Tình hình quản lý đất đai thành phố Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất từ năm 2016 đến năm 2018 và định hướng sử dụng đất năm 2019, 2020 của thành phố nam định, tỉnh nam định​ (Trang 43 - 51)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.3. Tình hình quản lý đất đai thành phố Nam Định

Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các nội dung của Nghị quyếtsố 17-NQ/TU ngày 17/7/2012 về việc tăng cường lãnh đạo công tác quản lý nhà nước về đất đai được các cấp, các ngành triển khai, thực hiện nghiêm túc; nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về pháp luật trong lĩnh vực đất đai được nâng cao. Sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các sở, ngành với tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ngày càng được quan tâm, thực hiện hiệu quả.

Việc lập, phê duyệt quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm; công tác giao đất, cho thuê đất được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Việc đấu giá quyền sử dụng đất ở, nhất là khu đô thị trung tâm các huyện đã thu được nguồn lực tài chính khá lớn để đầu tư phát triển.Thành ủy, UBND thành phố Nam Ðịnh cũng đã tập trung chỉ đạo và thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình,

cá nhân còn tồn tại; thực hiện hiệu quả công tác chỉnh trang hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Thông qua đó, việc phối hợp giữa các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành với các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giám sát việc quản lý, sử dụng đất và xử lý vi phạm về đất đai ngày càng được quan tâm, thực hiện hiệu quả.

Riêng về công tác lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hằng năm, tỉnh đã quyết định giao đất cho 36 công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng, công trình công cộng với tổng diện tích 87,31 ha; cho 139 dự án thuê đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh với tổng diện tích 224,53 ha. UBND của chín huyện quyết định cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất làm mặt bằng xây dựng 105 dự án sản xuất, kinh doanh với tổng diện tích 75,55 ha; tổ chức đấu giá đất cho người dân làm nhà ở với 14.585 lô, diện tích 176,61 ha, số tiền trúng giá là 3.854,82 tỷ đồng. Bên cạnh đó công tác đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu về đất đai cũng từng bước được kiện toàn tại các phường, xã. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quản lý nhà nước về đất đai là đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp đã được các cấp chính quyền chú trọng.

Công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh từng bước đi vào nền nếp; tình trạng cấp, bán đất trái thẩm quyền tràn lan đã từng bước được khắc phục. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm; lĩnh vực giao đất, cho thuê đất các dự án đầu tư cơ bản được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần sớm thực hiện, giải quyết dứt điểm trong thời gian tới. Ví dụ như tình trạng buông lỏng quản lý nhà nước về đất đai, chưa giải quyết dứt điểm các vụ việc vi phạm, nhất là các vụ việc mới phát sinh sau thời điểm Nghị quyết ban hành. Một số địa phương, các cấp chính quyền, người đứng đầu cấp ủy chưa quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện Nghị quyết và các quy định của pháp luật; còn lúng túng trong xử lý, không ngăn chặn được tình trạng vi phạm mới. Công tác giải quyết

khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai ở một số địa phương chưa được chủ động giải quyết.

3.3. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất từ năm 2016 đến năm 2018 của thành phố Nam Định 2018 của thành phố Nam Định

3.3.1.Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2016

3.3.1.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2016

Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích tự nhiên giảm 2,39 ha do công tác thống kê, kiểm kê đất đai năm 2016.

Theo KHSDĐ năm 2016, diện tích đất nông nghiệp là 1.014,97 ha chiếm 21,86% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 3.616,83 ha chiếm 77,88% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng là 12,01 ha chiếm 0,26% diện tích đất tự nhiên.

Bảng 3.4. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đấtthành phố Nam Định năm 2016

Đơn vị tính: ha

STT Tên loại đất hiệu Ký

Diện tích năm 2016 theo KHSDĐ đã duyệt Kết quả thực hiện đến 2016 So sánh Diện tích tự nhiên 4.643,81 4.641,42 - 2,39 1 Đất nông nghiệp NNP 1.014,97 1.595,35 +580,38

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.616,83 3.038,42 -578,41

3 Đất chưa sử dụng CSD 12,01 7,65 +4,36

(Nguồn: Kế hoạch sử dụng đất năm 2016- Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nam Định - 2016)

Hình 3.1. So sánh chỉ tiêu sử dụng đất theo kế hoạch và kết quả thực hiện năm 2016

a. Đất nông nghiệp

Năm 2016, diện tích đất nông nghiệp của toàn thành phố là 1.580,81 ha vượt 580,38 ha so với chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đã duyệt. Chi tiết thể hiện ở bảng:

Bảng 3.5. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 thành phố Nam Định

