Sự kiện lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị văn học và giá trị sử học của tác phẩm hoàng việt xuân thu (Trang 76 - 85)

B. NỘI DUNG

3.1.2 Sự kiện lịch sử

Tiểu thuyết chương hồi Hoàng Việt xuân thu viết về lịch sử đầy biến

động trong ba mươi năm đầu thế kỉ XV. Hàng loạt sự kiện lịch sử đã diễn ra: Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, quân Minh xâm lược nước ta và khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo cùng với hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ khác

Đọc Hoàng Việt xuân thu và một số bộ chính sử như Đại Việt sử kí toàn

thư, Việt sử tiêu án, người đọc có thể thấy có rất nhiều chi tiết trùng khớp,

nhiều sự kiện được tác giả ghi lại, bảo lưu gần như hoàn toàn trong tác phẩm của mình. Ghi chép về con đường lên ngôi vua của Hồ Quý Ly, Đại Việt sử kí

toàn thư đã ghi chép lại những tội ác tày trời, giết vua cướp nước, giết hại

công thần nhà Trần và những người không ủng hộ Quý Ly. Hồ Quý Ly đã

giáng vua Nghệ Tôn làm Linh Đức Vương, rồi phải thắt cổ chết. Ở ngôi 12

năm, thọ 28 tuổi” [8, tr. 405]. Và “Vua húy là Ngung, con út của Nghệ Tôn; ở

ngôi hơn 9 năm, xuất gia hơn 1 năm, bị Quý Ly giết, thọ 22 tuổi” [8, tr. 415].,

Vua húy là Án, con trưởng của Thuận Tôn, ở ngôi 2 năm. Quý Ly cướp ngôi,

phế làm Bảo Ninh đại vương” [8, tr. 430], và giết hại những người chống đối

Việc tiết lộ, bọn tôn thất Hãng, trụ quốc Nhật Đôn, tướng quân Trần Khát

Chân, Phạm Khả Vĩnhtất cả hơn 370 người đều bị giết cả” [8, tr. 431].. Và

đến “Tháng 2, ngày 28, Lê Quý Ly ép vua nhường ngôi và bắt người tôn thất

và các quan ba lần dâng biểu khuyến tiến”[8, tr. 433].. Như vậy, con đường

Quý Ly đi đến ngôi vua là con đường đầy máu và tội ác. Viết về sự kiện này,

tác giả Hoàng Việt xuân thu không ghi chép lần lượt từng hành động, tội ác

của Hồ Quý Ly như trong chính sử nhưng chỉ cần vài dòng khái quát, tính cách bạo tàn, giết vua cướp nước đã được thể hiện rõ nét: “Sau một phen làm cỏ người họ Trần, Quý Ly tự xưng là con cháu của Hồ Công Mãn thuộc dòng

dõi vua Thuấn, từ đó sửa lại tên là Hồ Nhất Nguyên.” (Hồi thứ nhất)

Trong Đại Việt sử kí toàn thư có đọan viết: “… dời ngôi của nhà Trần, đặt quốc hiệu là Đại Ngu, trở lại họ Hồ, chưa được một năm thì truyền ngôi

71

cho con là Hán Thương” [8, tr. 430].; “Quý Ly đem ngôi nhường cho con là

Hán Thương, tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng coi chính sự” và “Đến đây

sai sứ sang nước Minh nói rằng họ Trần đã tuyệt giống, Hán Thương là cháu

ngoại của Minh Tôn tạm trông coi việc nước” [8, tr. 435].. Trong Việt sử tiêu

án cũng có viết về việc này như sau: “Quý Ly tên là Lý Nguyênlàm quan trong triều Trần Nghệ Tôn, lên đến chức Thái sư nhiếp chính, rồi cướp ngôi của nhà Trần, quốc hiệu là Đại Ngu, trở lại họ Hồ; chưa được mấy lâu lại truyền ngôi cho con là Hán Thương, tiếm vị 6 năm, sau cả hai cha con bị

người Minh bắt” [12, tr. 111]. và “Quý Ly giao hết ngôi vua cho Hán Thương

tự xưng là Thượng hoàng, hai cha con cùng giữ chính quyền; sai sứ sang báo với nhà Minh, nói rằng họ Trần hết người rồi, Hán Thương là cháu ngoại vua

