- Tiêu chuẩn, quy định về sản phẩm: do sản phẩm được kết hợp với một số
thiết bị công nghệ (thiết bị y tế, thiết bị hàng không), nên tiêu chuẩn của khách hàng đặc ra cho sản phẩm là rất cao, yêu cầu không chỉ đòi hỏi về kích thước, độ chính xác của từng chi tiết mà còn đòi hỏi sản phẩm phải có độ bền và độ an toàn cao. Điều này tác động rất lớn đến công suất của dây chuyền, bởi để đạt được yêu cầu, thì các thiết bị máy móc cũng như công nhân vận hành phải luôn ổn định, không được phép sai sót.
- Nguyên tắc về an toàn lao động: nguyên tắc an toàn cũng là rào cảng lớn đối
với việc tăng công suất của trang thiết bị, để đảm bảo an toàn cho người vận hành thì một số thiết bị bắt buộc phải thực hiện nhiều bước trong quá trình vận hành tạo ra sản phẩm.
- Qui định của chính phủ về thời gian lao động: để đáp ứng kịp thời nhu cầu
của khách hàng thì việc tăng thời gian làm việc ngoài giờ của công nhân là một giải pháp. Tuy nhiên, theo qui định của bộ lao động thì thời gian làm việc ngoài giờ đối với công nhân vận hành không được quá 300 giờ trong 1 năm, qui định này là rào cảng lớn đối với việc tăng công suất của dây chuyền.
- Tình hình thị trường và mức độ cạnh tranh: mức độ cạnh tranh thị phần trong thị trường là rất lớn. Để đảm bảo được thị phần, công ty đã phải cố gắng rất nhiều trong việc gia tăng công suất đáp ứng nhu cầu khách hàng và phát triển khâu thiết kế, đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.
2.3 Đánh giá tổng quan về hoạch định công suất tại dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ADA)
2.3.1 Ƣu điểm
- Về nhu cầu thị trường tiêu thụ:
Với việc lên kế hoạch cũng như dự báo tương đối chính xác nhu cầu tiêu thụ của khách hàng, công ty đã lựa chọn được phương án công suất tương đối phù hợp với nhu cầu, nên khi sự thay đổi trong nhu cầu thi công ty vẫn đáp ứng. Ngoài ra việc tăng lượng tiêu thụ sản phẩm linh kiện bộ chuyển đổi âm thanh theo từng năm cũng cho thấy rằng, việc lựa chọn công nghệ sản xuất cũng đã đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lượng, tạo ấn tượng và sự tin cậy đối với khách hàng, vì vậy mà lượng đơn hàng dành cho sản phẩm không ngừng tăng lên.
- Về công nghệ sử dụng
Đối với công tác quản lý: việc sử dụng phần mềm quản lý ERP và hộp thư thoại Outlook là rất thuận tiện cho việc trao đổi cũng như cập nhật thông tin, tiến độ hàng ngày, không chỉ ở các phòng ban nội bộ trong công ty mà kể cả những chi nhánh khác ở nước ngoài. Điều đặc biệt, thông qua phần mềm ERP bộ phận kế hoạch dễ dàng kiểm tra lượng hàng tồn kho, so sánh với lượng tiêu thu, lượng đơn đặt hàng của khách hàng, từ đó đưa ra kế hoạch phù hợp nhằm kiểm soát lượng hàng tồn kho một cách hợp lý, ngoài ra thông qua phần mềm này công ty cũng có thể dự báo được nhu cầu sắp tới thông qua việc kiểm tra lượng hàng tồn kho trung gian (MIV- Managed inventory value) mà công ty đã cam kết với khách hàng.
Đối với máy móc, trang thiết bị: việc lựa chọn phương án tự động, bán tự động cho các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất cũng là yếu tố thuận lợi trong
quá trình gia tăng công suất của dây chuyền, hạn chế sự ảnh hưởng trong quá trình đào tạo nhân viên mới để tăng công suất.
- Về việc xây dựng lựa chọn phương án công suất
Với việc kết hợp sự linh động trong quá trình xây dựng phương án công suất, sắp xếp dây chuyền sản xuất và bố trí trang thiết bị một cách hợp lý, luôn chuẩn bị trước các tình huống tăng công suất, nên khi nhu cầu khách hàng tăng công ty vẫn có thể đáp ứng.
