đọan (2010-2011)
Trong năm 2010, nhờ vào sự phục hồi của nền kinh tế và do tác động của các biện pháp kích cầu của chính phủ trong những năm 2009 giá trị sản lượng ngành thép tăng trưởng. Sự tăng trưởng ngành xây dựng làm tăng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và các sản phẩm thép khác giúp cho tổng sản lượng tiêu thụ ngành thép tăng cao.
Năm 2011, nền kinh tế vĩ mô không tốt hơn so với năm 2010, nguyên nhân là do lạm phát tăng cao làm giá cả hàng hóa tăng, tỷ giá USD/VND biến động mạnh làm tăng chi phí vốn vay và làm giảm khả năng tiếp cận với của DN. Trong năm 2011, chính sách vĩ mô chính là thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, đặc biệt siết chặt tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất. Ngoài ra, để chống lạm phát, chính phủ cũng đã áp dụng chính sách cắt giảm đầu tư công. Trong tình hình đó, ngành bất
động sản, nguồn tiêu thụ chính của ngành thép rơi vào tình trạng trầm lắng trong năm 2011.
Nếu như năm 2013, nhập siêu là đạt trên 5 tỷ USD, thì qua 2014 vượt hơn 6 tỷ USD. Tính riêng 3 tháng đầu năm 2015, lượng sắt thép cả nước nhập về là 2,88 triệu tấn, trị giá là 1,72 tỷ USD, tăng 30,7% về lượng và tăng 15% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Nguồn nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong quý I-2015 chủ yếu từ: Trung Quốc đạt 1,7 triệu tấn, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2014; Hàn Quốc đạt 390 ngàn tấn, tăng 17,6%… Đáng chú ý, trong số này chủng loại thép nhập khẩu các loại từ thị trường Trung Quốc chiếm gần 50% qua các năm.
Kết luận chương 2
Chương 2 tác giả đã nêu được tổng quan chung về lý thuyết và một số các chỉ tiêu đo lường hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Trên cơ sở đó, cấu trúc vốn bị tác động bởi nhiều nhân tố như quy mô DN, cơ cấu tài sản, hiệu quả họat động....Đồng thời, nêu lên tổng quan ngành thép ở thế giới và ở Việt Nam.
Chương kế tiếp tác giả sẽ tập trung phân tích sâu hơn, đưa ra và lựa chọn các biến từ đó xây dựng nên mô hình nghiên cứu.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu