Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép việt nam​ (Trang 50 - 53)

Việc lựa chọn các các biến áp dụng vào mô hình hồi quy là kết quả từ những nghiên cứu thực nghiệm trước đây để đảm bảo kết quả phù hợp vào thực tế,

vận dụng những nghiên cứu của Timam & Wessels (1988), Joy Pathak (2010), Sarbapriya Ray (2011).

Trong nghiên cứu của Sarbapriya Ray (2011) nghiên cứu những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành Sắt & Thép Ấn Độ tác giả sử dụng biến phụ thuộc trong luận văn là đòn bẩy tài chính (LEV) trong mô hình nghiên cứu của mình.

Các biến độc lập tác giả dựa vào những nghiên cứu lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm trước đây về cấu trúc vốn, thấy rằng có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. Ở nghiên cứu thực nghiệm của Joy Pathak (2010) có sáu biến độc lập ảnh hưởng đến cấu trúc vốn: tài sản cố định hữu hình (TANG), rủi ro kinh doanh (VOL), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tốc độ tăng trưởng (GROW), lợi nhuận (ROA), tính thanh khoản (LIQ). Nghiên cứu của Joshua Abor (2008) có thêm biến thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX), thanh toán cổ tức (DIV). Nghiên cứu của Titman & Wessrls (1988) cho rằng biến đặc điểm riêng sản phẩm (UNI) cũng ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. Nghiên cứu của Sarbapriya Ray (2011) có 12 biến độc lập ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ngành Sắt và Thép Ấn Độ gồm: tỷ lệ tài sản cố định (ASSET), Tỷ lệ tài sản thế chấp (COLLATERAL), tỷ lệ thu nhập trước lãi và thuế trên tổng tài sản (PROF1), tỷ lệ thu nhập trước lãi và thuế trên tổng doanh thu (PROF2), quy mô DN (SIZE), số năm họat động (AGE), rủi ro kinh doanh (VOLA1)(VOLA2), tấm chắn thuế từ khấu hao (NDTS), tính thanh khoản (FLEX), tăng trưởng trong tài sản (GROWTH1), tăng trưởng trong doanh thu (GROWTH2). Ngoài ra, còn có các nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến cấu trúc vốn như: tuổi thọ của doanh nghiệp, chi phí lãi vay, rủi ro kinh doanh... Do hạn chế trong việc thu thập số liệu, đồng thời khả năng còn hạn chế. Ngoài ra, tác giả dựa vào những ưu, nhược điểm của những nghiên cứu trước (Nghiên cứu của Lê Thị Kim Thư (2006). Nghiên cứu của Tran Dinh Khoi Nguyen và Ramachhandran (2006). Nghiên cứu của Nahum Biger, Nam V.Nguyen VA Quyen X.Hoang (2008). Nghiên cứu của Đỗ Văn Thắng và Trịnh Quang Thiều (2010). Nghiên cứu của Nguyễn Thành Cường và Nguyễn Thị Cành (2012). Nghiên cứu của Hidenobu Okuda, Lai Thi Phuong Dung

(2012). Nghiên cứu của Dzung Nguyen, Ivan Diaz- Rainey và Andros Gregoriou (2012). Tác giả đưa ra sáu biến độc lập đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DN ngành Thép Việt Nam. Sáu biến độc lập đại diện cho các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn là quy mô DN ( SIZE), tính thanh khỏan (LIQ), tốc độ tăng trưởng (GROW), thuế thu nhập DN (TAX), tài sản cố định hữu hình (TANG), đặc điểm riêng của DN (UNI).

Mức độ đo lường của các biến như sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp mức độ đo lường các biến trong mô hình

Tên biến Ký hiệu Đo lường

1. Biến phụ thuộc:

- Đòn bẩy tài chính LEV Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu

2. Biến độc lập:

- Qui mô doanh nghiệp (Business size)

- Tính thanh khỏan (Liquidity)

- Tốc độ tăng trưởng (Growth)

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (Tax)

- Tài sản cố định hữu hình (Tangible assets) - Đặc điểm riêng của sản phẩm (Uniqueness) SIZE LIQ GROW TAX TANG UNI Log(Tổng tài sản) Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

(DT năm sau-DT năm trước)/ DT năm trước

Thuế TNDN phải nộp trong kỳ/ Lợi nhuận trước thuế

Tài sản cố định / Tổng tài sản

Gía vốn hàng bán/ Doanh thu thuần Mô hình nghiên cứu đề xuất:

Mô hình: ε β β β β β β α + + + + + + +

= SIZE LIQ GROW TAX TANG UNI

LEV 1 2 3 4 5 6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép việt nam​ (Trang 50 - 53)