B. NỘI DUNG
2.4 Bút pháp khắc họa chân dung nhân vật
2.4.1 Khái niệm nhân vật và vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết chương
hồi
Nhân vật là hình thức phản ánh hiện thực cơ bản nhất của tác phẩm văn học. Đối tượng của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội… đều góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng cho tác phẩm, nhưng quyết định chất lượng tác phẩm chính là việc xây dựng nhân vật.
Giáo sư Trần Đình Sử đã viết trong sách Lý luận văn học: “Nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Văn học không thể thiếu nhân vật bởi vì nó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhân vật văn học là phương tiện
khái quát tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” [31, tr. 62]..
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Con người được miêu tả trong tác phẩm văn học là nhân vật văn học. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Nó có chức năng cơ bản là khái quát tính cách của con người
và chức năng này cũng mang tính lịch sử. Nhân vật văn học… thể hiện quan
42
động có tính cách được bộc lộ dần trong không gian, thời gian mang tính
chất quá trình” [11, tr. 161].
Nhân vật trong các tác phẩm văn học chính là đứa con tinh thần của nhà văn. Thông qua việc khắc họa chân dung nhân vật, nhà văn thể hiện quan niệm thẩm mỹ về cuộc đời, về lý tưởng sống của mình. Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng nhân vật trong tác phẩm văn học mang tính ước lệ, không đồng nhất với con người ngoài đời thực vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật, được khái quát hóa và được thể hiện thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn, tuy nhiên những nhân vật trong văn học vẫn hết sức sống động và chân thực. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học, nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng chủ đề của tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật, là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của tác phẩm. Nhân vật là linh hồn của tác phẩm văn học, là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực. Nhân vật chính là chìa khóa để độc giả có thể giải mã được những vấn đề hiện thực mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm của mình. Đối với thể loại tiểu thuyết chương hồi, nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng. Tiểu thuyết chương hồi là tác phẩm tự sự cỡ lớn, đề tài của nó thường là những sự kiện lịch sử quan trọng, là vấn đề hưng vong của một quốc gia hay một triều đại hoặc viết về những nhân vật có vai trò quan trọng trong lịch sử đất nước. Chính vì vậy việc xây dựng, khắc họa chân dung nhân vật chính là hạt nhân của mọi sự sáng tạo, là trọng điểm để nhà văn giải quyết những vấn đề của xã hội, là nơi để nhà văn bộc lộ quan điểm và tư tưởng của mình trước những biến cố lịch sử.
2.4.2 Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi
Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể mà nhân vật là một mảnh ghép
quan trọng tạo nên bức tranh toàn vẹn đó. Trong tiểu thuyết chương hồi thì nhân vật lịch sử luôn nhận được sự quan tâm của độc giả và các nhà nghiên cứu. Nhà văn đã dùng ngòi bút tài hoa của mình để xây dựng nhân vật và làm
43
cho nhân nhân vật của mình hiện lên một cách sinh động, chân thực. Nhân vật trong tác phẩm được thể hiện qua các thủ pháp khác nhau như xây dựng ngoại hình nhân vật, tính cách, hành động, ngôn ngữ hoặc được giới thiệu thông qua người kể chuyện….
