Phương pháp đo lường các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép việt nam​ (Trang 53 - 57)

Biến phụ thuộc:

Đòn bẩy tài chính ( LEVERAGE) :

Bài nghiên cứu sử dụng tổng giá trị sổ sách của các khoản nợ và vốn chủ sở hữu để xác định đòn bẩy tài chính, vì khi thanh toán các khoản nợ phụ thuộc vào giá trị sổ sách thay vì phụ thuộc vào giá trị thị trường của nợ theo như nghiên cứu của Banerjee năm 2000.

Đòn bẩy tài chính: LEVERAGE = Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu

Biến độc lập:

a. Qui mô doanh nghiệp (SIZE):

Qui mô DN là yếu tố quyết định đến cấu trúc vốn của DN. Các DN có quy mô lớn thường đa dạng hóa các ngành nghề so với các DN có quy mô nhỏ, vì thế dòng tiền mặt ít bị biến động và có khả năng vượt qua nguy cơ khủng hoảng tài chính tốt hơn. Đồng thời, các DN lớn dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay mượn từ các tổ chức tín dụng uy tín với lãi suất ưu đãi và hạn mức tín dụng nhiều hơn. Đồng thời, các DN có quy mô lớn dễ dàng cắt giảm các khỏan chi phí có liên quan đến việc phát hành nợ so với các DN khác. Họ cũng chịu chi phí thấp hơn trong việc phát hành nợ hoặc vốn chủ sở hữu. Do đó, các DN có quy mô lớn có khả năng sử dụng nợ trong cấu trúc vốn nhiều hơn các DN khác. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy rõ mối quan hệ giữa quy mô công ty và đòn bẩy tài chính như: Joy Pathak (2010), Joshua Abor (2008), Nguyễn Thị Cành, Nguyễn Thanh Cường (2012). Một số nghiên cứu khác cho rằng quy mô DN là dấu hiệu cho các nhà đầu tư bên ngòai. Fama và Jensen (1983) cho rằng các doanh nghiệp lớn có khuynh hướng công bố

thông tin cho bên ngòai nhiều hơn và khả năng tiếp cận thị trường cổ phiếu dễ dàng hơn các DN nhỏ. Các doanh nghiệp lớn bất đối xứng thông tin ít, sử dụng vốn cổ phần nhiều hơn các khỏan nợ vì thế đòn bẩy tài chính sẽ thấp.

Qui mô doanh nghiệp (SIZE) = Log(Tổng tài sản)

b. Tính thanh khỏan (LIQUIDITY):

Tính thanh khỏan là yếu tố quyết định đến cấu trúc vốn của DN. Người cho vay thường xem xét tính thanh khỏan là một chỉ số thể hiện khả năng trả nợ của DN, cho nên DN có tỷ lệ thanh khỏan cao có thể sử dụng nhiều nợ vay do DN có thể trả các khỏan nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Theo lý thuyết POT, nêu ra ý kiến đối ngược lại, các DN thanh khỏan cao tức có nhiều tài sản thanh khoản sẽ sử dụng những tài sản này với mục tiêu đầu tư cho các dự án của mình, vì thế, tính thanh khoản tỷ lệ nghịch với nợ vay. Theo nghiên cứu của Ozkan (2001), Deesomsak và cộng sự (2004), ở các nước phát triển cho thấy tính thanh khoản của các DN tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính. Mặt khác, các DN có tính thanh khoản cao tương ứng với tiền mặt tích lũy và các tài sản ngắn hạn khác nhiều, được xem là nguồn nội bộ bên trong DN và sẽ được sử dụng hỗ trợ cho họat động sản xuất kinh doanh của mình, vì vậy, sẽ ít vay nợ hơn. Theo nghiên cứu của Vuong và Tran (2010), tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong cấu trúc tài sản của DN tại Việt Nam, vì thế tài sản ngắn hạn giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc vốn của DN tại Việt Nam.

Tính thanh khỏan (LIQUIDITY) =Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

c. Tốc độ tăng trưởng (GROWTH):

Tốc độ tăng trưởng là yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của DN. Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì có mối tương quan dương giữa tốc độ tăng trưởng và đòn bẩy tài chính. Myers (1984) cho rằng các nhà quản lý thích sử dụng nguồn tài trợ bên trong hơn nguồn tài trợ bên ngòai. Lý thuyết đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ thường cao trong cấu trúc vốn của những DN đang phát triển và thấp hơn trong cấu trúc vốn của những DN đang trong tình trạng đình trệ.

