Nghệ thuật tự sự trong Hoàng Việt xuân thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị văn học và giá trị sử học của tác phẩm hoàng việt xuân thu (Trang 38)

B. NỘI DUNG

2.3 Nghệ thuật tự sự trong Hoàng Việt xuân thu

2.3.1 Khái lược về nghệ thuật tự sự

Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) đã định nghĩa: “Tự sự là phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Về nguyên tắc nó được phân biệt với

phương thức trữ tình phản ánh hiện thực trong cảm nhận chủ quan”. Vấn đề

cơ bản của phương thức tự sự là kể. “Nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình khiến cho người đọc có cảm giác rằng: Hiện thực được phản

ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình tồn tại bên ngoài nhà văn

[11, tr. 13].. Như vậy nghệ thuật tự sự là nghệ thuật phản ánh hiện thực qua bức tranh của đời sống (thông qua không gian, thời gian, sự kiện, biến cố, nhân vật). Nghệ thuật tự sự chính là nghệ thuật kể và tả lại những gì xảy ra bên ngoài bản thân nhà văn. Khi nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong tác phẩm

Hoàng Việt xuân thu người đọc nghiên cứu các bình diện sau: nghệ thuật

miêu tả các sự kiện lịch sử, nghệ thuật xây dựng cốt truyện và ngôn ngữ. Tác phẩm Hoàng Việt xuân thu là tiểu thuyết chương hồi phản ánh giai đoạn lịch sử đầy biến cố của dân tộc. Được viết bằng Hán văn theo lối cổ, nhưng được phản ánh với một bút pháp của văn xuôi trung đại chân thực mà linh hoạt, khiến những sự kiện, nhân vật ở trong sử sách trở nên sinh động, hấp dẫn người đọc. Điều đó không chỉ phản ánh tư duy sáng tạo văn học của

33

nhà văn lúc bấy giờ mà còn khẳng định sự trưởng thành của văn xuôi trong tiến trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam. Cho đến nay người ta đã thống kê được bảy tiểu thuyết chương hồi chữ Hán trong văn học Việt Nam trung đại gồm: Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm;

Hoan Châu ký của Nguyễn Cảnh thị ở đất Châu Hoan cổ; Hoàng Việt hưng

long chí của Ngô Giáp Đậu; Hoàng Việt xuân thu (khuyết danh); Hoàng Lê

nhất thống chí của Ngô Gia văn phái; Tây Dương Gia Tô bí lục của Phạm

Ngộ Hiên, Nguyễn Hòa Đường, Nguễn Bá Am, Trần Trình Hiên soạn; Trùng

Quang tâm sử của Phan Bội Châu. Trong đó Hoàng Việt xuân thu là một tác

phẩm đặc biệt hấp dẫn tác giả luận văn bởi sự bí ẩn về tác giả, hoàn cảnh ra đời và cả về nghệ thuật tự sự, đánh dấu sự trưởng thành của nghệ thuật kể chuyện lịch sử bằng tiểu thuyết chương hồi. Tác phẩm lấy hiện thực lịch sử làm đối tượng phản ánh, nhưng có sự lựa chọn, hư cấu khiến cho những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử trở nên sinh động hơn, gần gũi hơn với người đọc và thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả.

2.3.2Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Cốt truyện là một yếu tố tất yếu, có vai trò quan trọng trong các tác phẩm tự sự (tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, truyện thơ…), ký và các tác phẩm kịch. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, cốt truyện được hiểu là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức vận động của tác

phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịchcó thể tìm thấy qua cốt truyện

hai phương diện gắn bó hữu cơ: một mặt, cốt truyện là phương diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách nhân vật; mặt khác, cốt truyện còn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội. Cốt truyện vừa góp phần bộc lộ có hiệu quả đặc điểm mỗi tính cách, tổ chức tốt hệ thống tính cách, lại vừa trình bày một hệ thống sự kiện phản ánh trung thực xung đột xã hội, có sức lôi cuốn và hấp dẫn

34

Cốt truyện của một tác phẩm tự sự được dựng lên trên cơ sở khách quan và chủ quan. Cơ sở khách quan chính là những xung đột xã hội. Trong quá trình xây dựng tác phẩm, nhà văn bao giờ cũng thể hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp những xung đột xã hội của thời đại vào trong tác phẩm của mình. Chính vì vậy, cốt truyện mang tính lịch sử cụ thể, được quy định bởi những điều kiện lịch sử, xã hội mà nhà văn đang sống. Cốt truyện còn mang tính chủ quan bởi đó là sản phẩm sáng tạo của tác giả. Thông qua cốt truyện, nhà văn vừa khái quát những xung đột xã hội, vừa thể hiện tâm hồn, tình cảm và đánh giá chủ quan của họ đối với cuộc sống.

