Một số kiến nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả công tác hoạch định công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác hoạch định công suất tại dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ada) ở công ty tnhh sonion việt nam​ (Trang 57)

suất tại dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ADA)

3.3.1 Kiến nghị đối với công tác đào tạo và bồ dƣỡng nguồn nhân lực trong sản xuất

Trước tiên để công tác đào tạo đạt hiệu quả, công ty cần phân loại nguồn nhân lưc theo từng nhóm có trình độ khác nhau, đối với nhóm có trình độ từ trung cấp trở lên công ty cần ưu tiên sắp xếp đào tạo nhóm này dàng riêng cho các trang thiết bị hiện đại đòi hỏi kỷ năng chuyên môn cao trong việc vận hành, với nhóm nguồn nhân lực có trình độ trung học phổ thông trở xuống, công ty cần sắp xếp đào tạo nhóm này cho những thiết bị đơn gian, mức độ phức tạp trong việc thao tác vận hành tương đối thấp. Việc này giúp cân bằng trình độ trong quá trình đào tạo nguồn lực, tránh tạo áp lực gây ảnh hưởng đến việc duy trì hoạt động đào tạo do nguồn lực đào tạo bỏ dỡ nữa chừng.

Đảm bảo duy trì nguồn nhân lực sau đào tạo tiếp tục làm việc tại công ty là vô cùng quan trọng, nguồn lực sau đào tạo vẫn tiếp tục gắng bó và làm việc sẽ đánh giá sự thành công trong công tác đào tạo và tránh gây lãng phí. Để làm được điều này, công ty cần quan tâm đến đời sống và thu nhập của nhân viên, cần có những chính sách về lương, tiền thưởng phù hợp, nhằm thu hút sự quan tâm của nhân viên và tạo tính cạnh tranh với thị trường bên ngoài. Ngoài ra, việc giúp tăng thêm thu nhập cho nhân viên cũng là điểm công ty cần quan tâm, tăng ca làm thêm giờ là hoạt động giúp tăng thêm thu nhập của nhân viên, tuy nhiên hoạt động này hiên đang chịu sự ràng buộc bởi luật lao động của nhà nước. Vì vậy công ty cần đề suất lên ban quản

lý bộ lao động về việc nới rộng thêm thời gian quy định đối với hoạt đông tăng ca, làm thêm giờ, thay vì hạn chế ở mức không quá 300 giờ trên 1 năm như hiên nay.

Cần đặt biệt quan tâm đến nguồn nhân lực có kỷ năng chuyên môn và tay nghề cao, công ty nên có nhưng chính sách về lương hay tiền thưởng đặc biệt. Ngoài ra đối với nhóm nguồn lực này công ty cũng cần xây dựng kế hoạch đào tạo và bồ dưỡng tăng thêm kỷ năng chuyên môn, thúc đẩy khả năng và năng lực sáng tạo nhằm phát triển sản xuất.

Công ty cần bổ sung trình độ chuyên môn nghiệp vụ đào tạo cho các lực lượng phụ trách đào tạo trong bộ phận sản xuất, tăng cường kỹ năng truyền đạt để đạt hiệu quả cao trong công tác huấn luyện đào tạo nhân viên. Ngoài ra công ty nên thường xuyên bổ sung kiến thức về sản phẩm và đặt tính kỷ thuật cho các lực lượng này, việc này sẽ giúp công tác đào tạo nhân viên được dễ dàng hơn.

3.3.2 Kiến nghị đối với công tác bảo trì bảo dƣỡng trang thiết bị trong dây chuyền sản xuất

Trước tiên cần tăng cường thêm lưc lượng cho bộ phân bảo trì, với lực lượng hiện tại là không đủ để đáp ứng sự phát triển và tăng cường trang thiết bị sản xuất như hiện nay, nhiều trường hợp thiết bị bị hư hỏng trong thời gian dài vì thiếu lực lượng bảo trì sửa chửa, dấn đến công suất đạt được của dây chuyền không như công suất đưa ra ban đầu.

Tăng cường sự linh động đối với lực lượng bảo trì trong sản xuất, không nên phân chia lực lượng bảo trì theo từng nhóm riêng phụ trách các thiết bị ở những khu vực khác nhau, dẫn đến thiếu linh động trong việc bảo trì sửa chửa thiết bị. Cần kết hợp các lực lượng bảo trì của các nhóm lại thành một nhóm chính, từng bước đào tạo và hướng dẫn cách bảo trì và sửa chửa tất cả các trang thiết bị trong dây chuyền sản xuất, trong trường hợp có quả nhiều thiết bị hư hỏng ở những khu vực khác nhau trong dây chuyền, thì việc huy động lực lượng bảo trì ở những khu vực khác hỗ trợ sẽ dể dàng hơn.

