B. NỘI DUNG
3.1.1 Nhân vật lịch sử
Tác phẩm Hoàng Việt xuân thu có một hệ thống đông đảo các nhân vật và đa số đều là nhân vật có thật trong lịch sử. Tác giả đã dùng ngòi bút của mình khiến họ trở thành những hình tượng văn học, mỗi nhân vật với cá tính riêng đã tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đọc Hoàng Việt xuân thu, người đọc sẽ thấy những nhân vật như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Trương Phụ… cho đến các nhân vật phụ như: Tư Không Lê Lễ, Hoàng Tất, Lê Sát… đều hiện lên một cách sinh động, gần gũi và chân thực. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ tìm hiểu khái quát một số nhân vật tiêu biểu, đối chiếu với các bộ sử, chính sử như Đại Việt sử kí toàn thư,
Đại Việt thông sử, Lam Sơn thực lục, Việt sử tiêu án… để thấy được những
sáng tạo, thành công của tác giả Hoàng Việt xuân thu trong việc đem lại cái nhìn đầy mới mẻ về lịch sử cho người đọc.
3.1.1.1 Lê Lợi
Lê Lợi là nhân vật anh hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, giành độc lập dân tộc lập nên triều đại nhà Lê – một trong những triều đại hưng thịnh nhất trong lịch sử. Trong Đại Việt sử kí toàn thư có giới thiệu về Lê Lợi như sau: “Vua họ Lê, húy là Lợi, người hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hóa. Ở ngôi 6 năm, thọ 51 tuổi, chôn ở Vĩnh Lăng. Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 10 năm mà thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, dựng quan chức, lập phủ huyện, thu sách vở, mở học hiệu. Có thể nói là có mưu lớn sáng nghiệp.
Song đa nghi hay giết đó là chỗ kém” [8, tr. 475]. Đại Việt sử kí toàn thư cũng
60
khác thường, thần sắc đẹp mạnh, mắt sáng mồm rộng, mũi cao, vai có nốt ruồi, tiếng to như tiếng chuông, đi như rồng bước như hổ, kẻ thức giả biết là
người phi thường… Vua trí thức hơn người, sáng suốt mà cương quyết, không
thể lấy quan tước mà dụ dỗ được, lấy uy thế mà dọa nạt được”. Trong Lam
Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, cũng viết rằng: “Lúc sinh Nhà vua có ánh sáng
đỏ đầy nhà, mùi hương đầy xóm. Lúc nhỏ, tinh thần và vẻ người coi rất mạnh mẽ, nghiêm trang; mắt sáng; miệng rộng; mũi cao; mặt vuông; vai trái có bảy nốt ruồi; đi như rồng; bước như hổ, tóc lông đầy người, tiếng vang như chuông; ngồi như hùm ngồi. Kẻ thức giả biết là bậc cực sang. Kịp khi lớn,
thông minh, khôn khỏe, vượt hẳn bọn tầm thường” [42, tr. 8].. Như vậy, ngay
từ khi sinh ra, Lê Lợi đã rất khác người thường, báo trước rằng đây sẽ là bậc kỳ tài trong thiên hạ, có mệnh đế vương. Trong tác phẩm Hoàng Việt xuân thu, khi viết về Lê Lợi, tác giả vẫn bảo lưu danh tính và xuất thân của nhân vật. Đoàn Phát tiến cử anh em họ Lê với Hồ Hán Thương đã tâu rằng: “Đám
con của cụ Lê Thường người Lam Sơn, huyện Nga Lạc, phủ Thánh Hóa…” và
“Lê Lợi lúc sinh, nhà có đóa mây hồng che phủ suốt ba ngày liền không tan.
