Đảm bảo thông tin trong báo cáo kế toán quản trị phải: Hữu ích, cập nhật, đầy đủ, chính xác và tin cậy, dễ hiểu và minh bạch, có thể so sánh và phân tích được.
*Hữu ích: Báo cáo kế toán quản trị phải mang lại được lợi ích thiết thực giúp cho các nhà quản trị có thể ra được những quyết định cụ thể chứ không chỉ đơn thuần là các mặt hoạt động của Trung tâm.
*Cập nhật: Thông tin trên các báo cáo phải được cập nhật một cách thường xuyên và liên tục nhằm phản ánh mọi biến động đáp ứng được yêu cầu quản lý.
*Đầy đủ: Báo cáo kế toán quản trị phải cung cấp được đầy đủ thông tin cần thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp phù hợp với các cấp quản lý không dư thừa đồng thời cũng không thể thiếu thông tin.
*Chính xác và tin cậy: Các thông tin cung cấp trên các báo cáo kế toán quản trị cần phải hướng đến độ chính xác, có cơ sở tin cậy cao.
*Dễ hiểu và minh bạch:Các thông tin cung cấp phải được truyền đạt sao cho dễ đọc và có thể hiểu một cách nhanh chóng, thông tin phải minh bạch.
*Có thể so sánh và phân tích được: Thông tin trên báo cáo kế toán quản trị phải đảm bảo tính đồng nhất trong tính toán, từ đó có thể dễ dàng trong việc phân tích, so sánh theo yêu cầu của nhà quản lý.
*Hài hòa giữa lợi ích và chi phí: Báo cáo kế toán qu ản trị phải mang lại lợi ích và hiệu quả cao với chi phí bỏ ra hợp lý.
3.4.2. Xây dựng các Trung tâm trách nhiệm tại Trung tâm bán lẻ
*Xây dựng các trung tâm trách nhiệm gắn trách nhiệm cụ thể với các nhà quản lý trong doanh nghiệp:
Mục tiêu:Các Trung tâm trách nhiệm được xây dựng sẽ giúp cho việc đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị có thể thực hiện được một cách khá dễ dàng nhằm hướng các bộ phận và cá nhân đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Đối với Trung tâm bán lẻ, xuất phát từ vai trò quan trọng của kế toán trách nhiệm đồng thời từ mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Trung tâm, cần phải lập các Trung tâm như sau:
*Trung tâm doanh thu: Phòng Kinh doanh.Phòng kinh doanh phải chịu trách nhiệm về doanh thu tại phòng mình và của từng ngành hàng. Việc này Trung tâm bán lẻ đã bắt đầu khoán doanh thu cho Phòng Kinh doanh tuy nhiên chưa biết đó là Trung tâm doanh thu.
*Trung tâm lợi nhuận: Các Siêu thị. Mỗi Siêu thị trực thuộc Trung tâm bán lẻ sẽ là một Trung tâm lợi nhuận vì nó phải chịu trách nhiệm về cả doanh thu và cả chi phí phát sinh tại Siêu thị mình. Với tổng số 172 Siêu thị hiện có, Trung tâm bán lẻ sẽ có 172 trung tâm lợi nhuận.
*Trung tâm đầu tư: Trung tâm bán lẻ. Tại Trung tâm bán lẻ, việc quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư là Giám đốc Trung tâm, do vậy Trung tâm chỉ có 1 trung tâm đầu tư duy nhất.
*Trung tâm chi phí: Các phòng ban của Trung tâm bán lẻ. Cấc Trung tâm chi phí được lập cho những bộ phận cụ thể của Trung tâm thực hiện các nghiệp vụ đáp ứng cho yêu cầu kinh doanh nhưng không tạo ra thu nhập một cách trực tiếp bao gồm: 18 phòng ban trực thuộc Trung tâm.
Với các Trung tâm trách nhiệm đã được xác lập ở trên đây, việc đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản lý trong Trung tâm bán lẻ cụ thể là các trưởng phòng ban, trưởng Siêu thị có thể được thực hiện một cách khá dễ dàng. Và thông qua đó sẽ hướng các bộ phận và cá nhân thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.