Báo cáo phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị phục vụ kinh doanh tình huống tại trung tâm bán lẻ công ty thương mại và xnk viettel​ (Trang 42)

1.4.4.1. Báo cáo phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

-Đây là báo cáo mà kế toán quản trị thường dùng nhiều nhất để phân tích giữa các kỳ với nhau, giữa các bộ phận khác nhau trong cùng một doanh nghiệp về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được trong một kỳ.

-Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ cung cấp các số liệu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo từng bộ phận hay lĩnh vực kinh doanh đã thực hiện được trong kỳ, có thể theo tháng, quý hoặc năm của doanh nghiệp.

-Để lập được báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần căn cứ vào các số liệu đã được thực hiện trong sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết theo dõi các loại chi phí đã thực hiện trong kỳ.

1.4.4.2. Báo cáo phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

-Báo cáo phân tích thường được lập vào cuối năm tài chính dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm qua. Báo cáo được lập nhằm mục đích phân tích tình hình tài chính của công ty, đưa ra những điểm đáng lưu ý, các nguyên nhân còn tồn tại cần khắc phục.

-Đối với các doanh nghiệp, các nhà quản trị doanh nghiệp dựa vào việc phân tích tài chính doanh nghiệp để nhận biết và đánh giá khả năng tiềm lực

của doanh nghiệp, tình hình vốn liếng, công nợ, thu chi tài chính để ra những quyết định cần thiết.

-Để lập được báo cáo này, các nhà quản trị dựa vào các sô liệu của các báo cáo tài chính doanh nghiệp như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, sau đó lựa chọn các yếu tố quan trọng nhất, những vấn đề còn tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp để đánh giá, đưa ra giải pháp khắc phục.

1.4.4.3. Báo cáo phân tích tình hình sử dụng lao động

-Báo cáo tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp được lập dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể lập báo cáo về tình hình sử dụng lao động, số lượng lao động, thời gian lao động… hoặc có thể lập báo cáo sử dụng lao động cho từng bộ phận, từng phân xưởng sản xuất hoặc cho toàn bộ doanh nghiệp.

-Căn cứ để tính các chỉ tiêu trong báo cáo tình hình sử dụng lao động là các kế hoạch về số công, đơn giá của công nhân để sản xuất từng loại sản phẩm ở các phân xưởng sản xuất và sổ theo dõi chi tiết về số công, đơn giá của công nhân để sản xuất từng loại sản phẩm trong quá trình thực hiện. Sau đó tính toán so với kế hoạch thì từng hình thực hiện đạt đến mức nào. Từ các kết quả đó đưa ra những nhận xét nguyên nhân và đề ra các kiến nghị cụ thể.

-Đối với doanh nghiệp thương mại, việc phân tích tình hình sử dụng lao động là rất quan trọng, báo cáo cho biết sử dụng nhân sự có hiệu quả hay không, có Siêu thị nào thiếu người không, có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hay không từ đó đưa ra các quyết định nhân sự. Các yếu tố cần quan tâm trong báo cáo phân tích tình hình sử dụng lao động như sau:

+ Báo cáo tình hình lao động: tổng lao động, cơ cấu lao động theo giới tính, theo độ tuổi, theo trình độ, theo khối trực tiếp, gián tiếp.

+ Báo cáo năng suất lao động, thu nhập bình quân của người lao động, so sánh sức tăng của thu nhập lao động với sức tăng của năng suất lao động, so sánh sức tăng của thu nhập trong khối gián tiếp và khối trực tiếp…

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ÁP DỤNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ PHỤC VỤ KINH DOANH– TÌNH HUỐNG TẠI TRUNG TÂM BÁN LẺ -

CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀXNK VIETTEL 2.1. Tổng quan về Công ty Thương mại & Xuất nhập khẩu Viettel

2.1.1. Lịch sử hình thành

Ngày 01/06/1989, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 58/HĐBT quyết định thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin và đến tháng 07/1993 được đổi tên thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội(tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội). Tháng 06/1997, do yêu cầu nhiệm vụ phát triển, Bộ Tư lệnh Binh chủng quyết định thành lập Phòng Xuất nhập khẩu trực thuộc Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội. Phòng Xuất nhập khẩu có nhiệm vụ quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước làm các thủ tục mua bán, nhập khẩu các thiết bị phục vụ các dự án của Công ty, Bộ Quốc phòng và tham gia thực hiện đấu thầu các dự án về CNTT, Viễn thông, đo lường, điều khiển tự động hóa trong và ngoài quân đội.