Vai trò và trách nhiệm của từng phòng bạn đã được xác định trong quá trình xây dựng lựa chọn phương án công suất, các bước thực hiện được hướng dẫn và qui định rõ ràng, từ đó giúp các phòng ban hoàn thành công việc đúng thời hạn. Ngoài ra, với sự kết hợp nhiều phòng ban đã giúp cho việc lựa chọn phương án công suất được chính xác hơn.
- Về yếu tố tác động bên ngoài:
Mặc dù chịu nhiều tác động của yếu tố môi trường bên ngoài (hạn chế thời gian tăng ca theo qui định của luật lao động, yêu cầu cao của khách hàng về tiêu chuẩn và chất lượng của sản phẩm, những yêu cầu về an toàn trong trang thiết bị sản suất …). Tuy nhiên xác định phương án công suất, công ty cũng đã dự tính trước sự tác động bởi các tình huống này, vì vậy công suất của dây chuyền không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tác động bên ngoài.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
- Hạn chế 1: Về công nghệ sử dụng
Hiện tại công ty đang sử dụng phần mếm ERP để hổ trợ cho các hoạt động quản lý, trao đổi, cập nhật thông tin hàng ngày trong sản xuất cũng như liên kết với trụ sở chính và các chi nhánh khác ở nước ngoài. Tuy nhiên việc cập nhật thông tin trong phần mềm này tương đối chậm, mất nhiều thời gian, nhiều trường hợp phải thực hiện lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
Nguyên nhân: Phần mềm ERP lấy dữ liệu trực tiếp từ trung tâm lưu trữ dữ liệu thông quả đường dây chuyền tải cáp quan. Trường hợp thời tiết xấu hay đường chuyền tải bị đứt sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ đường chuyền, đồng thời hệ thống chuyền tải mạng không dây tại công ty vẫn chưa đáp ứng nổi dụng lượng chuyền tải, trường hợp dung lượng chuyền tải thông tin quá lớn sẽ làm chậm tốc độ xử lý của phần mềm.
Thao tác thực hiện trên phần mềm ERP tương đối rườm ra, đòi hỏi qua nhiều thao tác, làm chậm khả năng xử lý công việc của các cấp quản lý.
Nguyên nhân: phần mềm là sự kết hợp hoạt động của nhiều bộ phận (sản xuất, kế hoạch, nghiên cứu phát triển, kho …) các bộ phận này đều có thể thực hiện việc truy cập thông tin hay câp nhật dữ liều cùng một lúc. Để không ảnh hưởng đến quá trình truy cập từ nhiều bộ phận, một số thao tác trung gian trong phần mềm được tạo ra nhằm đảm bảo cho quá trình truy cập.
- Hạn chế 2: Về trình độ tay nghề và tổ chức lực lượng lao động trong công ty
Số lượng nhân viên có tay nghề cao hiện vẫn còn hạn chế, tỉ lệ công nhân bậc 1 hiện đang cao hơn so với công nhân bậc 2 và 3. Điều này làm hạn chế đến quá trình tăng công suất cũng như giảm độ linh động trong dây chuyền.
Nguyên nhân: để đáp ứng nhu cầu tăng công suất của dây chuyền, công ty buộc phải tăng thêm việc tuyển công nhân mới, điều này làm tăng tỉ lệ công nhân bậc 1. Ngoài ra, tỉ lệ nghỉ việc của công nhân có tay nghề cũng rất cao, nguyên nhân bởi các yếu tố khách quan và chủ quan, điều này cũng làm tỉ lệ công nhân bậc 2 và 3 thấp hớn bậc 1.
- Hạn chế 3: Về hệ số sử dụng máy móc và thiết bị
Mắc dù hệ số sử dụng thiết bị đã cải thiện nhiều theo từng năm tuy nhiên hệ số này vẫn còn thấp so với thiết kế ban đầu của thiết bị. Nhiều trường hợp việc sửa chửa thiết bị mất rất nhiều thời gian.
Nguyên nhân: đối với những linh kiện đắc tiền, công ty không có dự trữ sẳn và phải đặt mua từ nước ngoài nên mất rất nhiều thời gian. Ngoài ra, đội ngũ nhân viện kỷ thuật phục vụ cho việc sửa chửa vẫn còn hạn chế, không đủ đáp ứng trong trường hợp cùng lúc có nhiều máy móc thiết bị hỏng.
