Cảm hứng chủ đạo trong thơ Phạm Ngọc Cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ phạm ngọc cảnh (Trang 32 - 33)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Phạm Ngọc Cảnh

Thiên chức cao cả nhất của người nghệ sĩ nói chung và các nhà thơ, nhà văn nói riêng là lao động sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật để cống hiến cho đời. Những đứa con tinh thần đó ra đời trong trạng thái cảm xúc được thăng hoa kết hợp với tài năng, trí tuệ của cá nhân người sáng tác. Chính vì thế mỗi nhà thơ, nhà văn có một thế giới in đậm dấu ấn cá nhân riêng trong tác phẩm của mình. Dấu ấn đó càng trở nên sắc nét khi trạng thái cảm xúc của người nghệ sĩ có những rung cảm đặc biệt với nguồn cảm hứng đòi hỏi được bộc bạch. Với thơ ca thì vai trò của cảm hứng trở nên đặc biệt

quan trọng bởi tư duy của thơ là tư duy sáng tạo trong một trạng thái đầy cảm hứng.

Vậy cảm hứng, cảm hứng chủ đạo là gì? Với Pôxpêlốp thì cảm hứng là “sự lí

giải, đánh giá sâu sắc và chân thực - lịch sử đối với tính cách được miêu tả vốn nảy sinh từ ý nghĩa dân tộc khách quan của các tính cách ấy là cảm hứng sáng tạo của nhà văn và của tác phẩm của nhà văn’’[dẫn theo 17, tr.141]. Nhà lý luận - phê bình Trần

Đình Sử cho rằng “Cảm hứng trong tác phẩm trước hết là niềm say mê khẳng định

chân lý, lý tưởng, phủ định sự giả dối mà mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực là thái độ ngợi ca, đồng tình với nhân vật chính diện, là sự phê phán tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầm thường’’[33, tr.268].Như vậy, cảm hứng là nguồn cảm xúc, là thái độ nồng nhiệt, chân thành góp phần quan trọng làm nên sự thành công của tác phẩm.

Chính vì vậy mà cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm được Hêghen xem như ‘trung tâm điểm’’, “vương quốc thật sự’’ của nghệ thuật. Theo ông, cảm hứng chủ đạo cần được

xem là “sản phẩm của một tinh thần phong phú và hoàn thiện, một cá tính mà trong đó

tất cả những lực lượng bản thể phổ quát đều được thực hiện’’[dẫn theo 20, tr.208].

Cũng về khái niệm cảm hứng chủ đạo, Bêlinxki quan niệm cụ thể hơn: “Trong những

tác phẩm thi ca đích thực, tư tưởng không phải là một khái niệm trừu tượng, được diễn tả một cách giáo điều, mà nó tạo thành linh hồn tỏa vào trong tác phẩm, giống như ánh sáng chiếu vào pha lê. Tư tưởng trong sáng tạo thi ca - đó chính là cảm hứng... Cảm hứng là sự thiết tha và nhiệt tình nồng cháy gợi nên bởi một tư tưởng nào

đó’’[dẫn theo 20, tr.208]. Huỳnh Như Phương cũng nhấn mạnh: “Việc tìm hiểu cảm

hứng chủ đạo không phải chỉ căn cứ trên một bộ phận, một thành tố nào, mà phải căn cứ trên toàn bộ lô gích nghệ thuật của tác phẩm”[dẫn theo 20, tr.210].

Tóm lại, với một tác phẩm văn học thì luôn có sự đóng góp quan trọng của

cảm hứng chủ đạo. Cảm hứng chủ đạo đã hòa quyện trong từng “thớ thịt” và trở

thành “linh hồn”của tác phẩm. Đây là nhân tố không chỉ chi phối việc ra đời tác

phẩm mà còn chi phối cả quá trình tiếp nhận tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo trở thành cầu nối giữa nhà văn - tác phẩm và bạn đọc, giúp cho quá trình tiếp nhận tác phẩm trở nên dễ dàng và sâu sắc hơn. Mặt khác, cảm hứng chủ đạo còn chi phối cả quá trình sáng tác của tác giả và mang đậm dấu ấn thời đại.

Hành trình sáng tác thơ của Phạm Ngọc Cảnh bắt nguồn từ những cảm xúc chung của người công dân Việt Nam trên chặng đường đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Chính vì thế, cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng về quê hương, đất nước, về chiến tranh. Đồng thời trong sáng tác của Phạm Ngọc Cảnh vẫn có những suy tư, trăn trở về những góc khuất của cuộc sống. Điều đó thể hiện rõ trong mảng thơ viết về cảm hứng đời tư, thế sự của ông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ phạm ngọc cảnh (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)