Năm 1999, Phòng Xuất nhập khẩu được tổ chức lại thành Trung tâm Xuất nhập khẩu và thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc. Trung tâm Xuất nhập khẩu là đơn vị được Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc, Công ty Viễn thông Quân đội tin tưởng giao nhiệm vụ nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ lắp đặt tuyến cáp quang Quân sự 1B và vật tư, thiết bị phục vụ công tác triển khai lắp đặt hệ thống VoIP, hệ thống các trạm BTS của mạng di động Viettel Mobile.

Tháng 03/2005, Trung tâm Xuất nhập khẩu được chuyển đổi thành Công ty Thương Mại và Xuất nhập khẩu Viettel thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Tháng 01/2006 chính thức tách ra thực hiện chế độ hạch toán độc lập.

Trung tâm bán lẻ thuộc Công ty Thương mại & Xuất nhập khẩu Viettel thành lập từ năm 2005 và tách riêng hoạt động độc lập từ năm 2009, có các chức năng và nhiệm vụ chính như sau:

a) Chức năng.

-Là đơn vị trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh bán lẻ điện thoại di động, máy tính xách tay, phụ kiện và thiết bị đầu cuối viễn thông, công nghệ thông tin và kỹ thuật số trên toàn bộ hệ thống Siêu thị Viettel theo kế hoạch đã được Giám đốc Công ty phê duyệt;

-Đôn đốc, kiểm tra các hoạt động thuộc lĩnh vực công tác khác trên địa bàn hoạt động theo uỷ quyền của Giám đốc Công ty.

b) Nhiệm vụ.

-Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

+ Xây dựng các chiến lược, kế hoạch, phương án kinh doanh theo định hướng phát triển của Công ty và Tập đoàn, đảm bảo sự phát triển của đơn vị;

+ Xây dựng bộ máy, tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã được Công ty phê duyệt;

+ Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ, đề xuất với Công ty về việc sử dụng các nguồn lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm.

-Nhiệm vụ quản lý.

+ Xây dựng bộ máy đáp ứng yêu cầu của Trung tâm trong từng giai đoạn phát triển;

+ Quản lý và vận hành hoạt động của Trung tâm theo đúng Pháp luật Nhà nước, quy chế, quy định của Tập đoàn và Công ty.

-Nhiệm vụ chính trị: Xây dựng Trung tâm trở thành một đơn vị vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức theo chỉ đạo của Tập đoàn và Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty.

c) Các thông tin chính của Trung tâm bán lẻ:

-Tên đầy đủ: Trung tâm bán lẻ Viettel

-Sau gần 8 năm hoạt động, đến nay Trung tâm bán lẻ đã phát triển vững mạnh với quy mô trên toàn quốc, tổng số Siêu thị hoạt động là 172 Siêu thị, doanh thu hơn 5000 tỷ/năm, số lao động lên tới hơn 2000 người. Với tốc độ phát triển không ngừng, dự kiến đến năm 2015 sẽ trở thành chuỗi bán lẻ số 1 về kinh doanh thiết bị viễn thông.

-Danh sách Siêu thị của Hệ thống ViettelStore:Hệ thống gồm 172 Siêu thị trải dài trên khắp 64 tỉnh/thành phố.

-Danh mục hàng hóa bán tại hệ thống Siêu thị của Trung tâm bán lẻ lên tới hàng ngàn model bao gồm các ngành hàng và sản phẩm chủ yếu như sau:

TT Ngành hàng Mã hàng

1 Điện thoại

Gồm gần 20 mã hàng với ~1000 model: Nokia, Samsung, Qmobile, Blackberry, Lenovo, Masstel, Mobell, Mobistar, Apple, HTC, Sony…