Luôn chuẩn bị sẵn linh kiện thay thế cho những thiết bị cần hoạt động tối đa công suất nhằm đảm bảo các thiết bị này hoạt động liên tục, đồng thời việc bảo dưỡng định kỳ trang thiết bị cũng cần phải được thực hiện đều đặng và đầy đủ, cần thay thế các linh kiện đã quá hạn sử dụng và quá củ kỷ, giúp các thiết bị hoạt dộng ổn định và hạn chế tối đa thời gian hư hỏng trang thiết bị trong lúc sản xuất.

Xây dựng nhóm chuyên viên phụ trách công tác cải thiết trang thiết bị trong bộ phận sản xuất, phụ trách công việc kiểm tra cải tiến trang thiết bị nhằm nâng cao công suất, cải tiến các thao tác vận hành trang thiết bị để đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra. Tăng cường sự linh động của các trang thiết bị có tính chất tương đồng, xây dựng kế hoạch dự phòng cho trường hợp thiết bị hư hỏng nặng và cần thay thế bằng thiết bị khác để duy trì các hoạt động sản xuất.

Kết hợp việc chuyển đổi công nghệ mới với việc đào tạo chuyên viện kỷ thuật, nhân viên bảo trì sửa chửa, nâng cao kiến thức phục vụ cho việc chuyển đổi công nghệ. Việc đào tạo cũng cần kết hợp với các chuyên gia nước ngoài để đảm bảo việc đào tạo đúng kiến thức cũng như đặt tính công nghệ trong quá trình đào tạo.

3.3.3 Kiến nghị đối với công tác triển khai sản xuất và xác định công suất cho sản phẩm mới tại dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ADA) sản phẩm mới tại dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ADA)

Trong quá trình lập dự án phát triển sản phẩm mới, bộ phận sản xuất và bảo trì cần được cập nhật thông tin thường xuyên liên quan đến dự án bao gồm đặc điểm kết cấu sản phẩm, tiêu chuẩn của sản phẩm, qui trình lắp ráp, công nghệ và thiết bị sử dụng trong sản xuất, đặc biệt là nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm này. Việc sản xuất được cập nhật thông tin thường xuyên sẽ giúp chủ động trong công tác chuẩn bị và đào tạo, rút ngắn thời gian triển khai sản xuất và tăng sản lượng sản phẩm. Đối với bộ phận bảo trì, việc được cập nhật thông tin sẽ giúp chủ động trong khẩu chuẩn bị nguồn lực, kiến thức và những kỷ năng trong việc bảo dưỡng và sửa chửa, đảm bảo thiết bị vận hành được liên tục và đạt công suất như đã hoạch định.

Thay đổi các thức đo lường thời gian thao tác cho từng công đoạn, kết hợp việc sử dụng thiết bị đo lường với việc quay phim lại hình ảnh quá trình thao tác tại công

đoạn. Việc quay lại hình ảnh thao tác vừa có thể xác định thời gian thao tác vừa có thể phân tích quá trình thao tác tìm giải pháp cho việc tăng năng suất sau này. Yếu tố cũng không kém phần quan trọng là việc quay lại hình ảnh thao tác cũng sẽ hỗ trợ cho việc hướng dẫn đào tạo cho nhân viên mới sau này.

Quá trình xác định công suất của dây chuyền khi triển khai sản xuất sản phẩm mới không chỉ xác định dựa vào thời gian đo lường quá trình thao tác tại công đoạn mà cũng cần xem xét đến các yếu tố tác động bên ngoài như công nhân di chuyển để lấy nguyên liệu sản xuất, thời gian bỏ ra cho việc kiểm tra thiết bị trước khi vận hành hay sự sắp xếp vị trí các thiết bị chưa hợp lý dẫn đến qui trình sản xuất bị gián đoạn đều ảnh hưởng đến công suất sản xuất của dây chuyền.

