Tình hình nghiên cứu về kế hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất từ năm 2016 đến năm 2018 và định hướng sử dụng đất năm 2019, 2020 của thành phố nam định, tỉnh nam định​ (Trang 25 - 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.1. Tình hình nghiên cứu về kế hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới

Trên thế giới công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã được tiến hành từ lâu và chiếm vị trí quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên đất đai cũng như trong quá trình sản xuất, song để phù hợp với từng điều kiện, đặc điểm riêng mà mỗi nước để đưa ra những phương pháp khác nhau.

1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu kế hoạch sử dụng đất của Trung Quốc

Trung Quốc đã tiến hành lập KHSDĐ từ tổng thể đến chi tiết cho các vùng và địa phương theo hướng phân vùng chức năng (khoanh định sử dụng đất cho các mục đích) gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Để kế hoạch tổng thể phù hợp với phân vùng chức năng, các quy định liên quan của pháp luật Trung Quốc đã yêu cầu mọi hoạt động phát triển các nguồn tài nguyên phải nhất quán với phân vùng chức năng. Một trong những ảnh hưởng tích cực của kế hoạch tổng thể và sơ đồ phân vùng chức năng là việc giảm thiểu xung đột đa mục đích nhờ xác định được các sử dụng tương thích cho phép ưu tiên ở các khu vực cụ thể.

Những khu dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị mới quy hoạch rất hiện đại và có tầm nhìn, phát triển bền vững cho một tương lai xa. Tuy nhiên, để thực hiện kế hoạch sử dụng đất được như Trung Quốc đòi hỏi phải có tiềm lực kinh tế lớn; ở nước này quy hoạch đô thị vẫn do cơ quan xây dựng đảm nhiệm, việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai chủ yếu tập trung vào phân vùng các khu chức năng do cơ quan quản lý đất đai đảm nhiệm.

1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu kế hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản

Kế hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản được phát triển từ rất lâu, đặc biệt được đẩy mạnh vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. KHSDĐ ở Nhật Bản không những chú ý đến hiệu quả kinh tế, xã hội, mà còn rất chú trọng đến bảo vệ môi trường, tránh các rủi ro của tự nhiên như động đất, núi lửa… KHSDĐ ở Nhật bản chia ra: KHSDĐ tổng thể và KHSDĐ chi tiết.

KHSDĐ tổng thể được xây dựng cho một vùng lãnh thổ rộng lớn tương đương với cấp tỉnh, cấp vùng trở lên. Mục tiêu của KHSDĐ tổng thể được xây dựng cho một chiến lược sử dụng đất dài hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất cho sự nghiệp phát triển KTXH.

KHSDĐ chi tiết được xây dựng cho vùng lãnh thổ nhỏ hơn tương đương với cấp xã. Nội dung kế hoạch chi tiết rất cụ thể, không những rõ ràng cho từng loại đất, các thửa đất và các chủ sử dụng đất, mà còn có những quy định chi tiết cho các loại đất như: về hình dáng, quy mô diện tích, chiều cao xây dựng….

1.3.1.3. Tình hình nghiên cứu kế hoạch sử dụng đất của Thái Lan

Kế hoạch đất đai được được phân bố theo 3 cấp: quốc gia, vùng và địa phương. Kế hoạch nhằm thể hiện cụ thể các chương trình kinh tế xã hội của Hoàng

gia Thái Lan gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà nước phối hợp với chính phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát triển Hoàng gia đã xác định vùng nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội - chính trị của Thái Lan. Các dự án đều tập trung vào vấn đề quan trọng là nguồn nước, đất đai nông nghiệp, thị trường lao động.

1.3.1.4. Tình hình nghiên cứu kế hoạch sử dụng đất của Singapore

Kế hoạch đô thị của Singapore đã thay đổi khá nhiều trong 4 thập kỉ qua kể từ ngày đất nước dành độc lập. Trong chiến lược kế hoạch của Singapore đều coi trọng việc xanh hóa đô thị, áp dụng chính sách nhà vườn ở bất cứ đâu tạo đều kiện để gạt đi những cứng nhắc trong lối sống của người dân. Và đây được coi như là kế hoạch kiểu mẫu cho các nước khác tham khảo và áp dụng.

1.3.1.5. Tình hình nghiên cứu kế hoạch sử dụng đất của Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ

Kế hoạch sử dụng đất đai ở Cộng hòa Liên bang Nga chú trọng việc tổ chức lãnh thổ, các biện pháp bảo vệ và sử dụng đất với các nông trang và các đơn vị sử dụng đất nông nghiệp. Kế hoạch sử dụng đất của Nga được chia thành hai cấp: kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết.

