Phương pháp hạch toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại phòng bán hàng tân biên​ (Trang 58 - 68)

4.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

4.2.3. Phương pháp hạch toán

Trung tâm kinh doanh áp dụng cơ chế trả lương theo phương pháp 3P và đơn giá tiền lương theo sản phẩm, dịch vụ, trong đó chế độ trả lương theo kết quả thực hiện BSC áp dụng 100% đối với nhân viên làm việc tại PBH, ngoại trừ nhân viên kinh doanh dịch vụ trả trước,

trả sau được hưởng 60% lương theo kết quả BSC và 40% lương theo đơn giá sản phẩm, dịch vụ.

Công thức tính lương:

Tiền lương thực nhận vào cuối mỗi tháng của nhân viên là thu nhập sau khi đã trừ các khoản giảm trừ:

Các khoản giảm trừ thu nhập của người lao động bao gồm: - BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

- Đảng phí

- Qũy chính sách xã hội - Thuế TNCN

- Tạm ứng lương

4.2.3.1. Phương pháp trả lương theo kết quả BSC

Hình thức tiền lương trả theo kết quả BSC áp dụng 100% đối với GĐ phòng bán hàng, nhân viên tổ quản lý ( kế toán, nhân viên quản lý cước ), tổ trưởng tổ kinh doanh và áp dụng 40% lương BSC cho nhân viên tổ kinh doanh ( nhân viên kinh doanh trả trước, nhân viên kinh doanh trả sau).

Xây dựng thang lương theo vị trí công việc (P1)

Căn cứ vào quyết định số 251/QQD-TTKD TNH-THNS, GĐ TTKD đã ra quyết định về việc ban hành chức danh và hệ số chức danh (P1) của CNCNV phòng bán hàng Tân Biên.

Thu nhập = Lương BSC + Lương theo đơn giá (NVKD) + Các khoản khác

Stt Họ và tên Chức danh Hệ số lương chức danh (P1) và bậc lương Hệ số P1 Bậc

1 Nguyễn Tấn Tài GĐ PBH khu vực 954 3

2 Tạ Hoàng Vinh Hiển Kế toán trưởng PBH khu vực 506 3 3 Nguyễn Thị Thu Hiền Nhân viên quản lý cước 476 4 4 Trần Đức Trọng Tổ trưởng bán hàng khu vực 562 3 5 Võ Thanh Tiền Nhân viên quản lý địa bàn 478 3 6 Nguyễn Ngọc Anh Nhân viên quản lý địa bàn 478 3 7 Nguyễn Quốc Đống Nhân viên kinh doanh địa bàn 478 3 8 Đỗ Thị Thu Trang Nhân viên giao dịch 478 3

Bảng 4.2 Danh sách xếp bậc và hệ số lương chức danh (P1) nhân viên PBH

Xác định lương theo năng lực (P2)

Hệ số P2 của cá nhân là điểm năng lực thực tế của cá nhân so với điểm năng lực tiêu chuẩn vị trí công việc mà cá nhân đảm nhiệm. Các đơn vị thực hiện đánh giá, chấm điểm năng lực cá nhân P2 thực tế đối với từng cá nhân lao động khi mới tuyển dụng, khi thay đổi vị trí công việc và theo định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để xác định so với điểm năng lực tiêu chuẩn vị trí công việc mà cá nhân đó đảm nhận. Hệ số P2 đánh giá tối đa bằng 1.

Phân cấp đánh giá, xác định điểm P2 thực tế của cá nhân theo các cấp cụ thể: ban GĐ Trung tâm kinh doanh đánh giá, xác định điểm P2 thực tế cho các GĐ phòng bán hàng và các phòng chức năng thuộc trung tâm.

Trưởng phòng đánh giá, xác định điểm P2 thực tế cho các cá nhân phòng.  Xác định lương theo kết quả quả công việc (P3)

Hệ số P3 được đánh giá dựa trên hệ thống bảng điểm cân bằng (BSC là một hệ thống quản lý chiến lược dựa vào kết quả đo lường đánh giá) và hệ thống đo lường đánh giá hiệu

quả công việc (KPI là công cụ đo lường đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua các chỉ số đánh giá thực hiện công việc nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân).

