Điều kiện thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác hoạch định công suất tại dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ada) ở công ty tnhh sonion việt nam​ (Trang 49)

Để hoàn thiện công tác quản lý và hoạch định công suất của trang thiết bị, công ty cần hoàn thiện hai công tác: đánh giá điều kiện vận hành hiện tại của dây chuyền sản xuất và công tác quản lý công suất của trang thiết bị.

- Đối với công tác đánh giá điều kiện vận hành trang thiết bị:

Tính ổn định của trang thiết bị khi vận hành là yếu tố tác động trực tiếp đến công suất của trang thiết bị. Để đánh giá tính ổn định của thiết bị khi vận hành, công ty cần thiết lập công tác thu thập và đánh giá các thông số về nhiệt độ, môi trường, độ ẩm tại dây chuyền sản xuất, kiểm tra độ ổn định nguồn điện cung cấp cho thiết bị. Tất cả các thông số này đều có liên quan và ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của trang thiết bị.

Trình độ tay nghề của công nhân cũng là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng tới công suất của thiết bị. Để đảm bảo việc hoạch định công suất của thiết bị được chính xác, công ty cần phải bố trí công nhân phù hợp với việc vận hành thiết bị trong suốt quá trình hoạch định công suất. Vì vậy, với việc xây dựng hệ thống phân loại tay nghề của công nhân theo từng nhóm và theo từng tính chất công dụng riêng của thiết bị sẽ giúp công ty dễ dàng nhận biết công nhân có tay nghề phù hợp với thiết bị khi tiến hành triển khai việc đánh giá công suất, ngoài ra việc phân loại tay nghề công nhân cũng sẽ giúp công ty sắp xếp công nhân vận hành thiết bị phù hợp sau này.

Chất lượng nguyên vật liệu đầu vào cũng tác động đến công suất của thiết bị, bởi nó không chỉ tác động đến sản lượng và chất lượng đầu ra mà còn ảnh hưởng đến hệ số sử dụng trang thiết bị. Khi đánh giá công suất của thiết bị, công ty cần phải làm rỏ tiêu chuẩn chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào, việc này không chỉ đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định trong quá trình đánh giá công suất mà còn trong lúc vận hành sản xuất sau này. Ngoài ra, nếu tiêu chuẩn của nguyên vật liệu được làm rỏ ràng sẽ giúp nhà cung cấp nguyên vật liệu dễ dàng trong khâu sản xuất đảm bảo đúng tiêu chuẩn mà công ty đưa ra, đồng thời sẽ giúp bộ phận kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào (IGI) nắm rõ thông tin, kiểm tra chất lượng, phản ánh kịp thời các vấn về chất lượng nguyên vật liệu cho nhà cung cấp và cho sản xuất.

Yếu tố quan trọng cuối cùng trong việc đánh giá công suất của thiết bị là cần làm rỏ tiêu chuẩn yêu cầu từ khách hàng, việc làm rỏ yêu cầu của khách hàng về tiêu chuẩn của sản phẩm sẽ giúp bộ phận thiết kế dễ dàng trong khâu thiết kế thiết bị, tránh phải mất nhiều thời gian cho việc điều chỉnh lại thiết bị sau khi thiết kế và chạy thử nghiệm. Ngoài ra, khi thiết bị ban đầu không được thiết kế theo đúng như yêu cầu sẽ dẫn đến hiệu suất của thiết bị không đúng như hoạch định, do tỉ lệ phế phẩm trong sản xuất cao hơn dư tính ban đầu.

- Đối với công tác quản lý thiết bị giữa các bộ phận:

Trước tiên để có thể đồng bộ hóa công tác quản lý, công ty cần phải thống nhất trong cách đặt chỉ tiêu giữa các bộ phận, hiện tại chỉ tiêu của các bộ phận không được tương đồng và thiếu sự gắng kết. Vì vậy, ban giáp đốc công ty cần phải thống nhất về chỉ tiêu đặt ra cho các bộ phận, tất cả các chỉ tiêu phải có sự phụ thuộc lẫn nhau, nếu kết quả đạt được của một bộ phận nào đó thấp hơn chỉ tiêu đặt ra đều ảnh hưởng đến kết quả của các bộ phận khác, điều này sẽ tạo sự gắng kết giữa các bộ phận với nhau, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.