2 Máy tính Gồm 7 mã hàng với ~300 model: Dell, HP, Asus,

Apple, SonyVaio, Lenovo, Acer,…

3 Máy tính bảng Gồm 5 mã hàng với 50 model: Samsung, Lenovo,

Apple, Asus, Archos

4 Phụ kiện Bao gồm phụ kiện của tất cả các mã hàng điện

thoại, máy tính, máy tính bảng,…

5 Bộ kít Bao gồm tất cả các kít trả trước, kít 3G, kít trả sau, kít đấu nối… cuả Viettel

6 Thẻ cào Bao gồm tất cả các mệnh giá thẻ cào của Viettel

(1) Phòng CLKD; (2) Phòng Truyền thông; (3) Phòng Điều hành bán hàng thiết bị; (4) Phòng Điều hành bán hàng dịch vụ; (5) Phòng Hình ảnh; KHỐI HỖ TRỢ (1) Phòng Phát triển kênh; (2) Phòng Đầu tư hạ tầng; (3) Phòng Quản lý tài sản; (4) Phòng Công nghệ thông tin; (5)Phòng Chăm sóc khách hàng; (6) Phòng Bảo hành;

(7) Kho bắc/Kho nam.

KHỐI KINH DOANH

CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC KHỐI CHỨC NĂNG (1) Phòng Tài chính; (2) Phòng Tổ chức Lao động; (3) Phòng Kế hoạch; (4) Phòng Kiểm soát; (5) Phòng Hành chính; (6) Ban Chính trị.

GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM

Mặc dù Trung tâm bán lẻ vẫn là một bộ phận trực thuộc Công ty TM&XNK tuy nhiên mô hình tổ chức đầy đủ các chức năng nhiệm vụ cũng như nhân sự lớn gấp nhiều lần khối quản lý Công ty và các Trung tâm khác cộng lại với ~2000 nhân sự, doanh thu của Trung tâm bán lẻ cũng chiếm ~70% doanh thu tổng cả Công ty, do vậy tất cả các báo cáo của Trung tâm bán lẻ đều thể hiện bức tranh đầy đủ của Trung tâm như một Công ty độc lập. Tổ chức bộ máy Trung tâm được thiết kế thành 3 lớp gồm:

1. Quản lý: Ban Giám đốc gồm: Giám đốc phụ trách khối kinh doanh và 4 Phó Giám đốc chuyên trách: Phó Giám đốc nội chính phụ trách các phòng ban khối chức năng; Phó Giám đốc phụ trách kênh, PGĐ phụ trách kinh doanh, PGĐ Chi nhánh Nam.

2. Chức năng, điều hành: Gồm có 18 phòng/ban chức năng

3. Hệ thống các Siêu thị: Bao gồm 172 Siêu thị mô hình nhỏ (diện tích khoảng 100-200 m2/Siêu thị).

2.1.3. Công tác tổ chức kế toán tại Trung tâm

- Mô hình Phòng Tài chính Trung tâm bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 03 ban với quy mô nhân sự 32 người.

+ Ban Thanh toán:4 người + Ban Ngân hàng: 3 người

+ Ban Kế toán chuyên quản: 23 người - Chức năng Phòng Tài chính

+ Xây dựng quy trình, quy chế, định mức, hướng dẫn, các đơn vị trong trung tâm trong công tác quản lý tài chính;

+ Tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác tài chính; - Nhiệm vụ cụ thể:

+ Xây dựng các quy định về tài chính - kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động của Trung tâm;

+ Hướng dẫn các cơ quan đơn vị thuộc Trung tâm bán lẻ thực hiện đúng các quy định, nguyên tắc, chế độ kỷ luật tài chính, nề nếp công tác quản lý tài chính và hạch toán;

+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đề xuất xử lý vi phạm trong công tác quản lý, thu, nộp tiền hàng, quản lý hóa đơn, chứng từ, số sách kế toán toàn Hệ thống Siêu thị/Siêu thị;

+ Hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo chế độ, chuẩn mực và hướng dẫn của Công ty;

+ Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các Phòng/Ban/Siêu thị/Siêu thị thực hiện công tác tài chính, thanh quyết toán kịp thời đúng quy định và tổng hợp thanh quyết toán kịp thời với Phòng Tài chính Công ty;

+ Lập các báo cáo hàng tháng, quý, năm theo quy định kiểm soát quản lý nội bộ của Trung tâm và Công ty;

+ Thực hiện đúng chế độ báo cáo đối với Phòng Tài chính Công ty; + Quản lý lưu trữ hồ sơ, chứng từ kế toán theo đúng quy định;

+ Chủ trì công tác bàn giao tại siêu thị/Siêu thị khi có sự thay đổi cán bộ quản lý tại siêu thị/Siêu thị;

+ Tham mưu, đề xuất, kiểm soát, thẩm định các hoạt động liên quan đến công tác tài chính, giá mua, nhà cung cấp phục vụ hoạt động của Trung tâm;

+ Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ quản lý tiền hàng, hóa đơn, chi phí, doanh thu… cho chi nhánh, Siêu thị, siêu thị;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo của Giám đốc Trung tâm.