BSC với 4 viễn cảnh: tài chính, quan hệ khách hàng, hoạt động nội bộ và học hỏi, phát triển. Mỗi viễn cảnh tài chính được đánh giá, đo lường thông qua các chỉ số KPI, mỗi chỉ số đều có giá trị chuẩn nói lên rằng mục tiêu có thể đạt được trong thời gian cần thiết. (PHỤ LỤC).

Tuy nhiên đối với GĐ hệ số P3 được đánh giá trên kết quả xếp hạng BSC của phòng bán hàng so với các phòng bán hàng khác dưới sự quản lý của Trung tâm kinh doanh.

Cách tính lương

Đối với GĐ PBH tiền lương được phân phối hàng tháng dựa trên thời gian làm việc, kết quả công việc thông qua kết quả BSC của cả phòng bán hàng và tiền lương kế hoạch do TTKD phân phối. Lương quyết toán tháng GĐ PBH = Hệ số nhóm X Hệ số ngày công X Lương kế hoạch của GĐ HP3 tháng của PBH do Giám đốc đó lãnh đạo Trong đó:

- Hệ số nhóm: Hàng tháng căn cứ vào kết quả BSC đã đạt được, các phòng bán hàng sắp xếp thành 3 nhóm, có thứ hạng từ cao xuống thấp như sau:

+ Nhóm 1 (3 đơn vị có thứ hạng từ 1 – 3), có hệ số lương 1.1 + Nhóm 2 (3 đơn vị có thứ hạng từ 4 – 6), có hệ số lương 1.0 + Nhóm 3 (3 đơn vị có thứ hạng từ 7 – 9 ), có hệ số lương 0.9

- Hệ số ngày công:

- Lương kế hoạch của GĐ:

- HP3 tháng của PBH do GĐ lãnh đạo đo TTKD thẩm định kết quả BSC thông qua các chỉ tiêu được giao để đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị, cũng là điểm HP3 của GĐ.

Stt Đơn vị Mức độ hoàn thành %

1 Phòng BH Thành Phố 89.7

2 Phòng BH Châu Thành 89.9

3 Phòng BH Gò Dầu 98.1

4 Phòng BH Hòa Thành 98.6

5 Phòng BH Dương Minh Châu 92.5

6 Phòng BH Bến Cầu 83.6

7 Phòng BH Trảng Bàng 84.6

8 Phòng BH Tân Biên 90.1

9 Phòng BH Tân Châu 91.0

Bảng 4.3. Kết quả BSC tháng 3 năm 2017 của các PBH

Đối với tiền lương cá nhân thuộc tập thể kinh doanh được tính dựa trên tỷ lệ tích điểm các hệ số P1, P2, P3 so với tổng điểm hệ số P1, P2, P3 của tất cả các cá nhân trong tập thể, hệ số ngày công và quỹ tiền lương theo BSC cho bộ phận kinh doanh.

Lương kế hoạch của GĐ = Quỹ lương KH TTKD 9

Ngày công thực tế Ngày công chuẩn (22 ngày) Hệ số ngày công =

Lươngcủa

cá nhân i

=

Điểm P1P2của cá nhân x Hệ số HP3 của cá nhân i

Tổng (Điểm P1P2 x Hệ số P3) của các cá nhân trong tập thể

Hệ số Ngày

công

Quỹ lương phân phối theo BSC của bộ phận kinh doanh

Đối với tổ quản lý (kế toán, quản lý cước) tiền lương cá nhân thuộc tập thể kinh doanh được tính dựa trên tỷ lệ tích điểm các hệ số P1, P2, P3 so với tổng điểm hệ số P1, P2, P3 của tất cả các cá nhân trong tập thể, hệ số ngày công và quỹ tiền lương theo BSC cho bô phận quản lý.

