loại báo cáo này thường được lập chi tiết theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh toán nhằm cung cấp cho quản trị doanh nghiệp những thông tin càng chi tiết bao nhiêu thì càng tốt.

-Báo cáo tình hình nợ theo thời hạn nợ và khách hàng có thể được lập để theo dõi tình hình nợ phải trả và tình hình nợ phải thu của doanh nghiệp.

-Báo cáo tình hình nợ phải trả được lập nhằm làm rõ các khoản nợ để làm rõ những nguyên nhân tồn đọng của các khoản nợ phải trả để từ đó tìm các biện pháp thúc đẩy quá trình thanh toán nợ theo đúng thời hạn, góp phần làm lành mạnh hóa tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

-Báo cáo các khoản nợ phải thu được lập để xác định rõ những khoản nợ của khách hàng, tránh tình trạng để các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

-Căn cứ để tính các chỉ tiêu trên báo cáo các khoản phải trả và các khoản phải thu là sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ phải trả và phải thu của từng khách hàng, thời gian nợ, tình hình thanh toán… Từ các số liệu trên báo cáo, nhà quản trị

đưa ra những đánh giá tình hình nợ và có những giải pháp tích cực thúc đẩy quá trình thanh toán và thu hồi vốn bị chiếm dụng.

1.4.3.3. Báo cáo tiến độ sản xuất

-Báo cáo tiến độ sản xuất của doanh nghiệp được lập cho từng phân xưởng để theo dõi tình hình sản xuất từng loại sản phẩm.

-Căn cứ để tính các chỉ tiêu trong báo cáo tiến độ sản xuất là số liệu về số lượng, chi phí sản xuất của từng loại sản phẩm theo kế hoạch và quá trình thực hiện. Từ các chỉ tiêu đó tính toán mức độ chênh lệch để đưa ra các nhận xét và kiến nghị cụ thể.

-Trong doanh nghiệp thương mại, báo cáo tiến độ sản xuất chính là các báo cáo tiến độ nhập hàng về kho, tiến độ cấp hàng, tiến độ phát triển Siêu thị mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị phục vụ kinh doanh tình huống tại trung tâm bán lẻ công ty thương mại và xnk viettel​ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)