Trong tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam, việc xây dựng nhân vật thường tuân thủ theo nguyên tắc chung của văn xuôi trung đại, thể hiện rõ đặc điểm tư duy của con người thời đại lúc bấy giờ. Có lẽ do cuộc sống bắt nguồn từ nền nông nghiệp nên người ta quan niệm con người và thiên nhiên là một khối thống nhất và họ lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho con người. Con người trong văn học trung đại là con người vũ trụ, con người luôn ứng xử theo quy luật tuần hoàn của vũ trụ. Tư tưởng đó là thiên mệnh. Trong văn chương trung đại, con người phân hóa thành hai cực là đạo đức và phi đạo đức. Nhân vật trong tiểu thuyết phân hóa thành hai tuyến là thiện và ác, chính và tà, trung và nịnh, quân tử và tiểu nhân. Các nhân vật trong văn học trung đại còn là con người phi cá nhân. Con người sống đồng trục, đồng dạng về tư tưởng tình cảm. Con người trong văn chương xuất hiện với mối quan hệ tình và nghĩa nhưng không mang màu sắc cá nhân. Từ đó các thủ pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm cũng giống nhau. Các nhà văn thường sử dụng những hành vi bên ngoài và những dấu hiệu thân xác để diễn tả tâm tư nhân vật. Trong tiểu thuyết chương hồi, những dạng nhân vật mà ta thường gặp bao gồm các kiểu nhân vật: Trung nghĩa, nham hiểm, phản bội, vua sáng tôi hiền… Và khi miêu tả nhân vật, các tác giả đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc chung đã trở thành khuôn mẫu của văn học trung đại. Một số thủ pháp khi miêu tả nhân vật như: Miêu tả ngoại hình nhân vật, tính cách nhân vật, hành động của nhân vật, tâm lý nhân vật…
Các tác giả văn học trung đại mặc dù chịu sự chi phối của những nguyên tắc chung trong việc xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình, nhưng bằng
44
tài năng họ đã vận dụng một cách khéo léo để tạo nên những nhân vật ghi dấu ấn trong lòng độc giả, mang bản sắc riêng, phong cách riêng của nhà văn.
2.4.3 Bút pháp khắc họa chân dung nhân vật trong Hoàng Việt xuân thu
Hoàng Việt xuân thu được viết theo lối chương hồi, là tác phẩm tự sự cỡ
lớn phản ánh những biến cố lịch sử dân tộc vào những năm đầu thế kỉ XV. Đây là thời kì lịch sử đầy biến động, nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, Hồ mạt, quân Minh xâm lược nước ta gây nên những thảm họa to lớn ở tất cả các phương diện đời sống. Chính trong hoàn cảnh bi thương ấy, ý thức về độc lập dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn được phát huy với sức mạnh chưa từng thấy mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, đất nước được giải phóng khỏi ách đô hộ của giặc Minh. Có thể nói bằng những nguyên mẫu ngoài đời thực như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Trần Giản Định…, tác giả đã xây dựng lên những nhân vật với sắc thái, diện mạo riêng, trở thành hình tượng văn học trong tiểu thuyết của mình, thể hiện cái nhìn mới hơn về những con người trong quá khứ. Đứng trên bình diện của người quan sát, tác giả đã trở thành “người thư kí trung thành” bám sát từng bước đi của lịch sử.
Tác phẩm Hoàng Việt xuân thu có một hệ thống đông đảo các nhân vật như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly… cho đến các nhân vật phụ như: Tư không Lê Lễ, Lê Sát, Hoàng Tất…. Đọc Hoàng Việt xuân thu ta có thể thấy tác giả ít chú trọng miêu tả ngoại hình và nội tâm nhân vật mà chủ yếu tập chung thể hiện tính cách nhân nhân vật, hành động và ngôn ngữ nhân vật. Đối với thể loại tiểu thuyết chương hồi, hành động của nhân vật là yếu tố quan trọng để nhân vật tự bộc lộ tính cách và góp phần thúc đẩy diễn biến câu chuyện. Theo Hà Minh Đức, hành động nhân vật là: “Những việc làm cụ thể của nhân vật trong quan hệ ứng xử với các nhân vật khác và trong những tình
45
thể được thực hiện thông qua ngôn ngữ người kể chuyện hoặc qua ngôn ngữ
của nhân vật khác” [6,tr. 134].
