Nghĩa cấu trúc vốn trong DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép việt nam​ (Trang 31)

Ở bất kì DN nào, vốn được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm giá trị của DN. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, mặt khác DN có thể gánh chịu những rủi ro về tài chính. Vì thế, để có thể huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình, giảm thiểu được rủi ro tài chính, chi phí sử dụng vốn, DN phải xác định cho mình một cấu trúc vốn hợp lý. Công cụ mà các nhà quản trị tài chính DN không thể không quan tâm khi quyết cơ cấu vốn của DN đó là đòn bẩy tài chính. Sử dụng đòn bẩy tài chính đúng cách sẽ làm tăng lợi nhuận cho DN đáng kể. Ngược lại, DN sẽ phải gánh chịu những rủi ro khó tránh khỏi. Cấu trúc vốn tối ưu liên quan đến việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của DN.

Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra lá chắn thuế cho DN, đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý. Chi phí vay nợ có tác động đáng kể tới vận hành kinh doanh, thẩm chí dẫn đến việc đóng cửa của DN.

Tài trợ vốn góp cổ phần không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho DN. Tuy nhiên, các cổ đông có thể can thiệp vào họat động điều hành của DN. Kỳ vọng cao vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư cũng tạo sức ép đáng kể của nhà quản lý. Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi DN không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan đến tới DN và họat động của DN mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của DN trong môi trường cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép việt nam​ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)