- Hạn chế 4: Về việc xây dựng và lựa chọn phương án công suất
Việc triển khai sản xuất một sản phẩm mới trong dây chuyền cần phải mất một thời gian dài thì dây chuyền mới đạt được công suất như phương án đưa ra.
Nguyên nhân: do số lượng sản phẩm mẫn cần cho việc đánh giá công suất của dây chuyền là rất ít nên khi chính thức sản xuất với số lượng lớn thì nhiều vấn đề phát sinh về chất lượng xãy ra và ảnh hưởng đến công suất của dây chuyền không đạt như dự tính. Yếu tố chất lượng vật tư đầu vào và kỷ năng của công nhân cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến công suất của dây chuyền.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Công ty TNHH SONION Việt Nam là công ty thuộc tập đoàn SONION, chuyên sản xuất các linh kiện điện tử chuyển đổi âm thanh như linh kiện phát âm thanh, linh kiện thu âm thanh và linh kiện điều chỉnh âm thanh cho các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới. Được xây dựng và chuyển giao công nghệ từ Châu Âu vào năm 2006, công ty có một bước chuyển mình lớn, bắt đầu chỉ với số lượng nhân viên dưới 50 người và cho tới hiện nay con số này đã lên đến trên 2000 nhân viên.
Với chiến lược trở thành nhà lãnh đạo thị trường toàn cầu trong lĩnh vực ngành công nghệ thích hợp và luôn luôn thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Công ty không ngừng đổi mới công nghệ, phát triển nhiều sản phẩm với kích thước ngày càng thu nhỏ với có độ chính xác cao. Vì vậy công ty TNHH SONION ngày càng chiếm lĩnh thị trường toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ linh kiện âm thanh thu nhỏ.
Để đạt được kết quả trên về cơ bản công ty đã thành công trong việc lựa chọn công nghệ và hoạch định công suất bạn đầu, với việc đảm bảo tính linh động trong các phương án thiết kế công suất của dây chuyền, đã giúp công ty kịp thời tăng
năng suất, sản lương theo đúng nhu cầu của khách hàng, làm tăng uy tính và độ tinh cậy đối với khách hàng.
Mặc dù trong những năm gần đậy chịu tác động bởi nhiều yếu tố như: giá cả thị trường, các đối thủ cạnh tranh, hạn chế về nguồn cung cấp nguyên vật liệu và tiêu chuẩn khách hàng đưa ra ngày càng cao. Nhưng nhìn chung công ty vẫn đang hoạt động tốt, có hiệu quả và tiếp tục phát triển trong thời gián sắp tới, điều đặt biệt công ty đã thành công trong việc thu hút được sự đầu từ của các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT TẠI DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BỘ CHUYỂN ĐỔI ÂM THANH (ADA)
3.1 Định hƣớng phát triển sản xuất của công ty TNHH SONION Việt Nam
Với chiến lược trở thành nhà lãng đạo thị trường toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ thích hợp, mục tiêu sắp tới của ban lãnh đạo công ty là không ngừng đổi mới công nghệ nhằm nâng cao công suất và đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu và thu hút thêm nhiều khách hàng. Song song với việc phát triển công nghệ công ty cũng đặc mục tiêu cho việc chuyển đổi công nghệ xanh sạch đảm bảo yếu tố sức khỏe môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế (ROHS & REACH).
Về sản phẩm dịch vụ: công ty sẽ đầu tư và phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới nhằm tăng thêm thị phần và khả năng cạnh tranh. Trọng tâm là 2 dòng sản phẩm mới (MCP-O & SPK-M), do 2 dòng sản phẩm này hiện có rất ít nhà cung cấp bởi đặc tính công nghệ của sản phẩm đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao. Với 2 dòng sản phẩm này công ty rất tự tinh với mục tiêu tăng thêm thị phần và thu hút thêm nhiều
khách hàng. Riêng những sản phẩm hiện đang sản xuất và cung cấp, sắp tới công ty sẽ cải tiến rút ngắn thời gian giao hàng, nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng.