Ông tính tình cởi mở, ít nói, có kiến thức, Ngũ kinh, Chư sử chỉ xem qua là nhớ” (Hồi thứ tư). Tính tình của Lê Lợi được Đại Việt sử kí toàn thư ghi là
“Song đa nghi hay giết đó là chỗ kém”, thì trong Hoàng Việt xuân thu, tác giả
cũng miêu tả “Lợi vốn tính đa nghi, lại hiếu sát” (Hồi thứ ba mươi chín). Xuyên suốt 60 hồi của tác phẩm, hình tượng Lê Lợi được xây dựng từ nguyên mẫu lịch sử, song tài năng và phẩm chất của Lê Lợi luôn tỏa sáng, người đọc không thấy một Lê Lợi “đa nghi”, “hiếu sát” mà tấm lòng nhân từ của ông phủ dụ đến từng người dân, từng tướng sỹ. Sau khi lấy được thành Đông Đô, quân Bắc đắc chí, không kiêng nể ai, thường ra ngoài hãm hiếp phụ nữ, nhân dân khốn khổ chạy tới Lê Lợi kêu cứu. Ông đã sai người đuổi bắt và cho chém đầu để làm gương vì “Thiên binh tới đây là để giúp yên dân chứ không
61
quân địch truy đuổi, thấy một thiếu nữ bị quân Bắc hiếp chết, Lê Lợi đã than rằng “Vì trẫm mà trăm họ phải chịu cảnh thê thảm thế này sao” rồi dừng lại đào hố chôn người chết. Khi biết tin Lê Lai bị Trần Trung giết chết “Thái Tổ
nghe tin liền khóc òa lên rồi ngã vật xuống đất ngất lịm, muốn tự vẫn” và than
rằng: “Đại huynh đã chết, trẫm sống làm gì nữa” (Hồi thứ bốn mươi tám). Bài viết “Lê Lợi (1385 -1433) sự nghiệp cứu nước và dựng nước” của Giáo sư Phan Huy Lê đăng trên Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 6 năm 1984 có viết:
“Trước thế lực, uy tín và ảnh hưởng của Lê Lợi, quân Minh đã dùng nhiều thủ
đoạn để mua chuộc, dùng chức tước để dụ dỗ ông” và “Chức Tuần kiểm
huyện Nga Lạc có thể là quan tước quân Minh dùng để mua chuộc Lê Lợi
nhưng trước sau ông chưa hề làm quan cho giặc”. Trong Hoàng Việt xuân
thu, hồi thứ hai mươi hai viết về Minh Thành Tổ ban chức tước cho công thần sau khi bắt được cha con Hồ Quý Ly, có đoạn viết: “Về phía An Nam, Lê Lợi được cất nhắc làm tuần kiểm Giao Chỉ, Lê Thạch làm chỉ huy thiêm sự, Lê
Thiện làm tri phủ…”, Lợi vờ vâng dạ nhưng sau đó đã treo ấn từ quan, theo
phò Giản Định. Trong Đại Việt sử kí toàn thư cũng có ghi chép rằng: “Trước người Minh thường trao cho quan chức để dụ dỗ, vua không chịu khuất, khẳng khái có chí dẹp loạn. Từng nói rằng: “Trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn lập công lớn, để tiếng thơm ngàn năm, sao lại chịu hèn nhát để cho
người sai khiến” [8, tr. 476].. Cộc khởi nghĩa Lam Sơn hoàn toàn dành thắng
lợi, quần thần xin Thái Tổ tới Đông các chọn ngày tức vị Hoàng đế, lấy tên nước là Đại Việt, đặt niên hiệu là Thuận Thiên.
Lê Thái Tổ tính tình “đa nghi”, “hiếu sát” nhưng tấm lòng nhân đức vì dân của ông được tái hiện trong tác phẩm Hoàng Việt xuân thu quả đúng như
Lời bàn của sử thần được Cao Huy Giu ghi lại trong Đại Việt sử kí toàn thư:
“Vua dấy binh, chưa từng giết bậy một người, chỉ vì biết lấy nhu chế cương,
lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều, không đánh mà giặc phải khuất phục, cho nên có thể đổi vận bĩ sang vận thái, chuyển thế nguy làm thế yên, đổi
62
cuộc loạn làm cho cuộc trị… Cho nên lấy được thiên hạ, truyền cơ nghiệp
đến muôn đời là phải lắm” [8, tr. 537]..