Đối với các thiết bị chưa đạt được công suất đặt ra ban đầu thì cần phải thành lập một đội ngũ chuyên viên nghiên cứu và cải tiến, các thành viện tham gia bao gồm từ bộ phận sản xuất, bảo trì, chất lượng và thiêt kế nhằm mục đích thu thập thông tin, phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp để cải thiện công suất của thiết bị.

Việc bảo dưỡng trang thiết bị cũng rất quan trong, hiện tại công tác bảo dưỡng định kỳ của bô phận bảo trì chủ yếu chú trọng công tác vệ sinh, làm sạch thiết bị trong khi công tác đánh giá chất lượng hoạt động của thiết bị và tuổi thọ của các linh kiện bên trong thiết bị vẫn còn thiếu, nên mặc dù công tác bảo dưỡng định kỳ được thực hiện đầy đủ nhưng hệ số sử dụng vẫn không cao. Để cải thiện vấn đề này, bộ phận bảo trì cần xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng hoạt đông của thiết bị, đánh giá sự ổn định của thiết bị và tuổi thọ của các linh kiện bên trong, thay thế các linh kiện đã hết thời gian hoạt động nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định, đạt công suất khi vận hành.

Khâu kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu còn nhiều thiếu sót, một số nguyên vật liệu chưa đưa vào danh mục kiểm tra đánh giá ban đầu, vì vậy khi đưa vào sản xuất làm ảnh hưởng đến thiết bị. Để cải thiện, công ty cần phải huấn luyện kỷ nhân viên kiểm tra nguyên liệu đầu vào, đảm bảo họ được cập nhật thông tin thường xuyên, đảm bảo tất cả các nguyên liệu được đưa vào danh mục kiểm tra ban đầu trước khi đưa vào sản xuất. Ngoài ra, công tác phản hồi cũng cần phải cải tiến, cần phải tăng tần xuất kiểm mẫu để nhận biết kịp thời nguyên liệu không đạt chất lượng, phản hồi sớm đến bộ phận sản xuất và nhà cung cấp.

3.2.1.3 Kết quả đạt đƣợc từ giải pháp

- Hoạch định chính xác công suất của thiết bị nhằm đánh giá chính xác khả

năng sản xuất của dây chuyền, đưa ra những phương án dự phòng trong trường hợp công suất của thiết bị không đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng.

- Tăng hiệu suất và hệ số sử dụng trang thiết bị, giảm chi phí vận hành thiết bị.

- Đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định, tránh gây hư hỏng và tốn kém chi phí

cho việc sửa chửa.

- Đánh giá chính xác công tác quản lý thiết bị đối với từng bộ phận.

- Tạo sự thống nhất và đoàn kết giữa các bộ phận, hợp tác cùng nhau phát

triển.

3.2.2 Đối với công tác đào tạo nâng cao tay nghề và tổ chức lực lƣợng lao động 3.2.2.1 Cơ sở của giải pháp

Theo số liệu thống kê cho thấy hiện tại tỉ lệ công nhân có tay nghề cao vẩn còn thấp so với chỉ tiêu đặt ra. Do tỉ lệ công nhân nghỉ việc khá lớn, trong đó số công nhân có tay nghề cao nghỉ chiếm đa số. Vì vậy với tỉ lệ công nhân nghỉ việc nhiều kèm với việc nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng dẫn đến tỉ lệ công nhân có tay nghề cao thấp. Ngoài ra việc lên kế hoạch cho công tác đào tạo còn nhiều hạn chế dẫn đến số lượng công nhân cần cho việc thay thế số lượng công nhân nghỉ là rất ít. Giải pháp đặt ra cho vấn đề này là làm thế nào để tăng cường đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân cũng như hoàn thiện công tác tổ chức nhằm đảm bảo lực lượng lao động kế thừa cho sau này.