Lương của cá nhân i

=

Điểm P1P2của cá nhân x Hệ số HP3 của cá nhân i

Tổng (Điểm P1P2 x Hệ số P3) của các cá nhân trong tập thể

Hệ số ngày

công

Quỹ lương phân phối theo BSC của bộ phận quản lý

Qua cách tính lương được áp dụng theo phương pháp 3P mà TTKD đã áp dụng là hợp lý, cho thấy được cách áp dụng hình thức trả lương BSC một cách công bằng đạt hiệu quả cao, trả lương vừa gắn với tinh thần trách nhiệm trong công việc của nhân viên vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động. tuy nhiên đối với nhân viên tổ kinh doanh việc đòi hỏi thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu nhiều hơn nên TTKD đã kết hợp phương thức trả lương theo đơn giá sản phẩm, dịch vụ với hình thức tiền thưởng, tiền trừ một cách ròng ràng minh bạch, để nhân viên cố gắng hơn trong quá trình thực hiện mục tiêu mà TTKD đã đề ra.

x x

x x

4.2.3.2. Phương pháp trả lương theo đơn giá/sản phẩm, dịch vụ

Đây là phương pháp trả lương cho người lao động theo kết quả lao động, sản phẩm dịch vụ hoàn thành đảm bảo tính công bằng và hợp lý, khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động. tiền lương được tính căn cứ vào chỉ tiêu hoàn thành.

Cách tính lương:

Hình thức này chỉ áp dụng đối với nhân viên bộ phận kinh doanh gồm:  Nhân viên kinh doanh trả trước

Lương nhân viên kinh doanh di động trả trước được tính theo đơn giá tiền lương/ sản phẩm, dịch vụ và tiền lương khuyến khích (nếu có).

Trong đó:

- Đơn giá tiền lương đối với thuê bao phát triển có phát sinh cước > 5000đ là 10000đ/thuê bao.

- Tiền lương khuyến khích được cộng cho các thuê bao có phát sinh cước lớn hơn 20000đ/ thuê bao cụ thể: = Lương theo đơn giá Đơn giá tiền lương

Sản lượng thuê bao có phát sinh cước >

5000đ

Tiền lương khuyến khích đối với các thuê bao có phát sinh cước > 20000đ

Tài khoản chính khách hàng Tiền khuyến khích thuê bao PSC > 20000đ Từ 20.000đ đến 50.000đ 2.000đ Từ 51.000 đến 100.000đ 5.000đ Từ 101.000 đến 200.000đ 10.000đ Từ 201.000 đến 300.000đ 20.000 Từ 301.000 đến 400.000đ 30.000đ Từ 401.000 đến 500.000đ 40.000đ

Bảng 4.4. Tiền lương khuyến khích cho nhân viên kinh doanh di động trả trước

Nhân viên kinh doanh trả sau (nhân viên quản lý địa bàn):

Lương nhân viên kinh doanh trả sau được tính đơn giá tiền lương được hưởng bằng 45% doanh thu phát sinh từ thuê bao phát triển mới hoặc khôi phục trong tháng và đơn giá tiền lương giảm trừ bằng 45% doanh thu mất đi do khách hàng rời mạng trong tháng hoặc tạm ngưng từ trên 2 tháng.

4.2.3.3. Các khoản thu nhập khác.

Tiền thưởng: Là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm khuyến khích lao động có đóng góp tích cực trong công việc.

- Thưởng cuối năm: Hàng năm nếu DN kinh doanh có lãi thì sẽ trích từ lợi nhuận để thưởng cho NLĐ mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận của mỗi năm khác nhau. Mức thưởng hàng năm được đánh giá cao hay thấp dựa trên khả năng, thành tích trong công việc, chấp hành đầy đủ các nội quy mà DN đưa ra.

-Thưởng lễ 30/4, Quốc Khánh, Tết Dương lịch: Số tiền thưởng từ 300.000 đến 1.000.000 tùy thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, kế toán lập danh

Lương theo

đơn giá = 45% doanh thu phát sinh từ KH mới _ 45% doanh thu giảm trừ

sách các nhân viên được hưởng tiền gởi cho GĐ TTKD ký duyệt và chuyển khoản cho từng cá nhân được nhận thưởng.

- Phụ cấp

- Phụ cấp trách nhiệm: Khoản phụ cấp này phụ thuộc vào hệ số phụ cấp áp dụng đối với công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo.

- Công tác phí: Đối với CNV đi công tác thì được hưởng công tác phí cụ thể: + CBCNV đi công tác tại tỉnh Tây Ninh được hưởng trợ cấp 200.000đ/ngày. + CBCNV đi công tác tỉnh xa hơn được hưởng trợ cấp 250.000đ/ ngày.