Lý thuyết đánh đổi và lý thuyết về chi phí đại diện có quan điểm ngược lại cho rằng tỷ lệ đòn bẩy tài chính và tốc độ tăng trưởng có mối tương quan âm.Theo lý thuyết về chi phí đại diện cho rằng các cổ đông thường cạnh tranh lợi ích với các chủ nợ. Tốc độ tăng trưởng cao, cho thấy DN có kết quả kinh doanh khả quan, đây là lý do cổ đông không muốn chia sẻ ưu thế với chủ nợ. Lý thuyết đánh đổi cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng có thể được xem như tài sản vô hình, không thể là tài sản thế chấp cho các khỏan nợ, đây là lý do việc sử dụng các khỏan nợ sẽ bị giới hạn, điều này cho rằng các công ty có tăng trưởng sẽ ít vay nợ. Nghiên cứu của Timan và Wessels (1988) cùng quan điểm với lý thuyết đánh đổi và lý thuyết chi phí đại diện rằng có mối tưong quan âm giữa đòn bẩy tài chính và tốc độ tăng trưởng.

Tốc độ tăng trưởng (GROWTH) = (DT năm sau-DT năm trước) DT năm trước

d. Thuế thu nhập DN (TAX):

Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đến cấu trúc vốn có ý nghĩa quan trọng trong các nghiên cứu của cấu trúc vốn. Theo lý thuyết MM thuế có ảnh hưởng rất quan trọng đến cấu trúc vốn của DN. Lý thuyết cho rằng các DN với thuế suất cao hơn sẽ sử dụng nhiều nợ để đạt lợi ích từ tấm chắn thuế. Vì thế, đòn bẩy tài chính có quan hệ cùng chiều với nhân tố thuế thu nhập DN. Nghiên cứu của Joshua Abor (2008) cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa thuế thu nhập DN và đòn bẩy tài chính. Theo lý thuyết TOT, các DN có mức thuế suất cao sẽ sử dụng nhiều nợ vay để giảm trừ thuế từ lãi vay. Thuế thu nhập DN được đo lường bằng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trên thu nhập trước thuế (Huang và Song (2006))

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) = Thuế TNDN phải nộp trong kỳ Lợi nhuận trước thuế

e. Tài sản cố định hữu hình (TANGIBLE ASSETS):

Tài sản cố định hữu hình có vai trò quan trọng trong việc xác định cấu trúc vốn của DN. Theo lý thuyết chi phí đại diện và các thông tin bất đối xứng cho rằng các công ty có tài sản hữu hình có thể dùng nó để thế chấp trong việc vay nợ, vì vậy các DN có tài sản cố định hữu hình lớn thường có nhiều cơ hội vay nợ hơn.Theo nghiên cứu của Titman và Wessels (1988), tài sản cố định hữu hình sẽ giúp các công ty tích lũy các khỏan nợ, nếu đầu tư không thành công, chủ nợ sẽ tính phí cung cấp bảo lãnh. Các chủ nợ cảm thấy tích cực trong việc cung cấp các khỏan và những chi phí liên quan bất đối xứng thông sẽ giảm xuống, vì tài sản thế chấp giảm thiểu các vấn đề mâu thuẫn giữa các cổ đông và chủ nợ. Theo nghiên cứu của Joy Pahak (2010) cũng có mối tương quan tích cực giữa tài sản cố định hữu hình và đòn bẩy tài chính. Theo lý thuyết POT, do chênh lệch thông tin nên tài sản cố định hữu hình được sử dụng để thế chấp đi vay, vì thế các DN có nhiều tài sản cố định hữu hình có nhiều điều kiện đi vay hơn (Myers và Majluf (1984)). Lý thuyết ATC, cho rằng chi phí đại diện của nợ vay tồn tại so có sự chuyển dịch rủi ro, tài sản từ chủ nợ sang cổ đông, nên tài sản cố định hữu hình là vật đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho người đi vay (Jensen và Meckling (1976)). Như vậy, các nghiên cứu và lý thuyết đều cho thấy mối tương quan dương giữa đòn bẩy tài chính và tài sản cố định hữu hình.

Tài sản cố định hữu hình (TANGIBLE ASSETS) = Tài sản cố định

Tổng tài sản

f. Đặc điểm riêng của sản phẩm (UNIQUENESS):

Những DN có sản phẩm riêng, độc đáo thường có đòn bẩy tài chính thấp vì khi DN bị phá sản thì những hàng tồn kho của DN khó cạnh tranh trên thị trường vì tính đặc trưng của mỗi sản phẩm. Đòn bẩy tài chính và đặc điểm của sản phẩm có mối quan hệ tích cực. Theo kết quả nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) cũng cho kết quả như trên giữa đòn bẩy tài chính và đặc điểm riêng của sản phẩm.

Đặc điểm riêng của sản phẩm (UNIQUENESS) = Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần

3.2 Các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhân tố với đòn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép việt nam​ (Trang 53 - 57)