Tác giả Hoàng Việt xuân thu đã xây dựng thành công cốt truyện trong tác phẩm tự sự của mình, phản ánh một cách chân thực những biến cố lịch sử nước nhà đó là nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, rồi Hồ mạt, quân Minh sang xâm lược nước ta, Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành độc lập, lập nên triều đại nhà Lê. Có thể nói đó là những trang sử đau thương nhưng cũng đầy vẻ vang của lịch sử nước nhà. Từ những nguyên mẫu có thật trong lịch sử, tác giả đã thêm vào những hư cấu nghệ thuật để cốt truyện hấp dẫn hơn và thể kiện kín đáo dụng ý nghệ thuật của tác giả. Với thể loại tiểu thuyết, hư cấu nghệ thuật được xem là dặc trưng của thể loại, là một thao tác nghệ thuật không thể thiếu trong tư duy sáng tạo của nhà văn. Nhờ hư cấu, những sự kiện lịch sử, nhân vật không hoàn toàn bị lệ thuộc bởi nguyên mẫu ngoài đời, chính vì vậy mà trở nên sinh động hấp dẫn người đọc hơn.

Tác phẩm Hoàng Việt xuân thu có sáu mươi hồi bắt đầu viết về con cháu nhà Trần cậy mạnh mất nước, Hồ Quý Ly sau một phen làm cỏ người họ Trần đã lên ngôi vua, lấy tên nước là Đại Ngu. Sau khi lên ngôi được một năm đã truyền ngôi cho con trai là Hán Thương. Hán Thương mới lên ngôi không chăm lo đời sống nhân dân mà ăn chơi xa đọa khiến lòng dân oán hận. Nhà Minh cho quân sang trừng phạt cha con họ Hồ rồi tham lam muốn biến nước ta thành quận, huyện của chúng. Trước cảnh lầm than của nhân dân, Lê Lợi

35

lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với sự phò tá của những tướng tài đã đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập, lập nên triều đại nhà Lê. Tất cả được xây dựng trong một bố cục tác phẩm hợp lý, chặt chẽ theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn chứ không đơn thuần là liệt kê những sự kiện có sẵn.

Trong tác phẩm Hoàng Việt xuân thu có chi tiết gây nhiều tranh cãi đó là Lê Lợi hợp tác với nhà Minh để lật đổ nhà Hồ. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Na đã phân tích trong Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, ông phân tích những căn cứ để người đọc có thể suy luận một cách khoa học Lê Hoan chính là tác giả của Hoàng Việt xuân thu. Như vậy nếu Lê Hoan là tác giả của tiểu thuyết này và chi tiết Lê Lợi hợp tác với nhà Minh để lật đổ nhà Hồ là hư cấu thì đó là hư cấu nghệ thuật đầy dụng ý của tác giả. Lê Hoan là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Xoay quanh cuộc đời Lê Hoan đã có rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài nghiên cứu, tìm hiểu. Phải chăng ông mượn chi tiết Lê Lợi hợp tác với nhà Minh để lật đổ nhà Hồ là để thanh minh với đồng hữu, với dân tộc về việc ra làm quan cho chính quyền Pháp của mình. Hợp tác tạm thời với nhà Minh là vì “Khi thời cơ chưa đến thì thuận theo đạo trời, an tâm với mệnh, thương kẻ sĩ, yêu dân lành, giả cách nhún nhường để khỏi nhận chức tước của triều ngụy. Lúc thời cơ tới thì dùng người hiền tài, dựa vào kẻ có năng lực, điều binh khiển tướng tiêu diệt

giặc Minh, khôi phục nước nhà” (Lời tựa truyện), khiến cho Lê Hoan được

thấy tường tận bản sắc anh hùng của Lê Thái Tổ” (Lời tựa truyện).

Với hình thức tiểu thuyết chương hồi, bằng cốt truyện hấp dẫn từ những nguyên mẫu trong lịch sử và có thêm hư cấu nghệ thuật đã khiến người đọc bị hấp dẫn theo từng hồi, từng chương của tác phẩm. Qua từng trang sách, những biến động lịch sử, những năm tháng hào hùng của lịch sử nước nhà, những nhân vật như Lê Lợi, Nguyễn Trãi như hiện lên rõ nét, sinh động mà chân thực, gần gũi với bao thế hệ người đọc.