Minh Tôn quyền giữ việc nước” [12, tr. 111]. Hồi thứ nhất của tác phẩm

Hoàng Việt xuân thu có đoạn viết: “Cướp ngôi được một năm, tự xưng là Thái

Thượng hoàng, truyền ngôi cho con là Hán Thương, đổi niên hiệu là Thiệu Thành. Năm Tân Tỵ, Thiệu Thành 1, Hán Thương gửi tờ biểu sang Bắc triều nói dối rằng họ Trần không còn ai nữa, chỉ có một người cháu ngoại tên là Huyễn, xin tạm cho thay để trông coi việc nước. Minh Thái Tông không rõ hư

thực, đã chấp nhận”.

Kết cục bi thảm, con đường trốn chạy của cha con Hồ Quý Ly cũng được tác giả bảo lưu trong tác phẩm của mình. Trong Hoàng Việt xuân thu, khi quân nhà Hồ lần lượt thua quân Minh và anh em Lê Lợi, cha con Hồ Quý Ly phải chạy ra ngoài biển, đến cửa biển Kỳ La, trước thế mạnh của quân Minh, quân Hồ khốn đốn, tướng tá mạnh ai nấy chạy. Và đến “Ngày Ất Mão, Liễu Thăng dẫn vệ binh Vĩnh Định gồm Vương, Sài, Hồ v.v. cả thảy 7 người đi tầm nã, biết Quý Ly đang ẩn trong núi, liền xua quân vào lùng sục, bắt được Quý Ly và con là Trừng trói đưa lên xe. Ngày hôm sau, người địa phương là Vũ Như Khanh

bắt được Hán Thương và Thái tử Nhuế, cùng tướng văn tướng võ” (Hồi thứ hai

72

Tháng 5, ngày mồng 5, quân Minh đánh cửa biể Kỳ LaTháng 11 quân Minh

đánh Vĩnh Ninh, vệ quân là bọn Vương, Sài, Hồ bảy người bắt được Quý Ly ở ghềnh Chẩy Chẩy…Ngày 12 đầu mục hạ bộ của của Mạc Thúy là bọn Nguyễn

Như Khanh bắt được Hán Thương và Thái tử Nhuế ở trong núi Cao Vọng” [8,

tr. 452].. Viết về sự kiện này, Việt sử tiêu án có viết: “Quý Ly chạy ra cửa biển

Điển Canh, người Minh đuổi theo, quân Hồ bỏ thuyền tự tan vỡNgười Minh

kéo thẳng đến Nhật Nam, bắt được Quý Ly ở bãi biển Chỉ Chỉ, bắt được Hán Thương ở cửa biển Kỳ La, bắt được Quốc Trưng ở núi cao vọng, ngoài ra con

bao nhiêu người đều bị bắt hết” [12, tr. 114].

Xung quanh sự kiện nhà Hồ tiếm ngôi nhà Trần và những hành động được cho là tàn bạo của Hồ Quý Ly có những quan điểm trái ngược, gây nhiều tranh cãi. Trong các bộ chính sử của các sử gia phong kiến, Hồ Quý Ly là kẻ đại nghịch bất đạo, là “loạn thần tặc tử”. Năm 2000, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cho ra mắt bạn đọc cuốn Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly và đã trở thành một hiện tượng văn học, phá tan sự bình lặng của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Nhà văn Ngyễn Xuân Khánh đã nhìn nhận Hồ Quý Ly ở một con mắt khác, một phương diện khác. Trong Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh nhìn nhận ông là một nhân vật lịch sử có tầm cỡ về tư tưởng, có thực tài, quyết đoán, dám đương đầu với mọi thế lực lớn nhỏ để làm nên một cuộc đổi đời long trời lở đất. Những tội ác của Quý Ly được nhà văn lý giải xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể, ông đã “bị lịch sử chọn” để trao cho ông sứ mệnh là phải canh tân đất nước. Bài viết “Nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh” của Lê Thu Trang đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 246, kỳ 2, tháng 9 năm 2010 có viết: “Nếu nhìn những hành động, việc làm của Hồ Quý Ly từ góc độ lợi ích quốc gia, dân tộc thì Hồ Quý Ly đã có công “thủ tiêu” một triều đại phong kiến mục ruỗng, thối nát, trì trệ nhằm đem lại cho đất nước một diện mạo mới, tạo đà

