4. Phương pháp nghiên cứu:
5.1.1 Những mặt đạt được
Về cơ bản công ty đã làm đúng theo chế độ kế toán thuế GTGT và thuế TNDN. Thực hiện việc kê khai theo đúng mẫu hướng dẫn của thông tư Số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài Chính ( đối với thuế GTGT ) và thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài Chính ( đối với thuế TNDN )
Về tổ chức chứng từ:
Công ty đã tổ chức thực hiện đầy đủ hệ thống chứng từ kế toán về thuế GTGT và thuế TNDN như: Bảng kê hoá đơn chứng từ của hàng hoá dịch vụ mua vào (Mẫu số 01- 2/GTGT), Bảng kê hoá đơn chứng từ của hàng hoá dịch vụ bán ra (Mẫu số 01- 1/GTGT), Tờ khai Thuế GTGT (Mẫu số 01/GTGT), Tờ khai quyết toán thuế TNDN
(Mẫu số 03/TNDN).
Các hoá đơn chứng từ đều tuân thủ theo đúng qui định, không tẩy xoá, gian lận và được lưu giữ, bảo quản tại công ty để phục vụ cho công tác quản lý và kiểm tra khi cần thiết.
Hàng ngày, khi có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thuế GTGT đầu vào và đầu ra, kế toán đều ghi chép và theo dõi đầy đủ ở File dữ liệu Template chuẩn, điều này nhằm giúp kế toán tránh bỏ sót các hóa đơn GTGT và cho công việc kê khai thuế GTGT hàng quý được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Về sổ sách theo dõi thuế GTGT và thuế TNDN
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được kế toán phản ánh kịp thời, chính xác trên sổ sách kế toán, có sự phù hợp, thống nhất giữa sổ Nhật Kí Chung và Sổ Cái TK 133, TK 3331. Điều này giúp cho công tác theo dõi và nộp thuế của công ty tương đối tốt. Việc kê khai luôn kết hợp với các biện pháp kiểm tra, đối chiếu kịp thời tránh sai sót xảy ra.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, công tác kế toán kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty cũng còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.