Giọng thơ xót xa, ngậm ngùi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ phạm ngọc cảnh (Trang 91 - 93)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Giọng thơ xót xa, ngậm ngùi

Công cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kì của dân tộc đã được phản ánh khá rõ nét và toàn diện trong thơ ca với đặc điểm bao trùm là tính chiến đấu. Bên cạnh bản trường ca ca ngợi vẻ đẹp anh hùng của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến thì cũng có không ít những lời ca xót xa ngậm ngùi về đất nước, quê hương nhọc nhằn, gian lao khi dưới bầu trời và trên mặt đất vẫn còn hứng chịu những trận bom đạn của kẻ thù. Mang trong mình nhiệt huyết của một người con yêu quê hương tha thiết, Phạm Ngọc Cảnh đã sớm trở thành một người lính. Hiện thực cuộc chiến đã tôi luyện cho người lính một phẩm chất kiên cường, dũng cảm. Nhưng

cũng chính những tháng ngày lăn lộn ở chiến trường, những đêm dài hành quân miệt mài tiếp lửa cho tiền tuyến, ông đã chứng kiến sự gian khổ và những mất mát, hy sinh của quê hương, đất mẹ trên con đường đấu tranh giành lại tự do.

“Chưa có bình minh thả nắng xuống đàn t’rưng Nai lạc mẹ rùng mình nghe số phận

đồng bằng cháy, núi đau chiều ráng lặn ta khóc thương nhau đầu thác Ò ồ’’

(Trường Sơn - chỗ chúng tôi) Hình ảnh thơ gợi cảm, kết hợp với biện pháp nghệ thuật ẩn dụ và dùng

những từ đau, khóc thương diễn tả trực tiếp tâm trạng xót xa, nghẹn ngào của nhà

thơ khi quê hương oằn mình gánh chịu những nỗi đau của chiến tranh.

Hòa mình vào cuộc chiến ngay từ những ngày đầu, Phạm Ngọc Cảnh đã cùng với những người đồng đội, nhân dân trải qua biết bao khó khăn, gian khổ. Nhưng với bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ được tôi luyện từ trong kháng chiến chống Pháp, ông đã vượt qua những khắc nghiệt của hoàn cảnh. Và rồi vùng kí ức đó lại lắng sâu trong thơ ông bằng một giọng thơ ngậm ngùi, xót xa:

“Mười năm đi gió núi mưa ngàn Đi với súng thô, đầu trần, chân đất

Đi với thuở khăn tang đầm đìa nước mắt”

(Đêm xuân Huế đỏ cờ bay) Đi sâu vào cuộc chiến và tận mắt chứng kiến sự tàn độc của kẻ thù, hơn lúc nào hết Phạm Ngọc Cảnh cảm nhận tận cùng nỗi đau do kẻ thù gây ra. Giọng thơ

nức nở xót xa trên từng câu chữ:“hóa học Mỹ chui vào ruột củ/sông Pơ Lin gầm lên

tiếng hú/đau với dân làng A Lê Lốc/cái chết dâng lên nghẹn cổ đeo cườm”(Sông Pơ Lin rất xanh). Khi sự tự do trên Tổ quốc kính yêu đang được nhân dân ta vươn tới cùng với những chiến thắng vang dội trên các chiến trường, thì cũng cùng với đó là biết bao sự hy sinh thầm lặng của những người em gái, người đồng đội, đồng chí.

Giọng thơ chùng xuống, xót xa khi nhà thơ viết về họ: “em gái ta ngoài sình chua,

nẩy mặn/ ngâm mình ba tháng/ dưới rều che/ giữ một lối đi về,/đồng chí ta lật nắp hầm nổ súng/trước giờ ngã xuống/ gửi lời chào lên Trường Sơn/ lời chào da diết/vạch đường bắn cho ta vào chiến dịch’’ (Nhật kí 935). Và cũng chính trong

già, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã lên đường theo tổ tiên, về với “thế giới người

hiền” trong niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân Việt Nam và thế giới:“Một trái

tim ngừng đập/ Cả thế giới bỗng lạnh ngắt tái tê’’(Thơ của nữ thi sĩ Blaga Đimitôva - Bungari). Mang cùng một tâm trạng chung đó của dân tộc, Phạm Ngọc Cảnh đã khóc thương Bác với tấm lòng thành kính tiếc thương, giọng thơ như lạc đi

vì đau xót, tê tái: “Ta bay lên cao điểm 935/ từ nức nở tay ôm lời di chúc/ từ ân hận

lòng ta đau/ năm Một nghìn chín trăm sáu chín/ tháng chín/ mồng ba/ trước chín giờ bốn mươi bảy phút/...nâng súng chào/ vĩnh biệt/ Bác đi xa” (Nhật kí 935).

Vào ngày cuối của tháng tư năm 1975 nhân dân ta vỡ òa sung sướng vì ánh nắng của bầu trời độc lập, tự do đã phủ chiếu toàn đất nước. Hòa trong niềm hứng khởi đó, Phạm Ngọc Cảnh cùng dân tộc cất cao bài ca chiến thắng. Và rồi khi trở về với cuộc sống đời thường ông vẫn cần mẫn với con đường thơ ca của mình. Bên cạnh những vần thơ ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước, con người trong cuộc sống mới thì vẫn lắng đọng trong thơ ông những vần thơ trăn trở về cuộc đời:

“Đủ điều đồn đại về em kiêu sa, điệu đàng, đen bạc... đủ điều đồn đại về anh

diệu vợi, ngông cuồng, tẻ nhạt....’’

(Một thời đồn đại) Trước những thị phi, những ghen tuông của cuộc đời, một tâm hồn đa cảm như ông không khỏi chạnh buồn. Cũng đôi khi, ông không ngần ngại phơi bày sự

sống sượng, chua chát của cuộc đời: “Bến Đục mình nào có trong/quẩn quanh

nghiệp chướng dắt vòng đến đây”(Rủ nhau đi chùa Hương) và rồi nhận ra sự nhỏ bé

của mình trước cái Vòng loanh quanh của kiếp đời: “Cái vơi nằm nhớ cái tràn/ còn

bao cái khổ nuốt khan hơi mình”.Tất cả nỗi niềm đó được ông giãi bày, chia sẻ với một giọng thơ ngậm ngùi, xót xa!

Phạm Ngọc Cảnh là nhà thơ của lính và cũng là nhà thơ của tình. Cái tình trong thơ ông mênh mông như chính con người ông ngoài cuộc đời luôn yêu thương, trăn trở... Sử dụng giọng thơ xót xa, ngậm ngùi để phơi trải phần nào nguồn xúc cảm đó. Ông đã thành công!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ phạm ngọc cảnh (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)