Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với đời thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ phạm ngọc cảnh (Trang 96 - 98)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với đời thường

Cùng mang những khuynh hướng chung của thơ ca hiện đại, ngôn ngữ thơ Phạm Ngọc Cảnh cũng giống như ngôn ngữ thơ của nhiều tác giả khác cùng thời như Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Duy… cùng tìm tới hệ thống ngôn ngữ giản dị, gần gũi với đời thường. Điều này rất dễ hiểu bởi họ cùng là lớp nhà thơ mặc áo lính, cùng lăn lộn ở nhiều chiến trường để cùng sống, chiến đấu và sáng tác trong một thời kì gian khổ …Chính đời sống hiện thực rất phong phú nên lớp từ ngữ bóng bảy, chau chuốt không thể bộc bạch hết, nên hầu như những tác phẩm thơ ca của họ đều sử dụng lớp ngôn ngữ dễ hiểu, giản dị, dễ đi vào trong tâm thức của người tiếp nhận.

Trước hết, ngôn ngữ giản dị, gần gũi với đời thường trong thơ Phạm Ngọc

Cảnh được thể hiện ở lớp từ ngữ sinh hoạt. Đó là những từ hô gọi (Ơi ngọn núi, ơi

bài ca, ơi tiếng trống, ơi gió miền tây…), những thán từ (ôi da diết nhớ, trời ơi...),

những quan hệ từ (thì, mà, như, hoặc, nhưng…), những từ ngữ đời thường (vật vờ,

cuốn tha, vỉa hè túm tụm, thia lia, cứ mặc sức đùa, ngái ngủ, ăn mày, cái khổ, ăn nhạt, mặt đời, trâng tráo, động trời, trắng bệch, teo gầy , phỉnh phờ , đỏng đảnh, rũ tóc, bon chen, quên phắt...). Hay đó là sự sáng tạo trong cách sử dụng từ đời thường (tình tóot dạ, nhểu nhảo…); cách sử dụng từ láy (đêm nao đêm nảo đêm nào, lúng la lúng liếng lung liêng, lử khử lừ khừ, lênh bênh lểnh bểnh lềnh bềnh …). Thậm trí

có lúc ông bạo dạn trong cách dùng từ để bộc lộ cảm xúc (nửa câu lục bát ăn kèm

nắm xôi) (Lục bát vào Vinh), “đồi khoe vú ngực lô xô/ tòa xanh mơ ấy đắp mồ lên

anh” (Ru hồ Kẻ Gỗ). Hoặc đó còn là cách ví von rất đời thường (Trót như loài

giản dị mang nét đời thường của họ khi nói về sự nhòm ngó của quân giặc ở biên

giới nước ta “Nó đã từng sang ăn thắng cố/ ngồi mòn bậc quán với mình thôi”

(Phiên chợ này đông). Hay khi nói về sự tần tảo, lo toan chu toàn công việc gia đình

của một“Cô Tấm ở trong nhà” nhà thơ cũng dùng cách diễn đạt rất giản dị với

những ngôn từ của sự vất vả trong cuộc sống đời thường, kết hợp với trợ từ liệt kê:“về bên ngoại vay sắn khô ăn độn/này ngăn nắp từng đồng tiêu pha/…/ này đưa con vào lớp ba rồi lớp bốn/ này dựng vợ gả chồng cho bao đứa em”. Chính nhờ hệ thống ngôn ngữ đó mà người đọc nhận thấy sự gần gũi thân thuộc của cách diễn đạt đời thường và thơ ca trở nên chân thật, gần gũi dễ đi vào lòng người:

“Anh về làm rể, thương thầy

Thương hơn, ấy những con đường anh qua Chiều nay về đến Tam Đa

Chuông tàu điện báo vào ga cuối cùng”

(Con rể làng Bưởi) Để gia tăng tính chất đời thường trong ngôn ngữ thơ, Phạm Ngọc Cảnh còn sử dụng trong thơ những từ ngữ mang sắc thái biểu cảm sâu sắc, được thể hiện dưới hình thức của những câu thơ tự do:

“Mẹ vuốt ngón gầy thương chót lá lạy trời tháng bảy gió đừng to lạy đất đừng chang chang héo lá thong dong vườn ổi bước sang mùa”

(Bao giờ ổi chín)

Hình ảnh của người mẹ tần tảo quê nhà sớm khuya mong mưa thuận gió hòa

để mong mùa màng tươi tốt, được thể hiện dưới lớp từ ngữ nhẹ nhàng, dung dị nhưng chứa chan cảm xúc của nhà thơ.

