Cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Ngọc Cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ phạm ngọc cảnh (Trang 57)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Ngọc Cảnh

Về khái niệm cái tôi trữ tình, Vũ Tuấn Anh cho rằng: “chính là sự tự ý thức

của cái tôi được biểu hiện trong nghệ thuật và bằng nghệ thuật, cái tôi của hành vi sáng tạo, là quan niệm về cái tôi được thể hiện thông qua các phương tiện trữ tình”[2, tr.26]. Còn với Lê Lưu Oanh quan niệm “Cái tôi trữ tình là thế giới quan, thế giới tinh thần của con người được thể hiện trong tác phẩm trữ tình bằng các phương tiện của thơ trữ tình”; “ Có thể quan niệm rằng cái tôi trữ tình là nội dung, đối tượng cũng như bản chất của tác phẩm trữ tình”[41, tr.18-19]. Về bản chất, thơ

trữ tình chính là sự thể hiện của cái tôi trữ tình. Biêlixki cho rằng:“Toàn bộ hiện

thực đều có thể là nội dung của thơ trữ tình với điều kiện nó phải trở thành sở hữu máu thịt của chủ thể” [dẫn theo 48, tr.26]. Như vậy theo các nhà nghiên cứu thì thơ bắt nguồn từ tình cảm, tâm hồn, cảm xúc. Qua đó, khẳng định bản chất chủ quan của thơ trữ tình, khẳng định vị thế của cái tôi trữ tình trong thơ.

Từ những nhận thức chung về lí luận cái tôi trữ tình trong thơ như trên, chúng tôi có những nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Ngọc Cảnh. Chúng tôi nhận thấy điểm đặc sắc chiếm vai trò chủ thể trong cái tôi trữ tình của thơ ông đó là cái tôi người lính và cái tôi tình yêu. Đúng như Phạm Ngọc Cảnh đã từng

tâm sự: “Rồi bầu trời thơ ca mênh mông, cánh rừng thơ ca thăm thẳm, cuộc tìm

kiếm thơ ca đầy quyến rũ và không bị trói buộc ấy là tôi, một cuộc hành trình không có ga dừng, không có trạm nghỉ. Khi có dấu hiệu mệt mỏi, tôi thường ngoái lại gọi tên một người lính, một người tình. Hai người này không phải ai khác đã cổ vũ tôi, nâng sức tôi bay tiếp…” (Tự bạch)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ phạm ngọc cảnh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)