Để lột tả một cách rõ ràng chân thực nhất bản chất của nhân vật thì việc miêu tả hành động nhân vật là hết sức quan trọng, đòi hỏi nhà văn phải hòa mình, phải hóa thân vào nhân vật. Việc miêu tả một cách khái quát hành động của nhân vật và kết quả của hành động đó được tác giả sử dụng như một sự đánh giá, tổng kết về những việc làm của nhân vật, từ đó để cho nhân vật tự bộc lộ phẩm chất của mình
Hà Minh Đức cũng viết trong cuốn Lý luận văn học: “Tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể hiện với một chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao hơn, tuy chưa đạt tới mức độ là điển hình. Tính cách mang bản sắc riêng, độc đáo của con người cá biệt, cụ thể nhưng lại mang những nét chung tiêu biểu cho nhiều người khác nhau ở một mức độ nhất định đồng
thời nó là một quá trình phát triển hợp với logic cuộc sống” [6, tr. 130].. Như
vậy tính cách có một vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm văn học. Tác phẩm Hoàng Việt xuân thu có một hệ thống đông đảo các nhân vật chính, phụ và mỗi người lại được tác giả khắc họa bởi những tính cách khác nhau, không ai giống ai. Có người tính tình cương trực (Lê Lợi, Đoàn Phát…), có người túc trí đa mưu (Lê Thiện, Nguyễn Trãi…), có người hữu dũng vô mưu (Liễu Thăng), có người trọng tình nghĩa (Thiếu Ngại, Lê Công Soạn)… Tất cả các nhân vật dưới ngòi bút của tác giả đều hiện lên sinh động, để lại dấu ấn riêng trong lòng người đọc.
Trong tác phẩm văn học, việc thể hiện ngôn ngữ nhân vật cũng là yếu tố quan trọng để tác giả dựng lên chân dung nhân vật hoàn chỉnh. Theo Từ điển
thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan
trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật…
trong các tác phẩm tự sự, nhà văn thường trực tiếp miêu tả phong cách ngôn
46
yếu là ngôn ngữ đối thoại. Đó là những lời nói trực tiếp của nhân vật trong những tình huống cụ thể, nó bộc lộ tính cách, bản chất của nhân vật.
Tác phẩm Hoàng Việt xuân thu là tác phẩm tự sự cỡ lớn với hệ thống đông đảo các nhân vật, nhưng bằng ngòi bút tài hoa của mình, tác giả đã khiến các nhân vật đều hiện lên một cách rõ nét, chân thực, sinh động. Ở khuôn khổ của luận văn, người viết đi sâu tìm hiểu bút pháp khắc họa chân dung một số nhân vật chính như Lê Lợi, Lê Thiện, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly…
2.4.3.1 Chân dung Lê Lợi – Hình tượng bậc minh chủ
Lê Lợi là một nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam. Ông được ghi nhận là người anh hùng của dân tộc, là vị tướng tài ba, là người lập lên một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam: đánh đuổi giặc Minh xâm lược, thống nhất đất nước. Hình ảnh và những câu chuyện về Lê Lợi đã được ghi trong sử sách, trong truyền thuyết dân gian. Chính vì vậy việc xây dựng hình ảnh Lê Lợi trong tác phẩm thành hình tượng văn học, đem đến cho người đọc cái nhìn mới hơn về nhân vật này là một thách thức lớn đối với tác giả của Hoàng
Việt xuân thu. Ngòi bút tài hoa của tác giả đã đi sâu thể hiện tính cách, hành
động và ngôn ngữ nhân vật khiến cho hình ảnh Lê Lợi hiện lên như một bức chân dung hoàn hảo, sừng sững như pho tượng sống trước mắt người đọc. Lê Lợi khác người ngay khi vừa được sinh ra như điềm báo trước đây sẽ là một bậc kỳ tài trong thiên hạ, sẽ làm nên nghiệp lớn: “Lê Lợi lúc sinh, nhà có đóa mấy hồng che phủ suốt ba ngày liền không tan. Ông tính tình cởi mở,
ít nói, có kiến thức, Ngũ kinh, Chư sử chỉ xem qua là nhớ” (Hồi thứ Tư). Khi
Mai Sĩ đem chiếu thư chiêu mộ anh em nhà Lê của Hán Thương về triều giúp đỡ nhà Hồ, Lê Lợi đã ngay lập tức từ chối rồi đem gia quyến trốn vào rừng. Đó chính là thái độ quyết liệt của Lê Lợi không muốn ra giúp nhà Hồ, điều đó đã thể hiện thái độ của ông đối với hành động cướp nước của cha con Hồ Quý Ly. Người đời sau mới có thơ vịnh rằng:
47
“Chằm trạch rồng nằm trải mấy thu
Thẹn đem danh tiết bán cho người Ba quân từ thuở giương vây cánh
Chẳng hiểu còn không nước Trúc Côi?”