36

2.3.3 Nghệ thuật miêu tả các sự kiện lịch sử

Tác phẩm Hoàng Việt xuân thu tập trung miêu mả các sự kiện từ năm Khai Hựu triều Hiến Tông (132 – 1341) đến năm Bính Ngọ, Thuận Thiên thứ nhất (1428). Tác phẩm tuân thủ lối kết cấu chương hồi cho nên các sự kiện trong tác phẩm được xâu chuỗi với nhau theo kiểu móc xích liên hoàn. Từ hồi thứ nhất đến hồi 60, các sự kiện trong mỗi hồi móc lối với nhau, kết thúc của hồi này lại chính là mở ra một sự kiện mới ở hồi khác. Việc tổ chức cốt truyện theo lối xâu chuỗi các sự kiện theo trình tự thời gian là hình thức thường thấy trong thiểu thuyết chương hồi Trung Quốc và tiểu thuyết chương hồi Việt Nam trung đại. Hoàng Việt xuân thu có 60 hồi và các sự kiện được diễn ra trên trục thời gian tuyến tính. Hồi một viết về việc cha con Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Hồi hai viết về Trần Thiên Bình là con cháu nhà Trần sang nhà Minh cầu cứu. Hồi ba, nhà Minh cho sứ sang hỏi tội, Hồ Quý Ly giả vờ nhận tội xin đón Thiên Bình về nước. Hồi bốn, Hán Thương cho người mời Lê Lợi ra phò giúp nhưng anh em nhà Lê tìm cách khước từ… Cứ như vậy cho đến hồi cuối cùng là thắng lợi hoàn toàn của Lê Lợi và nghĩa quân Tây Sơn.

Trong tác phẩm, những sự kiện mà tác giả miêu tả ngoài các sự kiện có thật trong lịch sử như: Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, quân Minh sang xâm lược nước ta, trận đánh thành Đa Bang, trận đánh sông Sinh Quyết…. Tác giả còn bổ sung thêm một số sự kiện có tính dã sử như: Hồ Quý Ly gặp yêu tinh, Trần Quý Khoáng gặp chồn tinh và vượn tinh, Lê Lợi vớt được gươm báu, rắn chửa màu vàng nhỏ ba giọt máu trên trang giấy của Nguyễn Trãi… Tất cả khiến cho câu chuyện trở nên huyền bí, thu hút, hấp dẫn hơn đối với người đọc.

Hoàng Việt xuân thu có 60 hồi thì có tới 49 hồi miêu tả chiến trận. Tác

giả đã dùng ngòi bút của mình dựng lại những trận đánh long trời nở đất với tên bay, đạn réo, khói lửa ngút trời, là sự chiến đấu cả về trí tuệ và sức mạnh qua đó thể hiện cái tài của người dùng binh “Người sành dùng binh, khi tiến

37

không ai ngăn nổi, khi thoái không ai duổi kịp” (Hồi thứ mười ba). Theo dõi

trận đánh trên sông Sinh Quyết (Hồi thứ hai mươi bốn), Mộc Thạnh và Lã Nghị viết thư khiêu chiến vua Trần, Tham tán Lê Thiện bày kế đánh địch. Trong lúc giao chiến, quân ta giả vờ thua, quân Bắc thấy thế đuổi theo “Nghị sấn đến cạnh đồn, không thấy ai cả, bèn ghìm ngựa lại để quan sát. Bỗng thấy lửa cháy ở hai bên tả, hữu, Nghị cả sợ bỏ chạy. Bấy giờ bên tả có Nguyễn Sơn ập tới, bên hữu có Phan Kim xông ra. Nghị chìm ngập trong khói

lửa, cố mở một con đường máu mà thoátQuân Bắc chạy tới sông, người

kêu trời vì khổ, ngựa hý lên vì mệt. Trần Hi Cát và Nguyễn Sư Cối từ thượng nguồn nghe thấy, liền tháo mành tre, ván gỗ, làm cho nước dâng cao, thả mấy chục chiếc thuyền nhỏ lao xuống như bay để cắt địch ra mà đánh. Quân Bắc

chết đuối, áo giáp và vũ khí trôi đầy sông …” (Hồi thứ hai mươi bốn). Ở trận

đánh Giao Chỉ (Hồi thứ bốn mươi hai), Nguyễn Trãi dẫn quân từ Ngũ Lĩnh xuất phát với khí thế “cờ quạt kín đất, gươm giáo đầy trời. Quân đi tới đâu,

giặc chạy trốn tới đó”. Ông cho quân đánh chiếm thành Lâm Thao vì ngôi

thành này che đỡ mặt sau cho Giao Chỉ, đó là “nước cờ rất lợi hại”. Nguyễn Trãi cho người “quấn rơm thành hình người tay cầm gậy gộc, đặt đứng dọc hai bên mạn thuyền . Khoảng canh hai, mỗi thuyền trở bốn người, hai người cầm đèn, hai người chèo thuyền lên phía trước, đại quân tiếp theo sau, đánh trống hò hét vẫy qua sông. Quân Bắc thấy trên sông đèn đuốc sáng rực, tiếng người xôn xao như muôn vạn hùng binh rầm rộ sang sông, đang đêm không

