Giọng suy tư, triết lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ phạm ngọc cảnh (Trang 93 - 95)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Giọng suy tư, triết lý

Đến với thơ, đối với Phạm Ngọc Cảnh cũng là “cách để đưa ra những triết lý giản dị của đời sống vạn linh mà phải mất nửa cuộc đời dấn thân và chiêm nghiệm ông mới rút ra được” [10, tr.440]. Vậy nên, trong các bài thơ mà ông để lại cho đời có khá nhiều bài ông sử dụng giọng thơ suy tư, triết lý để bộc bạch những chiêm nghiệm của mình.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nỗi niềm trăn trở của người con xứ Nghệ

được bộc bạch bằng giọng thơ chất chứa suy tư khi “Nghĩ đau ruột lắm anh nờ/ Huế

thơ, Huế đẹp mà chừ... anh coi’’ (Dạ, thưa anh), khi“đạn xâm lược cắm vào mặt ruộng/ câu thơ nào?câu thơ nào hơn!” (Điềm ơi). Còn trong công cuộc dựng xây lại đất nước thì vẫn giọng thơ suy tư đó nhưng giờ nặng trĩu hơn. Bởi một phần hai cuộc đời, Phạm Ngọc Cảnh là người lính, khoác lên mình nhiệm vụ của người chiến sĩ và của người nghệ sĩ, động lực lớn nhất giúp ông vượt qua những gian lao của chiến trường là ngày độc lập. Tuy nhiên, khi thanh bình trở về trên mảnh đất nhiều bom đạn này, ông không tránh khỏi nỗi niềm của người lính khi thấy cuộc sống mới có nhiều đổi thay, bên cạnh niềm vui, hạnh phúc… còn bao chua xót, bao nhọc nhằn của cuộc đời khiến ông thầm ao ước:

“Ví thử cuộc đời tở mở tiếng yêu thương khách khứa đến trong vần thơ tặng lại

đừng vội ví von, đừng ngâm ngợi tầm thường hóa cái mũi - con - tàu lắc lư giao đãi’’

(Người làm thơ cho đất mũi) Sử dụng cách nói giả định, giọng thơ chất chứa suy tư, Phạm Ngọc Cảnh đã mạnh dạn khơi tới cái nguồn sâu kín của nhịp sống ồn ào. Để rồi hơn một lần ông lại trầm ngâm về một thời:

“Để im thì nhớ mơ màng khẽ lay là đất đai vang vọng về một thời đã khuất còn nghe

máu từng giọt vỡ gần kề bước đi”

Hoặc có lúc ông muốn buông xuôi “Muốn đứng ngoài màn kịch đã chia vai/ muốn khuôn mặt đừng thoa dày phần nữa/ muốn giao lưu đừng phải thuộc lời/muốn mặt trời đừng can dự/ chỗ hạ màn khôn khéo quá người ơi” (Vai diễn kịch cho mình). Cũng có khi trên dòng đời bươn bả, ông chợt dừng lại, ngâm ngợi về mình, về những người yêu thương đã dành cả đời cho ông, giọng thơ chùng lắng bao ưu tư:“Anh khẽ nói còn gì cho nhau - Đất ẩm ướt lên từ mặt đất - Đã đầy trời mưa bay - Đã âm thầm nhô lên từ gốc - Cái chồi non suốt đời mong chờ - Và phía ấy, phía vầng trăng mọc - Lời gì ai nói bâng quơ” (Còn gì cho nhau).

Bên cạnh giọng thơ trải rộng những suy tư, trăn trở về cuộc đời, Phạm Ngọc Cảnh cũng đem đến một giọng thơ mang đậm tính triết lí. Đó là kết quả của quá trình trải nghiệm trong cuộc đời và sự thăng hoa trong cảm xúc. Giọng thơ triết lý thông thường hay thể hiện ở thể thơ tự do, ở đó người viết không bị hạn định về câu chữ có thể diễn tả nhiều cảm xúc, suy tưởng của mình về cuộc sống, Phạm Ngọc

Cảnh cũng vậy với Cháu nội II, Năm Tuất mẹ sinh con, Hội thảo thơ ở Văn Miếu

những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời.

Tuy nhiên, Phạm Ngọc Cảnh là người của sự sáng tạo, nên bên cạnh việc vận dụng thể thơ tự do để thể hiện những suy tư, triết lí của mình thì ông cũng vận dụng khá thành công thể thơ lục bát để cùng thể hiện giọng điệu triết lí đó. Ông đã từng

nhận xét về mình: “Tôi mang phận kiếp con tằm/ Ăn xanh màu lá khuya nằm nhả

thơ”(sông Mã và tôi) và khuyên đời:“Đùa thì cứ mặc sức đùa/ đừng ham trò cũ

gươm khua, súng dồn” (Trẻ em chơi trong thành nhà Hồ) rồi tuyên bố: “Tiêu xài sạch nợ đắng cay/ tôi làm xác gió tìm vay nẻo về” (Phố cũ Sài Gòn). Những câu thơ mang giọng thơ triết lí cũng là tấm lòng của nhà thơ với cuộc đời.

Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh với một cuộc đời miệt mài sáng tạo, cống hiến cho nghệ thuật đã tạo dựng cho mình một phong cách nghệ thuật mang bản sắc riêng của nhà thơ. Đóng góp không nhỏ cho sự thành công đó là giọng điệu suy tư, triết lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ phạm ngọc cảnh (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)