(Hồi thứ tư)
Sau khi đem quân ra Mỹ Lương đã “thiết lập đồn trại, chiêu hiền đãi sĩ. Phàm nhân tài trong thiên hạ do Quý Ly vô đạo mà phải lánh vào rừng núi để
ở, nay nghe Lê Lợi khởi binh, đều rủ nhau về theo” (Hồi thứ Mười hai). Điều
đó thể hiện Lê Lợi rất được lòng dân, nhân dân trên dưới một lòng quy phục ông. Được sự giúp đỡ của anh em Lê Lợi, quân Bắc đắc chí không còn biết kiêng nể ai, thường ra ngoài cướp bóc, hãm hiếp phụ nữ, nhân dân khốn khổ phải chạy tới Lê Lợi kêu cứu. Ông cho người đuổi bắt và tuyên bố “Thiên
binh tới đây là để giúp yên dân chứ không phải để hại dân” (Hồi thứ mười
chín), sau đó sai đem chém khiến cho “Tướng tá nhà Minh trông thấy đều
thất sắc, nhưng vì đuối lý nên không dám hé môi” (Hồi thứ mười chín). Hành
động này là để răn dạy quân sỹ và các tướng tá nhà Minh, cho thấy tính công bằng quyết đoán và vì dân của Lê Lợi. Sau khi cha con nhà Hồ Quý Ly bị bắt, vua Minh Thành Tổ hạ chiếu giam vào ngục. Về sau “Quý Ly được phóng thích cho đi canh giữ vùng biên Quảng Tây; hai con là Thương và Trừng do
thạo về vũ khí nên được tha để sử dụng” (Hồi thứ hai mươi hai), vua Minh lại
sai sứ mang chiếu sang An Nam phong tước vị cho các công thần. Trong tiệc mừng công, khen thưởng, Lê Lợi đã nói với Trương Phụ rằng: “Nước Nam ở lánh một phương, bị gian thần tiếm thiết; thiên triều không nỡ bỏ mặc, lệnh tướng xuất chinh; kết quả đảng nghịch bị bắt, muôn họ vui mừng. Vậy xin lập
con cháu nhà Trần để yên lòng trăm họ” (Hồi thứ hai mươi hai). Khi Hoàng
Phúc lập danh sách và sức cho các châu huyện giục quan lại lớn nhỏ đi nhận chức, Lê Lợi đã nói với các tướng rằng: “Ta dẹp giặc là để khôi phục nhà Trần, không ngờ lại hóa thành trò bù nhìn! Không biết Giản Định giờ đang ở
48
đâu?” (Hồi thứ hai mươi ba) và khi Đoàn Phát có ý muốn tôn Lê Lợi lên làm chúa, Lê Lợi đã nói: “Tiên sinh mới đến sao lại đẩy tôi vào chỗ bất nghĩa?
Tôi mặt mũi nào đang tâm chiếm đoạt thiên hạ của họ Trần” (Hồi thứ hai
mươi ba). Lời nói của Lê Lợi có tình có lý, thể hiện ông chỉ một lòng vì nước, khôi phục nhà Trần, muốn đem giang sơn trả về chủ cũ. Sau khi Trần Giản Định lên ngôi, anh em nhà Lê một lòng trung thành theo phò giúp. Vua Trần nghe theo lời xu nịnh của Cảnh Dị, lột hết chức tước của anh em Lê Lợi cùng phe cánh, truất làm dân thường. Vậy mà anh em Lê Lợi không một lời oán hận, thầy trò tôi tớ thu dọn hành lý lên đường trở về chọn Lam Sơn là nơi cư trú, “Trong vòng ba bốn năm an thường thủ phận, giáo hóa đến tận xóm thôn, nhân dân đều vui vẻ. May sao một miền mưa thuận gió hòa, thóc lúa đầy bồ,
người các vùng lân cận kéo tới đây đông như về chợ” (Hồi thứ ba mươi hai).
Khi kéo quân tới Nghĩa An, Lê Lợi tìm vào bái yết vua Trần nhưng không gặp, ông đã than rằng: “Muốn vào gặp mặt vua, may được rủ lòng thương để