Định hƣớng phát triển sản xuất của công ty TNHH SONION Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác hoạch định công suất tại dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ada) ở công ty tnhh sonion việt nam​ (Trang 47 - 49)

Với chiến lược trở thành nhà lãng đạo thị trường toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ thích hợp, mục tiêu sắp tới của ban lãnh đạo công ty là không ngừng đổi mới công nghệ nhằm nâng cao công suất và đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu và thu hút thêm nhiều khách hàng. Song song với việc phát triển công nghệ công ty cũng đặc mục tiêu cho việc chuyển đổi công nghệ xanh sạch đảm bảo yếu tố sức khỏe môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế (ROHS & REACH).

Về sản phẩm dịch vụ: công ty sẽ đầu tư và phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới nhằm tăng thêm thị phần và khả năng cạnh tranh. Trọng tâm là 2 dòng sản phẩm mới (MCP-O & SPK-M), do 2 dòng sản phẩm này hiện có rất ít nhà cung cấp bởi đặc tính công nghệ của sản phẩm đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao. Với 2 dòng sản phẩm này công ty rất tự tinh với mục tiêu tăng thêm thị phần và thu hút thêm nhiều

khách hàng. Riêng những sản phẩm hiện đang sản xuất và cung cấp, sắp tới công ty sẽ cải tiến rút ngắn thời gian giao hàng, nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng.

Về công nghệ sử dụng: nhằm cải tiến các hoạt động trong sản xuất, đặc biệt để cải thiệt thời gian xử lý trên hệ thống phần mềm quản lý, công ty đang chuyển đổi dần các thiết bị máy tính phục vụ cho công tác quản lý sang công nghệ mới kèm với việc chuyển đổi hệ thống mạng chuyền tải dữ liệu lớn (4G) với tốc độ cao. Để tăng thêm công suất của trang thiết bị trong sản xuất, công ty đang dần chuyển đổi các thiết bị củ sang thiết bị mới với việc áp dụng công nghệ tiên tiến, giúp giảm thời gian sản xuất tăng thêm sản lượng.

Về nâng cao trình độ tay nghề và tổ chức lực lượng lao động trong sản xuất: mục tiêu của ban giám đốc công ty là sẽ đạt mức 35% tỉ lệ công nhân có tay nghề bậc 2 và 25% tỉ lệ công nhân có tay nghể bậc 3 trong tổng số công nhân hiện có. Để đạt được mục tiêu này, công ty đã thay đổi một số về chính sách tuyển dụng, đào tạo cũng như khen thưởng, chú trọng việc tuyển dụng công nhân có trình độ và kinh nghiệm làm việc nhằm mục đích bố trí những công nhân này tại những thiết bị có đòi hỏi cao về mặt kỷ năng.

Về diện tích mặt bằng nhà xưởng: để đáp ứng nhu cầu tăng công suất của dây chuyền, công ty đã lên kế hoạch mở rộng thêm diện tích mặt bằng nhà xưởng dành cho sản xuất. Kết hợp với việc phát triển thêm diện tích cho các khu vực chung khác (như bãi xe, căng teen, phòng y tế …) nhằm mục đích tăng cường khả năng phục vụ cho việc tăng thêm lượng công nhân sản xuất mới.

Về hệ số sử dụng máy móc: hạn chế thời gian dừng máy với mục tiêu tăng hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị trên 95%, triển khai chương trình TPM (Total Productive Maintenance) cho toàn bộ các dây chuyền sản xuất nhằm đảm bảo độ ổn định các trang thiết bị và tăng tối đa công suất.

Về các yếu tố bên ngoài: để đảm bảo năng lực cạnh tranh, công ty không chỉ tăng cường đầu tư phát triển sản phẩm mới mà còn tập trung vào yếu tố cải tiến chất lượng cũng như tìm kiếm nhiều nguồn cung ứng nguyên vật liệu nhằm kiểm soát tốt giá thành sản phẩm, tránh bị ảnh hưởng giá cả do sự biến động của thị trường. Song song với cải tiến công nghệ, công ty cũng quan tâm đến yếu tố an toàn trong sản xuất, kết hợp với ban an toàn bên trong và bên ngoài công ty định kỳ kiểm tra công tác đảm bảo an toàn trong sản xuất, hạn chế tối đa các sự cố phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác hoạch định công suất tại dây chuyền sản xuất bộ chuyển đổi âm thanh (ada) ở công ty tnhh sonion việt nam​ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)