Như vậy khi xây dựng hình tượng Lê Lợi, tác giả đã bảo lưu những chi tiết cốt yếu về nguồn gốc xuât thân, tính tình và cả vai trò, vị trí của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lập nên triều đại nhà Lê. Nhưng bằng trí tưởng tượng, bằng quyền hư cấu, sáng tạo trong một tác phẩm văn học, tác giả đã khiến nhân vật Lê Lợi trở nên gần gũi và chân thực hơn với người đọc.
3.1.1.2 Hồ Quý Ly
Trong lịch sử Hồ Quý Ly là một nhân vật rất đặc biệt, là kẻ đã tiếm ngôi nhà Trần lập nên triều Hồ và cũng là nhân vật lịch sử khiến hậu thế có những cách nhìn nhận đánh giá gây nhiều tranh cãi. Trong Đại Việt sử kí toàn thư có ghi chép về lai lịch của Hồ Quý Ly rất rõ ràng: “Quý Ly tự là Lý Nguyên, suy tính rằng tổ trước là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang, đời hậu Hán Ngũ quý sang làm thái thú Diễn Châu, sau nhà ở hương Đào Bột châu ấy rồi làm trại chủ. Đến đời Lý lấy công chúa Nguyệt Đích sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đến đời cháu thứ 12 là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại phủ Thanh Hóa, làm con nuôi của tuyên úy Lê Huấn, từ đấy mới đổi làm họ Lê. Quý Ly
là cháu bốn đời của Liêm.” [8, tr. 430]. Trong các bộ chính sử của các sử gia
phong kiến, Hồ Quý Lý được nhìn nhận là một kẻ phản thần, một kẻ nghịch tặc giết vua cướp nước. Trong Đại Việt sử kí toàn thư có đoạn ghi chép như sau: “Kỷ Mão, Kiến Tân năm thứ 2 (1399) (Minh Doãn Văn Kiến văn thứ 1). Mùa hạ, tháng 4, Quý Ly bắt ép vua phải xuất gia theo đạo giáo, ở quán Ngọc Thanh thuộc thôn Đạm Thủy, mật sai nội tẩm học sinh là Nguyễn Cẩn đi theo
trông nom… Quý Ly làm bài thơ đưa cho Cẩn mà nói: “Nguyên quân không
chết thì ngươi phải chết”… Cẩn bèn tiến thuốc độc? Vua không chết, lại tiến
nước dừa mà không cho ăn. Cũng không chết. Đến đây sai Xa kỵ vệ thượng tướng quân là Phạm Khả Vĩnh thắt cổ giết chết. Chôn ở lăng Yên Sinh, miếu
63
vua nhường ngôi và bắt người tôn thất và các quan ba lần dâng biểu khuyến tiến, giả cách cố từ chối nói: “Ta sắp chết đến nơi, còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế dưới đất nữa? Rồi thì tự lập làm đế, đặt niên hiệu là Thánh
Nguyên, quốc hiệu là Đại Ngu, đổi lại họ làm họ Hồ” [8, tr. 433]. Trong Việt
Sử tiêu án của Ngô Thời Sỹ cũng viết: “Niên hiệu Kiến Tân thứ hai, Quý Ly
bắt ép Vua xuất gia đi tu, ở Ngọc Thanh Quan thôn Đạm Thủy, làm bài thơ đưa cho vua đại ý nói: “Trước đã có vị vua hèn kém là Hôn Đức và Linh Đức, sao bây giờ không biết sớm tự liệu lấy mình, để phải mệt sức người khác?”. Lại mật sai Nguyễn Cẩn đi theo coi chừng, bảo rằng: “Nguyên quân không chết, thì mày nên chết đi”. Cẩn dâng thuốc độc lên, nhưng Vua không