73

người “đi trước thiện hạ sự”, người dấn thân, tiên phong mở đường tìm lối

thoát cho vận mệnh dân tộc”. Tác giả bài viết đánh giá, Hồ Quý Ly đã không

vượt qua được cái bóng của lịch sử, những biện pháp thực thi để cải cách đất nước quá cứng rắn, quyết liệt và tàn bạo. Ông không có đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” nên đã thất bại như một tất yếu của lịch sử. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã đem đến một cái nhìn hoàn toàn mới đối với nhân vật Hồ Quý Ly, một góc nhìn đa chiều với cả công – tội, thành – bại, được – mất. Có thể nói thông qua tác phẩm của mình, mỗi nhà văn lại thể hiện cái nhìn chủ quan của mình một cách khách quan về lịch sử và những góc khuất của lịch sử nước nhà. Nhà văn cùng tiểu thuyết lịch sử tồn tại song song cùng với các sử gia. Nhà văn đã dùng hình tượng nghệ thuật để dựng lên một cách chân thực về một thời kỳ lịch sử cụ thể, khiến những nhân vật, sự kiện lịch sử khô khan trở lên sinh động gần gũi hơn với các thế hệ người đọc.

Về sự kiện Trần Thiên Bình về nước, trong Đại Việt sử kí toàn thư

Việt sử tiêu án đều có kí tải liên quan (trong hai bộ sử này thì tên nhân vật là

Trần Thiêm Bình). Đại Việt sử kí toàn thư có ghi chép về sự kiện Bùi Bá Kỳ sang nhà Minh cầu cứu và gặp Trần Thiêm Bình như sau: “Bá Kỳ (người làng Phù Nội châu Hạ Hồng) vốn là đảng của Trần Khát Chân, tự xưng bề tôi trung nghĩa của Nam triều, trốn sang nước Minh, vừa thấy ngụy Trần Vương là Thiêm Bình đến trước, người Minh hỏi Bá kỳ có biết không, Bá Kỳ trả lời

không biết” [8, tr. 456]., “Bính Tuất (1406) (Hán Thương Khai Đại thứ 4

Minh Vĩnh Lạc thứ 4). Mùa hạ, tháng 4, nước Minh sai Chinh nam tướng quân Hữu quân đô đốc đồng tri là Hàn Quang, tham tướng đô đốc tri là Hoàng Trung đem 10 vạn quân ở Quảng Tây sang xâm lược, mượn tiếng là

đưa ngụy Trần Vương là Thiêm Bình về nước” [8, tr. 445]. nhưng thực chất

Thiêm Bình là gia nô của Trần Nguyên Huy, tức là Nguyễn Khang” [8, tr.

