Quảntrị doanhnghiệp Cơ chế bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến chính sách cổ tức các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM​ (Trang 37 - 38)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2.3. Quảntrị doanhnghiệp Cơ chế bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số ở

đảm bảo được quyền lợi của cổ đông nhỏ tức doanh nghiệp đó có chi phí đại diện thấp và ngược lại. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào giảm thiểu chi phí đại diện, hay nói cách khác, làm thế nào để bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số.

2.2.3. Quản trị doanh nghiệp - Cơ chế bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số ở cấp độ doanh nghiệp doanh nghiệp

Ở cấp độ quốc gia, để giảm thiểu tác động của vấn đề đại diện, mà cụ thể là bảo đảm quyền lợi của cổ đông thiểu số, LLSV (2000) cho rằng phải thông qua khung pháp luật. LLSV (2000) phát biểu luật doanh nghiệp và các luật khác là công cụ bảo vệ cổ đông bên ngoài khỏi sự bòn rút tài sản của nhóm người bên trong công ty. Luật pháp trao cho cổ đông thiểu số quyền được trả cổ tức ngang bằng với nhóm người bên trong, quyền được biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty, bao gồm cả quyền bầu HĐQT và quyền được kiện công ty khi gây ra tổn thất cho họ. Cơ chế bảo vệ bằng luật bao gồm cả nội dung luật và chất lượng thi hành luật ở quốc gia đó. LLSV (2000) lập luận quốc gia theo khung luật thông lệ (common law) sẽ bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số tốt hơn các quốc gia theo khung luật dân sự (civil law).

Trong khi cơ chế bảo vệ nhà đầu tư ở cấp độ quốc gia là nhân tố quan trọng giúp ngăn ngừa hành vi chiếm đoạt tài sản cổ đông, thì quản trị doanh nghiệp cấp độ công ty cũng có tầm quan trọng ngang bằng hoặc lớn hơn (Jiraporn và Kim, 2011). Hơn nữa, tập quán quản trị doanh nghiệp có thể rất khác nhau giữa các công ty trong cùng một quốc gia, vận hành dưới cùng một khung pháp lý. Tuy đã bị điều chỉnh bởi hệ thống luật pháp

chung, tuy nhiên, quyền lợi cổ đông thiểu số ở từng doanh nghiệp vẫn có thể khác nhau vì còn phụ thuộc vào tập quán doanh nghiệp, tính chất công ty gia đình, cấu trúc sở hữu cổ phần là tập trung hay phân tán. Và lúc này, quản trị doanh nghiệp nổi lên như một cơ chế bảo vệ thiết thân cho cổ đông thiểu số ở từng doanh nghiệp.

Quản trị doanh nghiệp hiệu quả là thế nào? Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Quản trị doanh nghiệp là một vấn đề rộng lớn, liên quan tới một tập hợp các mối quan hệ giữa Ban Giám đốc, Hội đồng Quản trị, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Quản trị doanh nghiệp cũng thiết lập cơ cấu qua đó giúp xây dựng mục tiêu của công ty, xác định phương tiện để đạt được các mục tiêu đó, và giám sát hiệu quả thực hiện mục tiêu. Và quản trị doanh nghiệp tốt cần tạo được sự khuyến khích đối với Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc để thực hiện các mục tiêu vì lợi ích công ty và cổ đông, và phải tạo điều kiện giám sát hiệu quả.

Cũng theo bộ nguyên tắc của OECD này, có 6 khía cạnh của một vấn đề quản trị doanh nghiệp:

- Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả. - Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản.

- Đối xử bình đẳng đối với cổ đông.

- Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty. - Công bố thông tin và tính minh bạch.

- Trách nhiệm của Hội đồng quản trị.

Quản trị doanh nghiệp trong vấn đề đại diện nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là đưa hành động của người đại diện về gần với lợi ích của người chủ, tức tối thiểu hóa độ chệch khỏi mức tối đa hóa giá trị cổ đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến chính sách cổ tức các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM​ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)