chết, liền sai Phạm Khả Vĩnh treo cổ vua lên cho chết” [12, tr. 111].. Trong
Hoàng Việt xuân thu, tác giả cũng đã viết về tội ác của Hồ Quý Ly, lập vua
rồi giết vua cướp ngôi như sau: “Dụ Tông mất, kẻ bề tôi là Lê Quý Ly giết Duệ Tông, lập con của Dụ Tông là Nhật Hôn lên làm vua tức Phế Đế, đổi
niên hiệu là Xương Phù… Nhưng Quý Ly vẫn ngày thêm bạo ngược, truất
ngôi Nhật Hôn, lập con của Nghệ Tông là Ngung lên ngôi tức Thuận Đế, rồi lại giết Thuận Đế, lập con của vua là Xung Lợi đang tuổi còn nằm trong tã
lên ngôi, sau đó cũng giết luôn” và “Sau khi làm cỏ họ Trần, Quý Ly tự xưng
là con cháu của Hồ Công Mãn thuộc dòng dõi vua Thuấn, từ đó sửa lại tên Hồ Nhất Nguyên. Hán Thương, con của Quý Ly, cũng đổi tên là Huyễn. Năm Canh Thìn, Thiên Thánh thứ 1, Quý Ly tiếm ngôi, lấy tên nước là Đại Ngu,
đặt niên hiệu là Thiên Thánh” (Hồi thứ nhất). Có thể nói, tác giả Hoàng Việt
xuân thu khi xây dựng hình tượng nhân vật Hồ Quý Ly đã gần như giữ
nguyên nguyên mẫu trong lịch sử, từ tính cách xảo trá, nham hiểm, tham lam và tàn độc, được đặt trong bối cảnh của một tác phẩm tự sự nhờ vậy nhân vật Quý Ly đã hiện lên sinh động và chân thực hơn bao giờ hết. Tác phẩm có sáu mươi hồi thì hai mốt hồi đầu viết về cuộc chiến giữa nhà Hồ với Lê Lợi và quân Minh, và chỉ có sáu hồi (Hồi một, ba, năm, sáu, bảy, mười) tập trung
64
khắc họa nhân vật Hồ Quý Ly, nhưng lại có thể lột tả được bản chất của Quý Ly. Người đọc thấy được một Quý Ly tàn bạo giết vua cướp nước, lừa dối nước Minh (Hồi thứ nhất); Một kẻ xảo trá giả cách nhún nhường nhà Minh nhưng ngấm ngần chống đối (Hồi thứ ba); Một Quý Ly độc ác, nham hiểm khi bày kế đón Trần Thiên Bình về nước rồi giết chết và truy tìm giết hại con cháu nhà Trần cũng như những người muốn phục Trần (Hồi thứ năm, thứ sáu) và một kẻ tự cao, hiếu sát, khi không mời được anh em Lê Lợi thì cho người truy tìm vì “tội đáng diệt tộc” (Hồi thứ mười).
Nếu như trong chính sử, các nhà sử gia ghi chép tội ác của Hồ Quý Ly theo trình tự gắn liền với các sự kiện chính xác, thì trong tác phẩm, tác giả đã đặt nhân vật trong từng câu chuyện cụ thể, để cho nhân vật vận động như một chỉnh thể của tác phẩm tự sự, từ đó tự bộc lộ bản chất, tính cách. Nhờ thủ pháp nghệ thuật mà nhân vật Hồ Quý Ly đã trở thành hình tượng văn học, hiện lên sinh động, chân thực, gần gũi hơn với người đọc.