Đưa ngôn ngữ đời thường hóa thân thành ngôn ngữ thơ trong thơ Phạm Ngọc Cảnh còn thể hiện ở chỗ nhà thơ đưa khá nguyên vẹn hình thức của những lời thoại bình thường trong thơ:

Giữa xum vầy tiễn cha đi Âu yếm nhìn con, mẹ hỏi

-Con đi bộ đội!

(Trước đêm ra trận) Tương tự như một số nhà thơ khác cùng thời, Phạm Ngọc Cảnh cũng gia tăng chất văn xuôi trong ngôn ngữ thơ, để đưa ngôn ngữ thơ ca gần với đời thường,

đồng thời cũng làm tăng thêm tính chất tự nhiên, sinh động trong diễn đạt: ‘Ta đổ

lửa vào đêm/ lách tách nở đầu cành thông tiếng gọi/tiếng anh em Việt/ tiếng anh em Lào/ tiếng bàn chân dập dìu quanh ngọn lửa/ bên ấy bên này/ bện xoắn vào nhau’’

(Lăm Vông). Những câu thơ in dấu tình đoàn kết, gắn bó anh em Việt Lào, nhờ vào cách tổ chức và sắp xếp từ ngữ trong câu: giản dị mà vẫn đạt hiệu quả diễn đạt cao.

Nhà phê bình lý luận văn học Đỗ Ngọc Yên từng thổ lộ: Thơ Phạm Ngọc

Cảnh “vừa cứu ông, lại vừa cứu bao đồng chí, đồng đội và đồng bào ta trên khắp

mọi miền đất nước, trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cam go và khốc liệt nhất” [10, tr.431]. Đúng! Ông là nhà thơ của lính, của tình. Ngôn ngữ trong thơ ông vừa chứa chan bao cảm xúc của tình đời, vừa mang đậm chất lính - rất khỏe khoắn, lạc quan nhưng cũng rất gần gũi và thân thiết. Ông đã tái hiện những ngày

tháng cam go của chiến trường bằng những ngôn từ của lính:“ta đi lên/ hai mươi ba

ngày đêm/ đất chật cối nêm/ xác giặc đè lên ngọn cỏ/ cả sư đoàn siết nấc cò phẫn nộ/ giữa hai loạt súng tấn công” (Nhật kí 935). Không cần quá cầu kì trong việc lựa chọn từ ngữ, nhà thơ đã chạm tới cái đích của sự thành công.

Mặc dù Phạm Ngọc Cảnh không cần sự cầu kì nhưng ông cũng không chấp nhận sự giản đơn. Chính vì thế, thơ của ông sử dụng phần nhiều ngôn ngữ giản dị, đời thường nhưng không sáo rỗng hay đơn điệu, cứng nhắc, ngược lại đọc thơ ông người đọc vẫn nhận thấy rõ sự tinh tế, sự sáng tạo và giàu cảm xúc. Mỗi vần thơ là sự lựa chọn, cân nhắc và cũng thể hiện sự chắt chiu, lượm lặt ngôn ngữ đời thường

để hóa thành ngôn ngữ thơ ca và rồi những vần thơ: “Anh lớn lên vó ngựa cuốn về

đâu/ gặp câu hát bền lòng rong ruổi mãi/ đường đánh giặc trẩy xuôi về bến bãi/ Lý ngựa ô em hát đợi bên cầu”(Lý ngựa ô ở hai vùng đất) mãi cuốn hút người yêu thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ phạm ngọc cảnh (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)