Đơn vị tính: ha

STT Tên loại đất hiệu Ký

Diện tích năm 2016 theo KHSDĐ đã duyệt Kết quả thực hiện đến 2016 So sánh 1 Đất nông nghiệp NNP 1.014,97 1.580,81 580,38 1.1 Đất trồng lúa LUA 667,98 964,06 296,08 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 100,98 187,65 86,67

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 63,00 171,63 108,63

1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 174,10 258,26 84,16

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 8,39 13,75 5,36

(Nguồn: Kế hoạch sử dụng đất năm 2016- Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nam Định - 2016)

Kết quả nghiên cứu cho thấy một số chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện cao hơn kế hoạch đã duyệt, nghĩa là diện tích đất chưa chuyển mục đích theo kế hoạch còn nhiều. Cao nhất là đất trồng lúa vượt 296,08 ha; thấp nhất là đất nông nghiệp khác 5,36 ha. Qua đó cho thấy công tác dự báo sử dụng đất chưa sát với nhu cầu thực tế. Đặc biệt đối với nhóm đất trồng lúa và đất trồng cây lâu năm. Thời gian gần đây, do ngành công nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm phát triển mạnh, dân cư tăng nhanh, nhu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm tại chỗ và xuất khẩu rất lớn nên kết quả thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp năm 2016 vượt kế hoạch 580,38 ha.

b. Đất phi nông nghiệp

Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, dự báo trong giai đoạn 2010 - 2020 nền kinh tế của thành phố sẽ phát triển theo hướng dịch vụ - thương mại, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; để đáp ứng được yêu cầu này cần phải tập trung xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Vì vậy diện tích đất phi nông nghiệp theo kế hoạch năm 2016 là 3.616,83 ha. Thực tế đến năm 2016 diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của thành phố là 3.053,02 ha, đạt tỷ lệ 84,41% kế hoạch được duyệt. Tuy nhiên có một số loại đất vượt chỉ tiêu kế hoạch.

Bảng 3.6. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2016 thành phố Nam Định

Đơn vị tính: ha

STT Tên loại đất hiệu Ký

Diện tích năm 2016 theo KHSDĐ đã duyệt Kết quả thực hiện đến 2016 So sánh (kết quả - kế hoạch)

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.616,83 3.038,42 -578,41

2.1 Đất ở tại nông thôn ONT 422,26 326,20 -96,06

2.2 Đất ở tại đô thị ODT 761,50 600,34 -161,16

2.3 Đất trụ sở cơ quan CTS 30,23 23,16 -7,07

2.4 Đất quốc phòng CQP 30,51 23,52 -6,99

2.5 Đất an ninh CAN 21,38 18,38 -3,00

2.6 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 355,53 179,96 -175,57 2.7 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 771,33 634,48 -136,85 2.8 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 924,53 932,83 8,30 2.9 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 28,26 28,24 -0,02 2.10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng NTD 51,75 55,70 3,95

2.11 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và

2.12 Đất phi nông nghiệp khác PNK 6,81 8,95 2,14

(Nguồn: Kế hoạch sử dụng đất năm 2016- Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nam Định - 2016)

Qua bảng ta thấy: chỉ có 3/12 chỉ tiêu sử dụng đất vượt so với kế hoạch được phê duyệt. Trong đó, đất sử dụng vào mục đích công cộng vượt cao nhất so với kế hoạch được duyệt 8,30 ha (đạt 100,95%); đất phi nông nghiệp khác vượt thấp nhất là 2,14 ha (đạt 149,16%). Đó là hệ quả của việc phát sinh các công trình ngoài kế hoạch được duyệt. Điều đó cho thấy việc dự báo sử dụng đất trong kế hoạch chưa sát với nhu cầu thực tế (dự báo thấp hơn so với nhu cầu).

c. Đất chưa sử dụng

Năm 2016 diện tích đất chưa sử dụng còn lại là 7,65 ha, thấp hơn 4,36 ha so với chỉ tiêu kế hoạch được duyệt. Kết quả thực hiện đạt 63,75% chỉ tiêu kế hoạch được duyệt. Điều đó cho thấy việc khai thác đất chưa sử dụng là chưa tốt. Đất chưa sử dụng nằm ở vị trí có thể khai thác vẫn chưa được khai thác triệt để đưa vào sử dụng.

3.3.1.2. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2016 a. Những mặt đạt được

Nhìn chung, việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố đã theo sát kế hoạch được duyệt và đã đạt được những thành quả nhất định như sau:

- Đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ cấp thành phố, cấp xã, phường.

- Làm cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất.