445].. Viết về nhân vật và sự kiện này, Việt sử tiêu án có đoạn viết: “Nhà Minh sai Hàn Quân, Hoàng Trung đem quâ xâm lấn, nói giả là đưa vua Trần

74

là Thiêm Bình về nước” và “Thiêm Bình tức tên là Nguyễn Khang, gia nô của

Trần Nguyên Huy, trong năm Quang Thái trốn vào theo giặc Chiêm, khi giặc bình, bắt trị tội mới trốn sang Tàu, nhận bậy là con vua Nghệ Tôn, cải tên là Thiêm Bình, xin quân về nươc báo thù. Người Minh vẫn nuôi ý định xâm lược nước Nam, nhân lấy việc đưa Thiêm Bình về nước làm cớ, không hỏi gì thật giả…” [12, tr. 113]. Trong Hoàng Việt xuân thu, tác giả cũng viết về sự kiện này nhưng có thêm vào những tình tiết hư cấu để gửi gắm những dụng ý của mình. Nhân vật trong tác phẩm là Trần Thiên Bình “là cháu của Trần Thánh

Tông, con của Thiên Minh” (Hồi thứ hai) chạy sang nhà Minh kêu cứu, xin

diệt trừ cha con Hồ Quý Ly. Bùi Bá Kỳ là bề tôi cũ của nhà Trần cũng chạy sang nhà Minh cầu cứu, gặp được Thiên Bình đang ở đấy “Bùi Bá Kỳ nghe nói chủ cũ đáng ở đây, mường rơn cả người, liền bái tạ vua Minh tức tốc

bước ra” (Hồi thứ hai). Vua Minh Thành Tổ đã sai Hoàng Trung đưa Thiên

Bình về nước. Khi nhà Minh đưa thư sang trách tội, Hồ Quý Ly đã bầy kế cho Hồ Hán Thương giả đón Thiên Bình về nước “rồi dụ chúng vào rừng mà giết

sạch để trừ mối họa về sau” (Hồi thứ năm). Trong tác phẩm, nhà văn đã dùng

những hình ảnh đầy ẩn ý xuất hiện trong giấc mộng của Thiên Bình như lời dự báo về số phận ngắn ngủi của vị Trần Vương này “Bình trở vào đi nằm, suốt đêm trằn trọc không sao ngủ được. Vừa chợp mắt, bỗng thấy mặt trời hồng từ phía bắc mọc lên, di chuyển sang phía nam, rồi rơi tõm xuống nước, ánh sáng chói chang, ai thấy cũng phải sợ. Bình bừng tỉnh dậy, hóa ra là một

giấc chiêm bao” (Hồi thứ năm). Và quả đúng như giấc mộng “Thiên Bình vừa

đến đầu cầu, kinh hồn mất vía, bị Dân Hiến đâm cho một nhát, rơi xuống

nước chết” (Hồi thứ năm). Trong Việt sử tiêu án cũng có viết về sự kiện Bùi

Bá Kỳ sang nhà Minh cầu cứu và việc Hán Thương giả cách nhún nhường xin rước Thiên Bình về nước như sau: “…Cựu thần nhà Trần là Bùi Bá Kỳ đến đất Bắc cáo nạn, Nguyễn Khang lại giả làm con cháu nhà Trần xin quân phục quốc, vua Minh mới hối là lầm, sai sứ sang trách tội thoán đoạt của Quý Ly,

75

Hán Thương tạ tội, xin rước Thiêm Bình về, lại không đưa vào nước được

[12, tr. 114]. .

Như vậy, tác giả tác phẩm đã giữ nguyên sự kiện Trần Thiên Bình (Thiêm Bình) xin quân về nước đánh nhà Hồ, Bùi Bá Kỳ sang nhà Minh cầu cứu, Hoàng Trung đưa Thiên Bình về nước Nam, Hồ Hán Thương giả cách xin rước Thiên Bình về nước và số phận ngắn ngủi của Thiên Bình. Tuy nhiên là một tác phẩm văn học nên không thể tránh khỏi có các tình tiết hư cấu thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo của nhà văn giúp cho các sự kiện trong tác phẩm có mối liên hệ móc xích liên hoàn, logic chặt chẽ tạo nên tổng thể của một tác phẩm tự sự như Hoàng Việt xuân thu.