Về công nghệ sử dụng: nhằm cải tiến các hoạt động trong sản xuất, đặc biệt để cải thiệt thời gian xử lý trên hệ thống phần mềm quản lý, công ty đang chuyển đổi dần các thiết bị máy tính phục vụ cho công tác quản lý sang công nghệ mới kèm với việc chuyển đổi hệ thống mạng chuyền tải dữ liệu lớn (4G) với tốc độ cao. Để tăng thêm công suất của trang thiết bị trong sản xuất, công ty đang dần chuyển đổi các thiết bị củ sang thiết bị mới với việc áp dụng công nghệ tiên tiến, giúp giảm thời gian sản xuất tăng thêm sản lượng.
Về nâng cao trình độ tay nghề và tổ chức lực lượng lao động trong sản xuất: mục tiêu của ban giám đốc công ty là sẽ đạt mức 35% tỉ lệ công nhân có tay nghề bậc 2 và 25% tỉ lệ công nhân có tay nghể bậc 3 trong tổng số công nhân hiện có. Để đạt được mục tiêu này, công ty đã thay đổi một số về chính sách tuyển dụng, đào tạo cũng như khen thưởng, chú trọng việc tuyển dụng công nhân có trình độ và kinh nghiệm làm việc nhằm mục đích bố trí những công nhân này tại những thiết bị có đòi hỏi cao về mặt kỷ năng.
Về diện tích mặt bằng nhà xưởng: để đáp ứng nhu cầu tăng công suất của dây chuyền, công ty đã lên kế hoạch mở rộng thêm diện tích mặt bằng nhà xưởng dành cho sản xuất. Kết hợp với việc phát triển thêm diện tích cho các khu vực chung khác (như bãi xe, căng teen, phòng y tế …) nhằm mục đích tăng cường khả năng phục vụ cho việc tăng thêm lượng công nhân sản xuất mới.
Về hệ số sử dụng máy móc: hạn chế thời gian dừng máy với mục tiêu tăng hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị trên 95%, triển khai chương trình TPM (Total Productive Maintenance) cho toàn bộ các dây chuyền sản xuất nhằm đảm bảo độ ổn định các trang thiết bị và tăng tối đa công suất.
Về các yếu tố bên ngoài: để đảm bảo năng lực cạnh tranh, công ty không chỉ tăng cường đầu tư phát triển sản phẩm mới mà còn tập trung vào yếu tố cải tiến chất lượng cũng như tìm kiếm nhiều nguồn cung ứng nguyên vật liệu nhằm kiểm soát tốt giá thành sản phẩm, tránh bị ảnh hưởng giá cả do sự biến động của thị trường. Song song với cải tiến công nghệ, công ty cũng quan tâm đến yếu tố an toàn trong sản xuất, kết hợp với ban an toàn bên trong và bên ngoài công ty định kỳ kiểm tra công tác đảm bảo an toàn trong sản xuất, hạn chế tối đa các sự cố phát sinh.
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả công tác hoạch định công suất tại dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ADA) dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ADA)
3.2.1 Đối với công tác quản lý và hoạch định công suất trang thiết bị 3.2.1.1 Cơ sở của giải pháp 3.2.1.1 Cơ sở của giải pháp
Công tác quản lý và hoạch định công suất trang thiết bị là một công việc quan trọng trong sản xuất, việc hoạch định công suất ban đầu chính xác, kết hợp với việc làm tốt công tác quản lý và kiểm soát công suất trang thiết bị theo đúng công suất đã hoạch định sẽ giúp công ty đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, sản lượng sẽ đạt mức mong đợi, giảm thiểu sự lãng phí trong sản xuất và chi phí vận hành. Hiện tại, công tác này tại công ty vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao, nguyên nhân chính là việc đánh giá điều kiện vận hành trong sản xuất ban đầu chưa đầy đủ và chính xác, dẫn đến công suất đạt được khi đưa thiết bị vào vận hành thấp hơn công suất hoạch định ban đầu. Thiết bị khi đưa vào vận hành vẫn phải điều chỉnh nhiều lần để sản phẩm làm ra phù hợp với tiêu chuẩn yêu cầu của khách hàng, việc điều chỉnh này làm giảm hệ số sử dụng của trang thiết bị, ngoài ra sự thiếu