1.3.1.6. Bài học kinh nghiệm về kế hoạch sử dụng đất ở một số nước trên thế giới

Kế hoạch sử dụng đất của các nước trên thế giới mang tính đặc thù riêng, với những quy định về nội dung, phương pháp tiến hành... phân ra các cấp, kiểu kế hoạch.

a. Về phân cấp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Tại Hàn Quốc, KHSDĐ thực hiện theo các cấp: quốc gia, cấp tỉnh, vùng thủ đô; cấp thành phố, vùng đô thị cơ bản. Theo đó, KHSDĐ được thực hiện từ tổng thể tới chi tiết. Quy hoạch cấp tỉnh, vùng thủ đô phải căn cứ trên cơ sở quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch cấp thành phố, vùng đô thị phải căn cứ vào quy hoạch cấp tỉnh và kế hoạch cấp thành phố phải căn cứ vào quy hoạch của thành phố đó.

Tại Canada, là một nước liên bang nên kế hoạch sử dụng đất có những điểm riêng biệt. Theo đó, chính quyền Trung ương không có vai trò trong việc lập QHSDĐ. Thẩm quyền này thuộc về các tỉnh (bang). Mỗi bang có quyền tự trị riêng về đất đai và tài nguyên, do đó đều có hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất riêng.

b. Về nguyên tắc và căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Tại Trung Quốc, việc lập quy quy hoạch, kế hoạch SDĐ phải bảo đảm tuân

thủ triệt để các nguyên tắc, như: sử dụng đất phải tiết kiệm, đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu và lợi ích sử dụng đất của các ngành kinh tế, xã hội và các địa phương; tăng cường bảo vệ môi trường, phát triển sinh thái tự nhiên nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sống cho người dân của cả nước…

Ở Hà Lan, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải trên cơ sở kết quả

khảo sát đánh giá các tham số ở các địa phương: tham số kỹ thuật (chất lượng đất, đặc điểm địa hình, hiện trạng sử dụng, các khả năng cải thiện với bên ngoài...); tham số kinh tế (tiềm năng phát triển kinh tế); tham số văn hoá - xã hội (công trình văn hoá, nghệ thuật, bảo tồn các truyền thống văn hoá...); các giá trị và tiêu chuẩn xã hội; tham số môi trường (mức độ ô nhiễm nước và đất, không khí).

c. Về thẩm quyền lập, quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Ở Hàn Quốc, QHSDĐ cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Đất đai, Giao thông và

Hàng hải phê duyệt, QHSDĐ cấp tỉnh do tỉnh phê duyệt, quy hoạch đất cấp thành phố hoặc quy hoạch đô thị cơ bản do Tỉnh trưởng phê duyệt. Quốc hội không can thiệp vào quá trình xét duyệt QHSDĐ.

Ở Hà Lan, quyền quyết định QHSDĐ cấp quốc gia thuộc về Nghị viện và

Chính phủ. Giúp việc cho các cơ quan này có Ủy ban Quy hoạch Không gian Nhà nước, Cơ quan Quy hoạch không gian Nhà nước và Hội đồng tư vấn quy hoạch không gian.

d. Về kỳ quy hoạch, kế hoạch

Ở Hàn Quốc, kỳ quy hoạch đối với cấp quốc gia, cấp tỉnh là 20 năm, quy

hoạch sử dụng đất vùng đô thị cơ bản và kế hoạch sử dụng đất là 10 năm. Sau 5 năm sẽ tiến hành rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển và thị

trường. Ở Trung Quốc, theo quy định của Luật đất đai năm 1999 thì kỳ quy hoạch

sử dụng đất của các cấp là 10 năm. Ở Canada, trước năm 2005 kỳ quy hoạch là 05

năm nhưng thực tế chứng minh là không hợp lý, nên hiện nay, Luật quy hoạch của Canada không quy định khoảng thời gian này. Do đó, kỳ quy hoạch có thể rất linh hoạt, có thể thay đổi nhưng phải thực hiện các thủ tục phê duyệt theo quy định của Luật.

Ở Hàn Quốc, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Sau khi quy hoạch được phê duyệt sẽ được công khai và phổ biến đến nhân dân.

Ở Thụy Điển, quá trình lập quy hoạch quốc gia bao gồm hai bước. Bước đầu

tiên là tiến hành nghiên cứu về nhu cầu sử dụng đất từ các bộ, ngành, khu vực, chính quyền địa phương và chính quyền Trung ương; đồng thời, tham vấn về nhu cầu sử dụng đất ưu tiên đối với mỗi lĩnh vực sử dụng đất (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất điện, bảo vệ môi trường và văn hóa). Bước thứ hai là tham vấn các thành phố về ưu tiên của họ cho các nhu cầu cạnh tranh về sử dụng đất. Chính quyền quận sẽ biên soạn các kết quả này và gửi cho Chính phủ và Quốc hội để quyết định trong các trường hợp có xung đột giữa lợi ích quốc gia với lợi ích khu vực hoặc địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất từ năm 2016 đến năm 2018 và định hướng sử dụng đất năm 2019, 2020 của thành phố nam định, tỉnh nam định​ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)