Trong tác phẩm Hoàng Việt xuân thu còn có chi tiết, sau khi Vương Thông thua to xin được cùng Thái Tổ lập đàn giao hẹn rút quân. Lê Lợi đồng ý và sai người viết soạn tờ biểu gửi vua Minh sai phong cho Trần Cao “

cháu ba đời của Trần Anh Tông” (Hồi thứ sáu), sau khi Dương bị bắt đã bỏ

chạy sang Lão Qua tránh sự tầm nã của nhà Hồ. Vua Minh Tuyên Tông đã ban chiếu dụ rằng: “Hậu duệ họ Trần đang còn, người trong nước xin phong Cao làm vua, mãi mãi vâng mệnh triều cống. Các chức sắc lớn nhỏ đã báo

cáo tình hình thực tế, nên nay sai sứ sang thụ phong như kiểu đời Hồng Vũ

(Hồi thứ năm mươi chín). Viết về sự kiện này, trong Đại Việt sử kí toàn thư

cũng có ghi chép: “Trước đây vua sai Nguyễn Trãi soạn thư cầu phong, sai người dâng biểu của Cảo xin lập làm dòng dõi họ Trần, Quảng Tây và Vân Nam nước Minh mỗi nơi đưa một bản. Kiềm Quốc Công Mộc Thạnh được thư, lập tức chạy tâu. Vua Minh được biểu, ra dụ cho các quan văn võ rằng: “Những người bàn không hiểu ý nghĩa của việc “chỉ qua”, tất cho rằng theo đó là “bất vũ”. Nhưng cốt cho dân được yên, ta không kể đến lời bàn của ai cả”. Bèn sai bọn Công bộ thượng thư La Nhữ Kính, Từ Vĩnh Đạt mang chiếu

sắc phong cho Trần Cảo làm An Nam quốc vương, bãi quân nam chinh” [8,

76

Cảo biết lòng người không phục, mới ngầm đi thuyền ra biển, trốn vào châu Ngọc Ma, đến ma Cảng (đất Nghệ An), quan quân đuổi theo bắt được, đem về

thành Đông Quan, Cảo uống thuốc đọc chết” [8, tr. 522]. Trong tác phẩm

Hoàng Việt xuân thu thì nhân vật Trần Cảo chết vì bị đi tả.

Trên con đường bình định dẹp giặc của Lê Lợi xuất hiện một truyền thuyết đó là Lê Lợi chài được gươm báu. Trong tác phẩm Hoàng Việt xuân thu, ở hồi thứ mười chín có viết Lê Lợi sau khi lấy được thành Đông Đô, gặp ngày giỗ cha, sực nhớ thân phụ bình sinh thích ăn cá chày nên rủ Lê Thạch ra Bích Hồ đánh cá. Quăng lưới nhiều lần mà vẫn không bắt được con cá chày nào. Ba bốn bận lưới của Lợi chỉ được một khúc gỗ, lưới của Lê Thạch chỉ được một mẩu sắt cũ. Xem kỹ hóa ra vật của Lợi là một chuôi gươm và của Lê Thạch là một lưỡi gươm. Tra vào nhau vừa khít không rút được ra. Hai anh em liền đem gươm vào cất trong trướng. Trước đó Lê Thiện khi đi qua Bích Hồ “thấy có một làn khói trắng từ giữa hồ bốc lên, biết là có gươm báu” và khi Lê Thiện từ ngoài về, nhìn sang phía Bích Hồ không thấy làn khói trắng đâu nữa, khi về phòng nghỉ ngơi “Bỗng thấy ánh sáng đầy nhà, Thiện

đến gần xem, hóa ra là một thanh kiếm” và “Thiện mừng thầm là gươm thần

đã lọt vào tay anh mình rồi”. Chi tiết Lợi được gươm báu cũng được Nguyễn

Trãi ghi lại trong Lam Sơn thực lục và Lê Quý Đôn ghi lại trong Đại Việt

thông sử. Trong Lam Sơn thực lục có đoạn viết: “Khi Nhà vua cùng người ở

trại Mục sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ Ma viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị văn học và giá trị sử học của tác phẩm hoàng việt xuân thu (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)