Khi đánh giá công suất của dây chuyền cũng cần xem xét kỷ yếu tố chất lượng của sản phẩm, bởi vì yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm đầu ra của dây chuyền. Tuy nhiên, yếu tố này lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: khả năng vận hành ổn định của trang thiết bị, kỷ năng và trình độ tay nghề của nhân viên hay sự ổn định của chất lượng nguyên liệu đầu vào. Vì vây, khi xác định công suất của dây chuyền cần xét công suất ở mức chất lượng thấp nhất để đảm bảo rằng việc xác định công suất một cách chính xác, việc xác định công suất ở mức chất lượng thấp nhất cũng là mục tiêu cải tiến sắp tới cho việc cải tiến chất lượng sau này nhằm tăng thêm năng suất.

Tăng số lượng sản xuất sản phẩm mẫu trước khi quyết định công suất, việc tăng số lượng sản phẩm mẫu trong quá trình đáng giá công suất sẽ dễ dàng nhận biết các vấn đề chất lượng hay các khó khăn khi sản xuất sản phẩm mới.

3.3.4 Kiến nghị khác

Áp dụng mô hình Lean trong quá trình hoạch định công suất cho dây chuyền sản xuất, việc áp dụng mô hình Lean sẽ giúp việc xây dựng dây chuyền sản xuất được tinh gọn, tránh các lãng phí và tìm ra các hoạt động dư thừa trong sản xuất. Việc áp dụng mô hình Lean trong sản xuất cũng góp phần làm tăng công suất của dây chuyền sản xuất.

Mặc dùng công ty đang tiến hành triển khai mô hình kiểm soát năng suất toàn diện (TPM), tuy nhiên hiện tại số nhân viện có khả năng, kiến thức về mô hình này là rất ít nên cần lên kế hoạch đào tạo cho nhân viên những kiến thức về mô hình này.

Ý thức của công nhân trong sản xuất đối với việc bảo quản trang thiết bị hiện nay còn rất kém, công ty cần tăng cường công tác truyền đạt nâng cao ý thức cho công nhân trong việc bảo quản trang thiết bị, giúp công nhân hiểu và làm đúng nhằm đảm bảo trang thiết bị luôn hoạt động tốt và hiệu quả.

Áp dụng công nghệ thông tin trong việc kiểm soát kết quả hoạt động sản xuất, vừa có thể được cập nhật thông tin kết quả hàng ngày cho các phòng ban mà còn có thể dễ dàng quan sát một cách trực quan bất cứ khi nào tại mọi thời điểm nhằm nắm bắt thông tin kịp thời.

Việc kiểm soát thời gian làm việc của công nhân và thiết bị cũng vô cùng quan trọng, cần xây dựng hệ thống kiểm soát thời gian làm việc của công nhân đảm bảo công nhân làm việc đúng giờ và thiết bị hoạt động đủ thời gian như đã hoạch định.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh trong kinh doanh là yếu tố không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hiện nay, các doạnh nghiệp cần phải chủ động phát huy các thế mạnh của mình đồng thời cũng cần phải biết khắc phục các nhược điểm, cải tiến để ngày càng phát triển vững mạnh. Với chiến lược chiếm lĩnh thị trường toàn cầu về linh kiện chuyển đổi âm thanh thu nhỏ, công ty TNHH SONION đã có những bước chuyển mình để ngày càng phát triển vững mạnh và không ngừng tăng cường sức cạnh tranh đối với thị trường thế giới. Định hướng phát triển của công ty không chỉ đổi mới công nghệ, phát triển nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu

khách hàng mà quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường sức khỏe cho người sử dụng, với định hướng này hiện công ty đang thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng lớn.

Tuy nhiên, để tăng cường khả năng cạnh tranh công ty cũng cần quan tâm đến việc luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng về lượng sản phẩm cung cấp, chất lượng sản phẩm và thời gian cung cấp. Để làm được điều này, công ty cần phải làm tốt công tác hoạch định công suất ban đầu, việc xây dựng công suất của dây chuyền hợp lý sẽ giúp cho sản lượng làm ra đúng theo nhu cầu của khách hàng. Dưa trên cơ sở phấn tích thực tế về hiện trạng và đối chiếu với cơ sở lý luận, đề tài đã đưa ra 3 giải pháp kèm với 3 kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hoạch định công suất cho dây chuyền sản xuất tai công ty. 3 giải pháp bao gồm hoàn thiện công tác quản lý hoạch định công suất trang thiết bị, hoàn thiện công tác đào tạo và tổ chức lực lượng sản xuất, cuối cùng là hoàn thiện công tác xây dưng và lựa chọn phương án công suất. Việc làm tốt công tác hoạch định công suất ban đầu không chỉ giúp công ty cắt giảm chi phí mà còn đảm bảo tính linh hoạt trong thiết kế công suất của dây chuyền, vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại vừa không bở lỡ cơ hội khi nhu câu cầu tăng lên sau này.

