Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất từ năm 2016 đến năm 2018 và định hướng sử dụng đất năm 2019, 2020 của thành phố nam định, tỉnh nam định​ (Trang 59 - 67)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2018

3.3.3.1. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2018

Trong năm 2018 việc thực hiện KHSDĐ đã phát sinh một số công trình, dự án liên quan đến sử dụng đất cần thực hiện trong năm kế hoạch 2018 nhưng không có trong kế hoạch sử dụng đất vì vậy UBND thành phố Nam Định đã giao cho phòng chuyên môn phối hợp với các đơn vị, các Phòng ban liên quan lập bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2018 và được UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt.

Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất của thành phố Nam Định được phân tích so sánh trên cơ sở số liệu thống kê đất đai của thành phố tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018 và số liệu được duyệt theo kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của thành phố Nam Định.

Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của thành phố Nam Định được UBND tỉnh phê duyệt cho phép thực hiện thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích là 185,10 ha, trong đó:

- Kế hoạch được duyệt là 185,71 ha, tuy nhiên do điều chỉnh Khu Tái Định Cư phục vụ GPMB các dự án phía Nam Sông Đào, thành phố Nam Định (giai đoạn 1) thành Dự án Khu Đô thị mới phía Nam Sông Đào quy mô diện tích từ 48,93 ha

điều chỉnh diện tích là 46,33 ha, giảm 2,6 ha do vậy tổng diện tích đất cho phép thực hiện thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất là 183,01 ha.

- Bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2018 diện tích 2,09 ha để thực hiện 5 công trình dự án, bao gồm (Dự án đường dây 220 kv Ninh Bình - Nam Định: 0,25 ha; Dự án xây dựng tuyến tránh thành phố Nam Định thuộc dự án đầu tư cải tạo nâng cấp QL 38B đoạn từ QL 10-QL 1A: 11,18; Dự án xây dựng trụ sở văn phòng và khu dịch vụ thương mại (Công ty cổ phần 519): 0,53 ha; Hoàn trả đất Quốc phòng cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh để GPMB nâng cấp cải tạo QL 38 B đoạn từ QL 10 - QL 1A: 0,103 ha; Hoàn trả đất thủy lợi cho Công ty công trình thủy lợi Mỹ Thành để GPMB nâng cấp cải tạo QL 38 B đọan từ QL 10 - QL 1A: 0,03 ha).

So sánh chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt năm 2018 với số liệu đất đai tổng hợp đến ngày 31/12/2018, kết quả như sau:

Bảng 3.10. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất thành phố Nam Định năm 2018

Đơn vị tính: ha

STT Tên loại đất hiệu Ký

Diện tích năm 2018 theo KHSDĐ đã duyệt Kết quả thực hiện đến 2016 So sánh Diện tích tự nhiên 4.641,42 4.641,42 0,00 1 Đất nông nghiệp NNP 1.458,14 1.575,51 117,37

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.175,78 3.058,37 -117,41

3 Đất chưa sử dụng CSD 7,50 7,54 0,04

(Nguồn: Kế hoạch sử dụng đất năm 2018- Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nam Định - 2018)

a. Đất nông nghiệp

Năm 2018, diện tích đất nông nghiệp của toàn thành phố là 1.458,14 ha vượt 117,37 ha so với chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đã duyệt. Chi tiết thể hiện ở bảng:

Bảng 3.11. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp năm 2018 thành phố Nam Định Đơn vị tính: ha TT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích kế Kết quả thực hiện (31/12/2018)

hoạch được duyệt (ha) Diện tích (ha) So sánh Tăng (+), giảm (-) ha Tỷ lệ(%) 1 Đất nông nghiệp NNP 1458,14 1575,51 117,37 108,05 1.1 Đất trồng lúa LUA 872,03 956,41 84,38 109,68 Trong đó: Đất chuyên

trồng lúa nước LUC 871,02 954,35 83,33 109,57

1.2 Đất trồng cây hàng năm

khác HNK 167,23 177,52 10,29 106,15

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 161,06 170,78 9,72 106,04

1.4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 244,05 257,05 13,00 105,33

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 13,75 13,75 0,00 100,00

(Nguồn: Kế hoạch sử dụng đất năm 2018- Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nam Định - 2018)

Kết quả nghiên cứu cho thấy một số chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện cao hơn kế hoạch đã duyệt, nghĩa là diện tích đất chưa chuyển mục đích theo kế hoạch còn nhiều. Cao nhất là đất trồng lúa vượt 84,38 ha; đất nông nghiệp khác hoàn thành kế hoạch đề ra với diện tích 13,75 ha. Qua đó cho thấy công tác dự báo sử dụng đất chưa sát với nhu cầu thực tế. Đặc biệt đối với nhóm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. Thời gian gần đây, do ngành công nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm phát triển mạnh, dân cư tăng nhanh, nhu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm tại chỗ và xuất khẩu rất lớn nên kết quả thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp năm 2018 vượt kế hoạch 117,37 ha.