3.2.2.2 Điều kiện thực hiện giải pháp

Công ty cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho toàn bộ công nhân trong dây chuyền sản xuất, mục tiêu của kế hoạch ngắn hàn là làm thế nào để huấn luyện công nhân mới được lành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất tăng sản lượng sản phẩm. Đối với kế hoạch đào tạo dài hạn, ưu tiên xem xét tại những công đoạn, qui trình liên quan đến việc vận hành những thiết bị đòi có trình độ tay nghề cao, phải tập trung kế hoạch đào tạo và tăng cường lượng công nhân lành nghề tại những qui trình này nhằm đảm bảo lực lượng kế thừa, ngoài ra trong kế hoạch đào tạo dài hạn cần phải phân loại các nhóm công nhân theo từng nhóm tính chất công việc, việc này giúp công ty biết được số lượng công nhân ở từng nhóm và dễ dàng sắp xếp công nhân phù hợp với yêu cầu công việc hay thiết bị sản xuất.

Mặc dù tại từng công đoạn, qui trình và thiết bị đều có tài liệu hướng dẫn rỏ ràng, tuy nhiên các qui tắc trong cách hướng dẫn cũng như đội ngũ hướng dẫn chuyên nghiệp vẫn còn hạn chế, vì vậy việc đào tạo mất rất nhiều thời gian. Để cải thiện vấn đề này, công ty cần xây dựng một đội ngũ huấn luyện, đào tạo riêng cho sản xuất, đội ngũ này phụ trách công tác đào tạo công nhân lành nghề cho các dây chuyền nhằm đẩy nhanh tiến độ đào tạo, đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng công suất của dây chuyền. Các thành viện trong đội ngũ đào tạo cần phải qua các khóa đào tạo công tác huấn luyện nhân viên mới một cách bài bản và chuyên nghiệp nhằm tăng mức hiệu quả trong khâu đào tạo. Việc xây dựng qui tắc chung trong công tác đào tạo là rất cần thiết vì nó đảm bảo sự thống nhất trong cách đào tạo giữa các thành viện và hướng tới một kết quả chung.

Công ty cũng cần xây dựng riệng một khu vực phục vụ cho công tác đào tạo nhằm đảm bảo công nhân được huấn luyện các kỹ năng cơ bản trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của dây chuyền.

Có kế hoạch định kỳ luân chuyển các công nhân trong dây chuyền tại những vị trí công đoạn khác nhau nhằm tăng khả năng linh động của từng công nhân, tăng khả năng thay thế khi có công nhân nghỉ và duy trì hoạt động sản xuất được ổn định. Đặc biệt đối với những công đoạn khó hay thiết bị đòi hỏi trình độ công nhân vận hành cao, công ty cần phải có kế hoạch dự phòng cho những công nhân tại những vị trí này, đảm bảo nguồn lực thay thế.

Bạn quản lý dây chuyền cũng nên có kế hoạch định kỳ kiểm tra đánh giá công tác đào tạo, phân tích kết quả đạt được và đưa ra các giải pháp khi kết quả không đạt như mục tiêu đề ra. Quá trình đánh giá cũng là quá trình xem xét lại phương pháp đào tạo, thay đổi hay điều chỉnh để việc đào tạo đem lại hiệu quả cao.

Công ty cần xây dựng phần mềm kiểm soát thời gian đào tạo để đảm bảo quá trình đào tạo đúng tiến độ, phần mềm này cũng dùng để lưu trữ dữ liệu thông tin về quá trình đào tạo của công nhân bao gồm những công đoạn mà công nhân đã được đào tạo, việc này giúp ban quản lý dây chuyền dễ dàng sắp xếp công nhân vận hành phù hợp với trang thiết bị, yêu tố này cũng rất quan trọng trong việc đánh giá công suất ban đầu của thiết bị. Phần mềm cũng cần ghi nhận thêm về thời gian công nhân không còn vận hành hay làm việc tại thiết bị, công đoạn đã từng được đào tạo, trường hợp những công nhân này được sắp xếp trở lại vận hành hay làm việc tại những vị trí này thì cần phải được nhận biết, kiểm tra và đánh giá lại trước khi chính thức đưa vào vận hành thiết bị trở lại.

Hiện tại quá trình lên kế hoạch đào tạo tại công ty chỉ do bô phận sản xuất thực hiện, vì vậy số lượng công nhân được đào tạo, chất lượng của việc đào tạo cũng như tiến độ đào tạo không đúng theo nhu cầu. Do đó, khi lên kế hoạch đào tạo cần phải có sự liên kết giữa các bộ phận để được cập nhật đầu đủ thông tin trước khi lên kế hoạch đào tạo, đối với các thiết bị công nghệ cao đòi hỏi trình độ của công nhân vận hành, cần phải có sự hổ trợ của các chuyên gia nước ngoài trong công tác đào tạo.