biết đối phó thế nào” (Hồi thứ bốn mươi hai). Có thể nói, 49 hồi miêu tả trận

đánh là những lần người đọc nín thở, hồi hộp theo dõi diễn biến trận đấu và không khỏi trầm trồ thán phục trước tài dùng binh của Lê Thiện, Nguyễn Trãi. Quân ta lực mỏng so với quân Minh, nhưng nhờ sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và các tướng, nhờ những mưu kế mềm dẻo và linh hoạt mà đã từng bước chiến thắng giặc Minh giành độc lập dân tộc.

38

Bằng nghệ thuật miêu tả các sự kiện lịch sử, ngòi bút tài hoa của tác giả đã khiến người đọc như được tận mắt chứng kiến những trận đánh hào hùng của dân tộc, như được trải qua những cung bậc cảm xúc của người trong cuộc, có lúc thấy lo lắng, hồi hộp, khi lại bừng bừng khí thế, có lúc lại hả hê vì địch bị đánh bại, lúc lại trầm trồ thán phục bởi mưu kế của người lãnh đạo… Nghệ thuật miêu tả các sự kiện lịch sử trong tiểu thuyết Hoàng Việt xuân thu của tác giả đã đem đến cho người đọc lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống đấu tranh đánh giặc giữ nước và từ đó trân trọng hơn những thành quả mà cha ông ta đã phải đổ cả máu và nước mắt giành lại cho con cháu đời sau.

2.3.4 Ngôn ngữ tự sự

Hoàng Việt xuân thu đã thoát khỏi cách ghi chép khô cứng, lạnh lùng

của sử gia, lời văn trong tác phẩm trang nhã, mềm mại và giàu hình ảnh. Hồi thứ hai viết về Trần Thiên Bình là con cháu họ Trần muốn dấy nghĩa phục thù cha con Hồ Quý Ly nên đã sang nhà Minh cầu cứu. Đường đi khó khăn vạn dặm được tác giả miêu tả “Đường đi cheo leo, băng ngàn lội suối, dần xa đất

Việt, vời thấy Bắc Kinh”. Hay cảnh Cảnh Chân mang tờ biểu nhận tội của Hồ

Quý Ly sang nhà Minh được tác giả miêu tả: “Cảnh Chân đi chuyến này đường mây muôn dặm, ngõ liễu bồi hồi, trăng gió canh ba, đình mai lưu trọ.

Ngẩng đầu, vầng nhật cạnh Trường An; phóng mắt, ánh sao bên cung khuyết

(Hồi thứ ba). Ở Hồi thứ mười bốn, Đoàn Phát khuyên Dân Hiến không nên tin lời Phạm Đán nhưng không được liền dẫn quân ra đi, Dân Hiến và Phạm Đán ở lại tiếp tục tiệc rượu linh đình, được tác giả miêu tả: “… Ba hồi trống gióng, trên dưới hòa vui. Bên trong nghiêng chén Bắc đẩu, bên ngoài tấu nhạc Nam huân. Uống suốt đêm thâu, chơi tràn ngày thẳm. Trăng bạc treo cao, cây núi

nghìn trùng bóng rọi; sao đêm chiếu sáng, xóng xô khắp nẻo lung linh”. Viết

về Trần Thượng hoàng Giản Định trên đường chạy trốn quân Minh, lòng dạ đau buồn, tác giả viết: “Đến canh khuya, nghe đầu thành trống điểm, trong rừng chim kêu, Thượng hoàng lặng lẽ ra ngoài thành ngắm nhìn, thấy núi non

39

ảm đạm, cây cối tiêu điều, trăm vật khắc khoải, ba quân thở than, trạnh nhớ quê hương, càng đau buồn về thất bại vừa nếm trải, nước mắt đầm đìa, ruột

vò chín khúc, bèn trở vào đồn đi nằm” (Hồi thứ hai mươi tám). Ngôn ngữ tự

sự trong tác phẩm mang tính tượng trưng ước lệ, giàu hình ảnh đó cũng là đặc trưng của thi pháp văn học trung đại. Tác giả chính vì vậy đã khắc họa nội tâm nhân vật, khiến nhân vật hiện lên sinh động với những suy nghĩ, buồn vui như con người trong đời sống hiện thực.

Ngôn ngữ trong tác phẩm cũng là một bình diện quan trọng, là một thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị văn học và giá trị sử học của tác phẩm hoàng việt xuân thu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)