b. Đất phi nông nghiệp

Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, dự báo trong giai đoạn 2010 - 2020 nền kinh tế của thành phố sẽ phát triển theo hướng dịch vụ - thương mại, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; để đáp ứng được yêu cầu này cần phải tập trung xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Vì vậy diện tích đất phi nông nghiệp theo kế hoạch năm 2018 là 3.175,78 ha. Thực tế đến năm 2018 diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của thành phố là 3.058,37 ha, đạt tỷ lệ 96,30% kế hoạch được duyệt. Tuy nhiên có một số loại đất vượt chỉ tiêu kế hoạch.

Bảng 3.12. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2018 thành phố Nam Định Đơn vị tính: ha TT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích kế hoạch được duyệt (ha) Kết quả thực hiện (31/12/2018) Diện tích (ha) So sánh Tăng (+), giảm (-) ha Tỷ lệ(%) 2 Đất phi nông nghiệp PNN 3175,78 3058,37 -117,41 96,30

2.1 Đất quốc phòng CQP 25,55 22,45 -3,01 87,86

2.2 Đất an ninh CAN 20,40 18,38 -2,02 90,10

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 310,60 310,60 100,00

2.4 Đất khu chế xuất SKT

2.5 Đất cụm công nghiệp SKN 63,37 63,37 100,00

2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 49,27 37,98 -11,29 77,09

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông

nghiệp SKC 193,10 204,58 11,48 105,94 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 1051,99 995,39 -56,60 94,62 2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 62,93 59,64 -3,29 94,77 2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL

2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 23,59 23,42 -0,17 99,30

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 326,82 325,69 -1,13 99,65

2.14 Đất ở tại đô thị ODT 648,98 606,53 -42,45 93,46

2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 25,38 25,26 -0,12 99,53

2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ

chức sự nghiệp DTS 9,85 5,06 -4,79 51,35

2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại

giao DNG

2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 19,49 19,49 100,00

2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa

TT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích kế hoạch được duyệt (ha) Kết quả thực hiện (31/12/2018) Diện tích (ha) So sánh Tăng (+), giảm (-) ha Tỷ lệ(%)

2.20 Đất sản xuất vật liệu xây

dựng, làm đồ gốm SKX 11,08 11,07 -0,01 99,94

2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 6,21 5,61 -0,60 90,35

2.22 Đất khu vui chơi, giải trí

công cộng DKV 48,17 43,80 -4,37 90,92

2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 8,74 8,75 0,01 100,10

2.24 Đất sông, ngòi, kênh,

rạch, suối SON 183,81 183,82 0,01 100,00

2.25 Đất có mặt nước chuyên

dùng MNC 22,37 22,83 0,46 102,06

2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK 8,19 8,95 0,77 109,35

(Nguồn: Kế hoạch sử dụng đất năm 2018- Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nam Định - 2018)

Qua bảng ta thấy: chỉ có 5/26 chỉ tiêu sử dụng đất vượt so với kế hoạch được phê duyệt. Trong đó, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp vượt cao nhất so với kế hoạch được duyệt 11,48 ha (đạt 105,94%); đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối, đất cơ sở tín ngưỡng vượt thấp nhất là 0,01 ha (đạt 100,10%). Đó là hệ quả của dự báo thừa các công trình. Điều đó cho thấy việc dự báo sử dụng đất trong kế hoạch chưa sát với nhu cầu thực tế (dự báo cao hơn so với nhu cầu).

c. Đất chưa sử dụng

Năm 2018 diện tích đất chưa sử dụng còn lại là 7,54 ha, thấp hơn 0,04 ha so với chỉ tiêu kế hoạch được duyệt. Kết quả thực hiện đạt 100,53% chỉ tiêu kế hoạch được duyệt. Điều đó cho thấy việc khai thác đất chưa sử dụng là rất tốt.

3.3.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2018 a. Kết quả đã làm được

Thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của thành phố Nam Định đã có những tác động tích cực như sau:

- Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 là căn cứ để Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình và giải quyết hồ sơ đất đai cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành phố Nam Định.

- Đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ cấp huyện, cấp xã.

- Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn đã có những chuyển biến rất tích cực, các nội dung quản lý Nhà nước theo Luật được thực hiện cụ thể và đồng bộ. Công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng chặt chẽ, góp phần tích cực vào việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả.

- Nhận thức về vị trí, vai trò của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và ý thức chấp hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp chính quyền đã được nâng lên, việc giao đất, cho thuê đất được thực hiện phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố.

- Việc thực hiện KHSDĐ năm 2018 của thành phố bám sát các chủ trương, quyết định phê duyệt của tỉnh, giải quyết việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng, cho thuê đất được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

- Kế hoạch sử dụng đất đã phát huy tính dân chủ, công khai, giảm được nhiều tiêu cực trong công tác quản lý đất đai. Kế hoạch sử dụng đất trở thành một trong những công cụ quan trọng của các cấp chính quyền để quản lý, sử dụng và chỉ đạo khai thác đất đai có hiệu quả hơn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

b. Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện KHSDĐ năm 2018

Những tồn tại

Bên cạnh kết quả làm được, việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất vẫn còn những tồn tại như sau:

- Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đạt thấp, một số chỉ tiêu có trong kế hoạch nhưng không thực hiện được.

- Một số công trình, dự án trong kế hoạch sử dụng đất đã thực hiện xong nhưng chưa lập, hoàn thành thủ tục hồ sơ về đất đai với cơ quan chức năng.

- Nguồn lực đầu tư còn nhiều hạn chế, các dự án đầu tư chậm triển khai thực hiện do thiếu vốn.

- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan đến sử dụng đất chưa thực sự chặt chẽ và đồng bộ.

- Cơ sở để xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm ở một số xã, phường của thành phố còn thiếu căn cứ, chưa bám sát vào tình hình thực tế, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố và địa phương.

Đánh giá nguyên nhân của tồn tại

Sau khi kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của Thành phố được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân Thành phố đã công bố công khai toàn bộ tài liệu kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố, đồng thời tiếp tục thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất năm 2018, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch đối với các khu đất đã được thu hồi đất, giao đất trên địa bàn thành phố.

Tuy nhiên, một số hạng mục, công trình, dự án có trong kế hoạch sử dụng đất năm 2018 nhưng chưa thực hiện và có một số công trình đã thực hiện nhưng không làm hồ sơ đất đai theo quy định Luật đất đai:

* Nguyên nhân khách quan:

- Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đạt thấp nguyên nhân chủ yếu là do công trình, dự án được phân bổ từ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và công trình, dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất do nguồn vốn ngân sách quốc gia, ngân sách tỉnh đầu tư thực hiện (Trường Cao đẳng Nghề số 20; Bệnh viện Đa khoa công an tỉnh; Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật; dự án Khu đô thị mới phía Nam Sông Đào, thành phố Nam Định ...) chiếm diện tích đất lớn nhưng chưa thực hiện được kéo theo tỷ lệ chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đạt thấp.

- Phụ thuộc vào các quy định của pháp Luật Đất đai, danh mục các dự án kế hoạch sử dụng đất xác định một trong những căn cứ pháp lý giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất, do khi lập kế hoạch sử dụng đất một số dự án

không có tính khả thi cao nhưng khuynh hướng là đưa vào kế hoạch sử dụng đất để có cơ sở pháp lý Nhà nước ra quyết định thu hồi đất và giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất vì vậy kế hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả thấp so với chỉ tiêu đã được phê duyệt.

- Chưa quán triệt đầy đủ vai trò của kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đất đai dẫn tới chưa có sự chỉ đạo đúng mức việc lập, phê duyệt và triển khai kế hoạch sử dụng đất.

- Việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân và các cấp còn chủ quan, không có dự án tiền khả thi nên nhiều dự án đã phê duyệt nhưng không có khả năng thực hiện.

- Kế hoạch sử dụng đất chưa tính hết khả năng về tài chính bởi phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng đầu tư của xã hội và Nhà nước…(hiện nay đang thực hiện những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cắt giảm ngân sách các dự án thông thường chỉ tập trung bố trí vốn cho một số dự án công trình cấp bách của xã hội) dẫn đến một số dự án, công trình không triển khai thực hiện được.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Nhu cầu quỹ đất cho phát triển các ngành, lĩnh vực, cho các dự án đầu tư chưa được tính toán khoa học, chưa sát với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dẫn tới tình hình vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất;

- Công tác dự báo nhu cầu và xác định danh mục các công trình, dự án đầu tư đưa vào kế hoạch, nhất là các dự án sử dụng vào mục đích kinh doanh, thương mại thường không thể chính xác và luôn có sự thay đổi theo nhu cầu thị trường nên kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh liên tục làm kéo dài thời gian lập và hoàn chỉnh hồ sơ. Trong thực tế, sau khi kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt lại có nhiều dự án phát sinh thêm có tính khả thi nhưng lại không có trong kế hoạch nên cũng không thể giao đất để triển khai mặc dù phù hợp với quy hoạch;

- Một số công trình, dự án điều chỉnh quy hoạch bổ sung vào kế hoạch 2018 các dự án mới đang lập thủ tục để triển khai do thời gian thực hiện trong năm kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất từ năm 2016 đến năm 2018 và định hướng sử dụng đất năm 2019, 2020 của thành phố nam định, tỉnh nam định​ (Trang 59 - 67)