2.1.4. Hệ thống kế toán tại Trung tâm

- Trung tâm bán lẻ hạch toán độc lập từ năm 2010 tuy nhiên vẫn tuân thủ theo chế độ kế toán Công ty THƯƠNG MẠI & XUẤT NHẬP KHẨU Viettel áp dụng: Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 và chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 38/2006/QĐ-BTC ngày 13/9/2006.

- Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty được xây dựng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 và Quyết định số 38//2006/QĐ-BTC.

- Hệ thống báo cáo tài chính cũng tuân thủ theo đúng quy định của Quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC ngày 20/3/2006 và Quyết định số 38//2006/QĐ-BTC bao gồm:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Báo cáo thuyết minh tài chính.

- Các báo cáo này được Trung tâm lập và nộp theo năm, quý. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính tuân thủ theo các yêu cầu và nguyên tắc được quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tài chính.

2.2. Thực trạng áp dụng báo cáo kế toán quản trị tại doanh nghiệp

Như đã giới thiệu ở trên, Trung tâm bán lẻ tập trung vào kinh doanh bán lẻ các thiết bị viễn thông với quy mô trải dài trên toàn quốc với số lượng CBNV lớn, chính vì thế, nhu cầu thông tin quản trị là rất nhiều, phức tạp và đảm bảo tính kịp thời. Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh và yêu cầu ra quyết định điều hành của Ban lãnh đạo, Ban lãnh đạo Trung tâm đã bước đầu hình thành các loại báo cáo kế toán quản trị (mặc dù chưa định nghĩa đó là báo cáo kế toán quản trị). Chính vì mới bắt đầu hình thành và chưa rõ khái niệm nên việc triển khai áp dụng báo cáo kế toán quản trị cũng còn rất nhiều vấn đề bất cập cần khắc phục. Để đưa ra các biện pháp khắc phục, trước hết tìm hiểu thực trạng áp dụng báo cáo kế toán quản trị của Trung tâm như sau:

2.2.1. Về tổ chức kế toán quản trị của doanh nghiệp

Hiện nay, do Ban Giám đốc chưa quan tâm đúng mức đến kế toán quản trị nên doanh nghiệp không tổ chức bộ phận kế toán quản trị riêng cho đơn vị mình. Mỗi loại báo cáo đang áp dụng tại Trung tâm lại do từng bộ phận chuyên môn thực hiện, ví dụ: báo cáo doanh thu, dự toán doanh thu: Do Phòng Kế hoạch thực hiện, báo cáo chi phí, lợi nhuận: Phòng Tài chính thực hiện, báo cáo công nợ: Phòng Tài chính thực hiện, báo cáo năng suất lao động: Phòng Tổ chức lao động thực hiện.... Tuy nhiên hệ thống báo cáo hiện nay của doanh nghiệp thực chất là báo cáo cung cấp thông tin, chưa được sử dụng triệt để quản trị.

2.2.2. Báo cáo kế toán trách nhiệm tại Trung tâm bán lẻ

2.2.2.1. Hệ thống Trung tâm trách nhiệm

Do mối quan tâm của Trung tâm bán lẻ hiện tại mới chỉ dừng lại ở doanh thu do vậy trung tâm hiện chỉ có các trung tâm doanh thu, một trung tâm lợi nhuận và đầu tư, chi phí.

-Trung tâm doanh thu của Trung tâm bao gồm hệ thống 172Siêu thị và Phòng Kinh doanh. Hiện tại Trung tâm đang theo dõi rất thường xuyên chỉ tiêu này.

-Đối với các Trung tâm doanh thu hàng tháng sẽ được giao chỉ tiêu doanh thu, sản lượng bán trong tháng. Trưởng phòng kinh doanh và các Trưởng Siêu thị sẽ hưởng lương theo tỷ lệ hoàn thành doanh thu được giao. Ngoài ra với các Siêu thị không hoàn thành chỉ tiêu doanh thu trong 3 tháng thì có thể sẽ bị sa thải hoặc từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị phục vụ kinh doanh tình huống tại trung tâm bán lẻ công ty thương mại và xnk viettel​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)