KẾT LUẬN

Mục tiêu bài khóa luận trên là nhằm cho ta thấy thực chất về công suất và tầm quan trọng của việc hoạch định công suất đối với các doanh nghiệp sản xuất hiên nay. Do công suất ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn nên việc hoạch định công suất đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải phân tích đánh giá đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng tới công suất, đảm bảo các yêu cầu trong suốt quá trình lựa chọn công suất nhằm chọn ra một phương án công suất tối ưu. Tuy nhiên để làm tốt công tác hoạch định công suất trong doanh nghiệp cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp chặc chẽ giữa các phòng bạn và

thống nhất trong cách đặt mục tiêu chung, việc thống nhất mục tiêu chung sẽ là động lực tạo sự liên kết giữa các phòng ban và cùng hỗ trợ để hoành thành tốt công tác được giao.

Việc hoạnh định công suất tại công ty TNHH SONION Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, tuy nhiên về cơ bản công ty cũng đã thành công trong công tác này, với kết quả sản xuất đạt được trong 3 năm gần đây cho thấy rằng công ty cũng đã gần như đáp ứng được theo đúng nhu cầu từ khách hàng, giúp tăng thêm uy tính và tăng lượng đơn đặt hàng cho công ty. Dựa trên cơ sở thực trạng tại công ty và các giải pháp cho việc khắc phục những hạn chế trong công tác hoạch định công suất cũng phần nào cho thấy những khó khăn trong việc hoạch định công suất tại công ty nói riêng và trong các doanh nghiệp nói chung. Điều quan trọng là các doanh nghiệp cần phải nhận thấy và đưa ra những giáp pháp khắc phục để ngày càng hoàn thiện mình, từ đó tăng khả năng cạnh tranh nhằm mở rộng thêm thị trường trên thế giới. Một yếu tố khác mà doanh nghiệp cũng cần quan tâm là yếu tối thời gian và nguồn lực thực hiện các giải pháp, việc tìm ra các giải pháp và thực hiện các giải pháp đòi hỏi phải được thực hiện trong một thời gian dài vì vậy các doanh nghiệp cần phải lên ngân sách, nguồn lực và kế hoạch cho việc thực hiện các giải pháp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

▪ SÁCH

STT TÊN SÁCH

1 TS Nguyễn Đình Trung. Quản trị sản xuất, NXB Hà Nội.

2 PGS. TS Vũ Thành Hưng. Quản trị sản xuất, NXB Hà Nội.

3 PGS. TS Trương Đoàn Thể. Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Đại học kinh

tế quốc dân.

STT TÊN WEBSITE

1 Trang web chính thức Công ty SONION Việt Nam,

http://www.SONION.com.

2

Khái niệm, bản chất và vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh trong DN,

1/05/2016, https://voer.edu.vn/m/khai-niem-ban-chat-va-vai-tro-cua-

hieu-qua-san-xuat-kinh-doanh-trong-cac-doanh-nghiep/1bfed6d4.

3 “Quản trị sản xuất”. http://www.e-ptit.edu.vn/hoctap/hoclieu/QTSX.pdf

4

Quản trị năng suất toàn diện,26 /06/2013,

http://forum.vietsoft.com.vn/threads/bao-tri-nang-suat-toan-dien- tpm.14/ 5 Quản trị vận hành, http://tailieu.vn/doc/bai-giang-quan-tri-van-hanh-ts-dinh-ba-hung- anh-chuong-4a-hoach-dinh-cong-suat-1623501.html. download by : skknchat@gmail.com

PHỤ LỤC

Các biểu mẫu liên quan đến qui trình phát triển sản phẩm mới tại công ty TNHH SONION Việt Nam.

STT TÊN CHỨNG TỪ

1 Bảng mô tả chung về các thông tin liên quan đến việc phát triển sản phẩm

mới

2 Bảng báo cáo kết quả dự án phát triển sản phẩm mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác hoạch định công suất tại dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ada) ở công ty tnhh sonion việt nam​ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)