Tỷ lệ thành viên HĐQT độclập (OUTSIDER)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến chính sách cổ tức các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM​ (Trang 50 - 51)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.3.2. Tỷ lệ thành viên HĐQT độclập (OUTSIDER)

Với vai trò là cơ quan đại diện cho quyền lợi cho toàn thể cổ đông, HĐQT có chức năng giám sát, chỉ đạo, điều hành ban Giám đốc của công ty hoạt động hiệu quả, vì lợi ích của cổ đông.Và vì vậy, "Tính độc lập của HĐQT là một đặc điểm quan trọng để đánh giá tính hiệu quả của HĐQT" (Mansurinia, 2013, trang 237). Theo các nghiên cứu trước đó, để đạt được tính độc lập của HĐQT phải:

- Tách bạch nhiệm vụ của CEO và chủ tịch HĐQT

- Có một số lượng nhất định các thành viên độc lập trong HĐQT

Vì nếu 2 điều kiện trên không được thỏa mãn, "vai trò giám sát của HĐQT bị giảm và quyền lợi của cổ đông cũng như các bên có lợi ích liên quan có thể bị ảnh hưởng" (Mansurinia, 2013, trang 237).

Nếu CEO đồng thời là chủ tịch HĐQT, CEO sẽ có thể tác động mạnh lên HĐQT, làm cho việc bòn rút tài sản cổ đông thiểu số sẽ thuận lợi hơn (Chang và Dutta, 2012). Vì vậy, thực trạng cùng một người kiêm nhiệm 2 vị trí là biểu thị cho hệ thống quản trị doanh nghiệp yếu kém. Các nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệmđều thống nhất quan điểm này.

Chen et al. (2011) dùng dữ liệu doanh nghiệp ở Trung Quốc đã cho thấy tính chất kiêm nhiệm này của CEO có tương quan âm ý nghĩa với xu hướng chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với lý thuyết kết quả.

Trái ngược với nghiên cứu của Chen (2011), Gill và Obradovich (2012) trong nghiên cứu tác động của quản trị doanh nghiệp, cấu trúc sở hữu đến quyết định chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu gồm 296 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán New York trong giai đoạn 2009 – 2011. Kết quả cho thấy có tương quan dương có nghĩa giữa tính chất kiêm nhiệm của CEO đến chính sách cổ tức, phù hợp với lý thuyết thay thế.

Một nghiên cứu thực nghiệm khác ủng hộ lý thuyết thay thế là nghiên cứu của Chang và Dutta (2012). Trong bài, các tác giả nghiên cứu doanh nghiệp niêm yết ở Canada trong giai đoạn 1997 – 2004 và cho thấy tính chất kiêm nhiệm của CEO tương quan dương với chính sách cổ tức, nhưng đáng tiếc, mối quan hệ này lại không có ý nghĩa thống kê.

Các nghiên cứu đã nhận ra rằng việc có thêm thành viên HĐQT độc lập trong HĐQT sẽ giúp xúc tiến các quyết định vì quyền lợi của cổ đông bên ngoài (Weisbach,1988) và được thị trường đánh giá cao hơn (Rosenstein và Wyatt, 1990). Vì bản thân các thành viên độc lập luôn có động cơ tạo danh tiếng cho riêng mình thông qua quản trị điều hành tốt doanh nghiệp (Fama, 1980; Fama và Jensen, 1983). Vì vậy, thành viên độc lập sẽ giúp HĐQT hoạt động hiệu quả hơn. Hay nói cách khác, tính thành công của quản trị doanh nghiệp tỷ lệ thuận với tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập.

Tuy nhiên, cũng có quan điểm đối lập cho rằng thành viên HĐQT độc lập, thường không phải chuyên gia trong ngành, sẽ thiếu tính chuyên nghiệp khi thảo luận đưa ra các quyết định quan trọng của doanh nghiệp. Và vì vậy, một doanh nghiệp quản trị tốt không nên có nhiều thành viên này trong bộ máy quản trị.

Subrahmanyam (1997) lưu ý rằng cổ đông kỳ vọng các thành viên HĐQT độc lập sẽ đại diện cho quyền lợi của họ bằng cách làm giảm vấn đề đại diện giữa nhà quản lý và cổ đông. Pfeffer (1981) đồng ý rằng thành viên HĐQT nội bộ sẽ trung thành với CEO bởi vì CEO có tầm ảnh hưởng đến họ. Và theo các bài nghiên cứu trước, cách phân biệt thành viên bên ngoài/bên trong là ở khả năng thành viên đócó chịu ảnh hưởng bởi các nhà quản lý cấp cao của công ty hay không? (Weisbach, 1988; Byrd and Hickman, 1992; và Xie, 20037).

Borokhovich (2005) nghiên cứu mối quan hệ giữa tính độc lập của HĐQT và chính sách cổ tức trên mẫu gồm 192 công ty ở Mỹ trong giai đoạn 1992 – 1999. Kết quả cho thấy có mối tương quan âm, ý nghĩa giữa tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập với chính sách cổ tức.

Subramaniam and Susela (2011) trong nghiên cứu tác động của quản trị doanh nghiệp đến chính sách cổ tức ở 300 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia đã cho thấy công ty có tỷ lệ thành viên độc lập cao sẽ ít chi trả cổ tức hơn.

Chang và Dutta (2012) trong nghiên cứu doanh nghiệp niêm yết ở Canada trong giai đoạn 1997 – 2004 cho thấy tỷ lệ thành viên HĐQT có tương quan dương có nghĩa với chính sách cổ tức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến chính sách cổ tức các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM​ (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)