- Chủ động dành quỹ đất cho phát triển các ngành, các lĩnh vực đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch và dân cư. Góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, ổn định tình hình xã hội của thành phố.

- Đảm bảo sử dụng đất tiếp kiệm, hợp lý, có hiệu quả và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

b. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những mặt đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất của thành phố vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Chất lượng của kế hoạch sử dụng đất còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế. Việc dự báo về nhu cầu quỹ đất cho các mục đích sử dụng, nhất là đất cho phát

triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp còn thiếu chính xác ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

- Sự phối hợp giữa các ban, ngành và các địa phương trong công tác lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất nhìn chung chưa tốt. Kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch các ngành khác chưa thực sự thống nhất, tình trạng tự phát, cục bộ thực hiện quy hoạch, kế hoạch của các ngành, các cấp vẫn còn diễn ra. Phần lớn các ngành còn lúng túng trong việc gắn kết giữa kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn.

- Nguồn lực đầu tư còn nhiều hạn chế, các dự án đầu tư chậm triển khai thực hiện do thiếu vốn.

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư còn gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.

- Việc tổ chức thực hiện pháp luật đất đai ở một số nơi vẫn chưa nghiêm dẫn đến các trường hợp vi phạm vẫn còn diễn ra như lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất lãng phí, vi phạm quy hoạch, giao đất chưa đúng thẩm quyền…

- Phụ thuộc vào các quy định của pháp Luật Đất đai, danh mục các dự án kế hoạch sử dụng đất xác định một trong những căn cứ pháp lý giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất, do khi lập kế hoạch sử dụng đất một số dự án không có tính khả thi cao nhưng khuynh hướng là đưa vào kế hoạch sử dụng đất để có cơ sở pháp lý Nhà nước ra quyết định thu hồi đất và giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất vì vậy kế hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả thấp so với chỉ tiêu đã được phê duyệt.

- Kế hoạch sử dụng đất thường chưa tính hết khả năng về tài chính bởi phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng đầu tư của xã hội và Nhà nước…(hiện nay đang thực hiện những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cắt giảm ngân sách các dự án thông thường chỉ tập trung bố trí vốn cho một số dự án công trình cấp bách của xã hội) dẫn đến một số dự án, công trình không triển khai thực hiện được.

Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành phố chưa đạt kết quả cao do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chính sau:

Nguyên nhân khách quan:

- Việc lập kế hoạch của thành phố còn chưa sát thực tế, khả năng thực hiện, tính khả thi thấp, chủ yếu mang tính dự báo, việc đăng ký kế hoạch sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất hàng năm của các ngành, các xã, phường còn chưa sát với thực tế, tính khả thi thấp. Các dự án, công trình dự báo thực hiện gần như không được ghi vốn thực hiện trong năm kế hoạch.

- Nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố còn thấp, ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư các công trình dự án có trong kế hoạch sử dụng đất.

- Hệ thống bản đồ, tư liệu thống kê phục vụ quản lý đất đai và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thiếu và chưa đồng bộ.

- Do áp lực sử dụng đất trên địa bàn thành phố, một số dự án quy hoạch, nhất là các khu đô thị, các khu du lịch sinh thái không đảm bảo khả thi cao.

- Chưa quán triệt đầy đủ vai trò của kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đất đai dẫn tới chưa có sự chỉ đạo đúng mức việc lập, phê duyệt và triển khai kế hoạch sử dụng đất.

- Trình độ, năng lực lập và quản lý kế hoạch sử dụng đất có nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ chuyên môn về công tác kế hoạch sử dụng đất ở các cấp còn thiếu và yếu về năng lực. Các điều kiện về vật chất cho công tác lập hoạch sử dụng đất chưa bảo đảm, chưa bố trí thoả đáng kinh phí để hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính để tạo điều kiện triển khai nhanh và có chất lượng công tác lập kế hoạch sử dụng đất.

Nguyên nhân chủ quan:

- Nhu cầu quỹ đất cho phát triển các ngành, lĩnh vực, cho các dự án đầu tư chưa được tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dẫn tới tình hình vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất và thường phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất của phường chưa tính toán đầy đủ về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong sử dụng đất, chưa phát huy được tiềm năng đất đai;

- Công tác dự báo nhu cầu và xác định danh mục dự án đầu tư đưa vào kỳ quy hoạch, nhất là các dự án sử dụng vào mục đích kinh doanh thường không thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất từ năm 2016 đến năm 2018 và định hướng sử dụng đất năm 2019, 2020 của thành phố nam định, tỉnh nam định​ (Trang 43 - 51)