Các giả thuyết nghiên cứu:
Từ mô hình nghiên cứu, các giả thuyết được đưa ra như sau:
Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa Sự tin tưởng với Sự hài lòng của Doanh nghiệp trong kê khai thuế qua mạng;
Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa Hỗ trợ doanh nghiệp với Sự hài lòng của Doanh nghiệp trong kê khai thuế qua mạng;
Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa Tính đáng tin cậy với Sự hài lòng của Doanh nghiệp trong kê khai thuế qua mạng;
Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương giữa Thiết kế Website với Sự hài lòng của Doanh nghiệp trong kê khai thuế qua mạng;
Giả thuyết H5: Có mối quan hệ dương giữa Tính hiệu quả với Sự hài lòng của Doanh nghiệp trong kê khai thuế qua mạng.
Sự tin tưởng
Hỗ trợ doanh
nghiệp H1
H2 Tính đáng tin
cậy H3 Sự hài lòng của doanh nghiệp H4
H5 Thiết kế Website
Tóm tắt chương 2 :
Trong chương 2, tác giả đề cập đến các cơ sở lý luận cơ bản liên quan đến dịch vụ điện tử và chất lượng dịch vụ điện tử, qua đó cung cấp kiến thức khái quát về dịch vụ thuế điện tử tại Việt Nam. Thông qua nghiên cứu và kế thừa các mô hình trước tác giả cũng đã xây dựng cho mình mô hình nghiên cứu về chất lượng dịch vụ thuế điện tử cũng như sự hài lòng của khách hàng theo thang đo e-GovQual có hiệu chỉnh các biến quan sát cho phù hợp với dịch vụ kê khai thuế qua mạng tại Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để tác giả tiến hành đo lường Sự hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ kê khai thuế điện tử trong các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Bảng 3.1: Kế hoạch nghiên cứu
Bước 1 Bước 2 Dạng nghiên cứu Sơ bộ Chính thức
Phương pháp Sơ bộ (Định tính) Chính thức (Định lượng)
Đối tượng
Sự hài lòng của doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ kê khai thuế qua mạng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Sự hài lòng của doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ kê khai thuế qua mạng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Mục đích
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đến việc kê khai thuế của doanh nghiệp họ trên website của tổng cục thuế.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ kê khai thuế qua mạng và lượng hóa mối quan hệ này.
Kỹ thuật phỏng vấn Thảo luận và phỏng vấn sâu
Phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ kê khai thuế qua mạng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả đạt được
Điều chỉnh mô hình và xây dựng các thang đo phù hợp với dịch vụ công điện tử tại Việt Nam mà cụ thể ở đây là dịch vụ kê khai thuế điện tử mà cục thuế TP. Hồ Chí Minh đang cung cấp.
Xây dựng được mô hình hồi quy đa biến đo lường sự hài lòng của doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ kê khai thuế qua mạng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
3.2. Quy trình nghiên cứu
Cơ sở lý luận, hỏi ý kiến chuyên gia
Thang đo nháp
Nghiên cứu sơ bộ:
- Thảo luận nhóm - Phỏng vấn sâu
Thang đo chính thức
Thang đo điều chỉnh
Nghiên cứu định lượng
(n = 221)
Đánh giá sơ bộ thang đo -Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha -Phân tích nhân tố khám phá EFA
Thang đo hoàn chỉnh
- Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3
- Kiểm tra hệ số Cronbach’s alpha, loại bỏ thành phần có hệ số alpha nhỏ hơn 0,6
- Loại các biến có hệ số factor loading nhỏ hơn 0,5
-Kiểm tra phương sai trích được
Phân tích tương quan Phân tích hồi qui Phân tích ANOVA
Kiểm định mô hình Đề xuất một số kiến nghị
3.3. Thang đo
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)