3.1.1.3 Các nhân vật khác
Trong Hoàng Việt xuân thu, ngoài những nhân vật như Lê Lợi, Hồ Quý Ly, còn có một hệ thống nhân vật đông đảo có trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Hồ Hán Thương, Trần Giản Định, Trần Quý Khoáng, Đặng Tất, Cảnh Dị, Trương Phụ, Vương Thông, Liễu Thăng, Cầm Bành, Hoàng Phúc…
Nguyễn Trãi là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Ông là một nhà chính trị xuất sắc, một nhà quân sự thiên tài, một đại thi hào của dân tộc. Thân thế và cuộc đời nhiều thăng trầm của ông luôn khiến người đời sau cảm thấy xót xa, thương cảm. Ông tên tự là Ức Trai, là con của Ngyễn Phi Khanh, cháu ngoại Trần Nguyên Đán. Vốn gốc gác ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn (nay thuộc huyện Chí Linh, Hải Dương). Đã mấy đời, gia đình ông đến lập nghiệp ở làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (nay là xóm Nhị Khê, xã Quốc Tuấn, huyện Thường Tín, Hà Tây). Năm Canh Thìn (1400) nhà Hồ mở khoa thi đầu tiên, Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ thái học sinh (tiến sĩ),
65
sau phò giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh xâm lược, lập lên triều đại nhà Lê. Trong Đại Việt sử ký toàn thư hay Việt sử tiêu án không viết nhiều về Nguyễn Trãi. Công lao của Nguyễn Trãi đối với Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được ghi chép ở một số chi tiết như sau: “Phép dụng binh của vua là biết lấy nhu để chế cương, lấy yếu để chế mạnh, cho nên hay thắng. Các thành Nghệ An, Thuận Hóa, Tây Đô, Đông Đô đều sai văn thần Nguyễn Trãi làm thư thảo dụ bảo cho điều họa phúc cho nên không đánh mà phải đầu hàng” [8, tr. 476]. Khi tiến đánh thành Đông Quan đã “Lấy Hàn lâm viện thừa chi học sỹ là Nguyễn Trãi làm triều liệt đại phu nhập nội hành khiển Lại bộ thượng thư kiêm hành khu mật viện sự. Bấy giờ vua làm lầu nhiều tầng ở dinh
Bồ Đề, trên bờ sông Lô… hàng ngày ngự trên lầu để trông vào trong thành
để xem giặc làm gì, cho Trãi ngồi ở tầng thứ hai để vâng chỉ thảo các thư đi lại” [8, tr. 498]. Khi bọn Vương Thông thua to muốn giảng hòa xin về, các tướng sĩ và người nước ta bị khổ cực đã lâu rủ nhau xin nhà vua “nên lấy binh mà đánh thắng, khuyên vua giết hết đi. Duy có hành khiển Nguyễn Trãi ở nơi tham mưu, được xem thư bọc sáp của Thông gửi về nước nói: “Chớ tham chỗ đất một góc mà làm quân đi muôn dặm; giả sử dùng quân được được như số quân đi đánh khi đầu, lại được 6, 7, 8 đại tướng như bọn Trương Phụ thì mới
có thể đánh được; tuy nhiên có đánh được cũng không thể giữ được” [8, tr.
512].. Ông đã nhận rõ thế mạnh yếu của giặc nên mới khuyên chủ hòa. Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, đại hội các tướng và các quan văn võ để định công ban thưởng theo công cao thấp mà định thứ bậc
“Lấy thừa chỉ Nguyễn Trãi làm quan phục hầu, tư đồ Trần Hãn làm tả tướng
quốc, Khu mật đại sứ Phạm Văn Xảo làm thái bảo, đều cho quốc tín” [8, tr.
522].. Khi Lê Thái Tổ băng hà, được chôn ở Vĩnh Lăng, Nguyễn Trãi vâng sắc soạn văn bia. Như vậy, chỉ bằng một số chi tiết về Nguyễn Trãi được ghi chép trong Đại Việt sử kí toàn thư không thể lột tả hết được những công lao to lớn của ông đối với thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói riêng và đối với