+ DN sẽ chi trả tiền chỗ ở, tiền vé tàu xe trong quá trình đi công tác nếu có đầy đủ các hóa đơn, chứng từ thanh toán hợp lệ.

- Tiền ăn ca: Tiền ăn ca cho các CBCNV được chi hàng tháng là 597.000 đồng. Áp dụng tính lương thực tế:

Anh NGUYỄN TẤN TÀI chức vụ GĐ PBH Tân Biên, kết quả BSC của PBH Tân Biên tháng 3 năm 2017 xếp hạng 5, hệ số kết quả hoàn thành chỉ tiêu BSC giao cho PBH được đánh giá đạt 90.1% (bảng). Trong tháng anh Tài đi làm đủ 22 ngày công, lương kế hoạch của GĐ là 18.886.850,44 đồng.

- Lương cá nhân = 1 x 1 x 18.886.850,44 x 90.1% = 17.017.052 đồng - Tiền ăn = 597.000 đồng

Tổng lương = 17.017.052 + 597.000 = 17.614.052 đồng

- Trích BHXH, BHYT, BHTN = 3.500.000 x 2.56 x 10.5% = 940.800 đồng

- Trích công đoàn = ( 17.614.052 -597.000 – 940.800) x 1% =121.000 (trích tối đa 121.000)

- Trích CSXH = ( 17.614.052 – 597.000 ) x 0.5% = 85.085 đồng - Trích đảng phí = ( 17.614.052 – 597.000 ) x 1% = 170.071 đồng - Tạm ứng GĐ = 7.000.000 đồng

- Thuế TNCN = (17.614.052 – 597.000 – 940.800 – 9.000.000 – 3.600.000) x 5% = 173.813 đồng.

Tổng các khoản giảm trừ = 940.800 + 121.000 + 85.085 + 170.071 + 173.813 + 7.000.000 = 8.490.769 đồng

Tiền lương thực lãnh = 17.614.052 – 8.490.769 = 9.123.283 đồng

Chị ĐỖ THỊ THU TRANG là nhân viên trả trước của tổ kinh doanh tại PBH Tân Biên, hệ số chức danh (P1) là 478, hệ số đánh giá năng lực (P2) trong tháng 3 là 1, hệ số kết quả BSC (P3) đạt được 0.9607. Trong tháng chị Trang đi làm đủ 22 ngày công, đi tập huấn 5 ngày tại TTKD được phụ cấp 200.000 đ/ngày, quỹ lương BSC của tổ kinh doanh là 30.487.993,45 đồng.

Chị ĐỖ THỊ THU TRANG sản lượng thuê bao có phát sinh cước > 5000đ trong tháng 3 là 149 thuê bao và 104 thuê bao khuyến khích có phát sinh cước > 20000đ.(PHỤ LỤC)

- Lương theo đơn giá = 10.000 x 149 + 541.000 = 2.031.000 đồng. - Tiền ăn = 597.000 đồng

- Công tác phí = 5 x 200.000 = 1.000.000 đồng. - Thưởng ngày quốc tế phụ nữ 8/3 200.000 đồng

Tổng tiền lương = 5.200.733 + 2.031.000 + 597.000 + 200.000 + 1.000.000 = 9.028.733 đồng - Trích BHXH, BHYT, BHTN = 3.500.000 x 1.47 x 10.5% = 540.225 đồng - Trích công đoàn = (9.028.733 – 597.000 – 540.225) x 1% = 78.915 đồng - Trích CSXH = ( 9.028.733 – 597.000 – 400.000) x 0.5% = 36.159 đồng = 5.200.733 đồng. 478 x 1 x 0.9607 x 60% (562 x 0.8712 + 286.8 x 1.0003 + 286.8 x 0.9607 + 286.8 x 1.0209 + 286.8 x 0.9428) x 1 x 30.487.993,45 Lương cá nhân =

- Trích đảng phí = (9.028.733 – 597.000) x 1% = 80.111 đồng - Tạm ứng nhân viên = 3.000.000 đồng - Thuế TNCN = 0 Tổng các khoản giảm trừ = 540.225 + 78.915 + 36.159 + 80.111 + 3.000.000 = 3.735.410 đồng Tiền lương thực lãnh = 9.028.733 – 3.735.410 = 5.293.323 đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại phòng bán hàng tân biên​ (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)