3.2.2.3 Kết quả đạt đƣợc từ giải pháp

- Xây dựng được đội ngũ công nhân có tay nghề cao và phù hợp với tiêu chí và nhu cầu trong sản xuất

- Quá trình đào tạo được rõ ràng và cụ thể, đội ngũ đào tạo huấn luyện được

chuyên môn hóa

- Lực lượng thay thế luôn được chuẩn bị sẳn sàng và thay thế trong trường hợp

có công nhân nghỉ việc

- Đánh giá được chất lượng của công tác đào tạo

- Dưa vào kết quả của việc đào tạo để có thể phân bổ công nhân một cách phù

hợp

- Thống nhất trong phương pháp đào tạo để đạt được hiệu quả cao trong công

tác đào tạo

- Luôn chuẩn bị nguồn lực dự phòng cho việc tăng công suất của dây chuyền

sản xuất

3.2.3 Đối với công tác xây dựng và lựa chọn phƣơng án công suất 3.2.3.1 Cơ sở của giải pháp

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, yếu tố cạnh tranh là yếu tố không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp hiện nay, vậy để làm thế nào để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc thu hút được nhiều khách hàng là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một trong các công tác nhằm thu hút được sự quan tâm của khách hàng là luôn làm hài lòng khách hàng, luôn đáp ứng nhu cầu khách hàng. Về công tác này, hiện nay công ty cũng đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên công ty cũng gặp không ít những khó khăn, nguyên nhân ở khâu xây dựng phương án công suất của dây chuyền không đưa ra nhiều phương án công suất khác nhau để linh động hơn khi nhu cầu khách hàng thay đổi, thiếu việc tính toán các chi phí tác nghiệp kèm với việc chưa xem xét kỹ mối quan hệ giữa quy mô và đặc điểm nguyên liệu sử dụng. Vậy vấn đề cần giải quyết là làm thế nào để hoàn thiện công tác xây dựng phương án công suất của dây chuyền.

Khi lên kế hoạch xây dựng và lựa chọn phương án công suất cho dây chuyền sản xuất cần thu thập thêm nhiều thông tin liên quan đến nhu cầu của khách hàng, phân tích và ước lượng nhu cầu sắp tới nhằm lên phương án công suất cho từng mức nhu cầu khác nhau, chủ động hơn với những tình huống tăng giảm sản lượng khi có sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng.

Chi phí tác nghiệp cho công tác bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị chưa được tính trong công tác xây dựng phương án công suất dẫn đến sau một khoản thời gian hoạt động công suất đạt được thấp hơn công suất xây dựng ban đầu. Vì vậy khi xây dựng phương án công suất, công ty cần chuẩn bị một nguồn kinh phí dành cho hoạt động này nhằm tối ưu hoá công suất hoạt động của dây chuyền. Ngoài ra chi phí cho công tác đào tạo bồ dưỡng tay nghề cho đội ngũ nhân viên kỷ thuật cũng cần được tính trong công tác xây dựng phương án công xuất, đảm bảo đội ngũ nhân viện kỹ thuật nắm kỹ kết cấu và thông số kỹ thuật, giúp giảm thời gian giải quyết khắc phụ sự cố, hư hỏng thiết bị.

Công suất của dây chuyền sản xuất cũng chịu tác động bởi yếu tố nguyên vật liệu sử dụng, vì vậy khi xây dựng phương án công suất cần đặt biệt qua tâm đến đặt điểm nguyên liệu, xem xét đặt điểm của nguyên liệu có phù hợp tiêu chuẩn sản xuất của dây chuyền, việc này sẽ đảm bảo dây chuyền hoạt động tối đa công suất. Ngoài ra quán trình xây dựng phương án công suất cũng cần lên kế hoạch tìm kím nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu, việc này giúp công ty tránh bị động khi có sự cố về nguồn nguyên liệu cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác hoạch định công suất tại dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ada) ở công ty tnhh sonion việt nam​ (Trang 49)