Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp dịch vụ kế toán tại TP HCM​ (Trang 61)

1. Câu hỏi nghiên cứu

3.1.3 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

[5] [6 ] [7 ] [8 ] [2 ] [3 ] [1 ]

Vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng DV kế toán nhằm nâng cao chất lượng DV kế toán tại Việt Nam

Mô hình tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng DV kế toán tại VN

Khe hở nghiên cứu

Chưa có nghiên cứu thực hiện nào tại Việt Nam nghiên cứu khám phá các thành phần và mức độ đóng góp vào chất lượng DV kế toán

Phân tích và kiểm định

1. Phân tích thống kế mô tả 2. Kiểm định và đánh giá thang đo

Cronbach’s alpha

3. Phân tích nhân tố khám phá EFA 4. Phân tích tương quan

5. Phân tích hồi quy bội

Nghiên cứ sơ bộ và hoàn thiện bảng câu h i khảo sát

Câu h i nghiên cứu

Q1: Những nhân tố nào đo lường và ảnh hưởng đến chất lượng DV kế toán tại các DN cung cấp DV kế toán trên địa bàn TPHCM?

Q2: Nhân tố nào có mức độ ảnh hưởng mạnh đến chất lượng DV kế toán tại Việt Nam?

Q3:Giải pháp hoặc kiến nghị nào cần được đưa ra hoặc quan tâm chú trọng đến nhằm nâng cao chất lượng DV kế toán tại Việt Nam?

Xây dựng thang đo và bảng câu h i khảo sát

1. Thang đo Chất lượng DV kế toán 2. Thang đo Sự tin cậy

3. Thang đo Khả năng đáp ứng 4. Thang đo Danh mục DV 5. Thang đo Phương tiện hữu hình 6. Thang đo Sự đồng cảm

7. Thang đo Hình ảnh công ty

Cơ sở lý thuyết Mô hình nghiên cứu

Sự tin cậy Khả năng đáp ứng

Năng lực phục vụ Danh mục dịch vụ Phương tiện hữu

hình Sự đồng cảm Hình ảnh công ty CHẤT LƯỢNG DV KẾ TOÁN Parasuraman và cộng sự (1985,1988):

Sự tin cậy, khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ, phương tiện hữu hình, Sự đồng cảm. Gronroos (1984,2000) : Danh muc dịch vụ, Hình ảnh công ty [4]

3.2 Nghiên cứ sơ bộ

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp định tính được tác giả sử dụng ở bước nghiên cứu sơ bộ. Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám phá. Trong đó, thông tin được thu thập ở dạng định tính thông qua kỹ thuật chính là quan sát, thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ nhằm:

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng DV kế toán của các DN DV kế toán được xác định cơ sở lý thuyết và khám phá các nhân tố mới có thể ảnh hưởng dến chất lượng DV kế toán.

- Đánh giá thang đo nháp để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

- Kiểm tra cách sử dụng từ ngữ trong từng câu hỏi của các biến quan sát nhằm đảm bảo phần đông các đổi tượng khảo sát hiểu đúng và rõ nghĩa.

Kết quả nghiên cứu định tính dùng kỹ thuật thảo luận tay đôi 10 người dựa trên dàn bài được lập sẵn về tất cả các yếu tố có liên quan đến mô hình (Phụ lục 01). Những người được phỏng vấn gồm 5 người là giám đốc, kế toán trưởng hoặc những người đứng đầu các công ty sử dụng DV kế toán và 5 người là giám đốc, kế toán trưởng hay nhân viên kế toán của công ty cung cấp DV kế toán.

3.2.2 Thiết kế bảng câu h i khảo sát

Sau giai đoạn nghiên cứu định tính, các thang đo được xác định và hiệu chỉnh để phù hợp với việc khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng DV kế toán của các DN. Tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm phục vụ cho việc thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi gồm có hai phần:

Phần thông tin cá nhân của người trả lời như chức vụ trong công ty, công ty đang sử dụng DV kế toán từ công ty nào, sản phẩm DV kế toán mà công ty đang sử dụng. Đây là phần câu hỏi phục vụ cho việc chọn lọc mẫu cho phù hợp với đối tượng khảo sát, phân tích mô tả và phân tích sự khác biệt của các biến định tính đến chất lượng DV kế toán.

Phần hai là phần chính của bảng câu hỏi được thiết kế để ghi nhận những đánh giá của bên sử dụng DV kế toán đối với các yếu tố: Sự tin cậy, Khả năng đáp ứng, Năng lực phục vụ, Danh mục DV, Phương tiện hữu hình, sự đồng cảm và Hình

ảnh công ty và ba biến phụ thuộc để đo lường chất lượng DV kế toán. Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính có 34 biến quan sát, trong đó có 1 biến quan sát đo lường biến độc lập và 3 biến quan sát đo lường biến phụ thuộc được đưa vào khảo sát với thang đo Likert 5 mức độ từ [1- Hoàn toàn không đồng ý] đến [5- Hoàn toàn đồng ý]. Bảng câu hỏi được trình bày ở phụ lục 02.

3.3 Nghiên cứ chính thức

3.3.1 Mẫ và phương pháp chọn mẫu

Đối tượng khảo sát của đề tài này là các DN đang sử dụng DV kế toán trên địa bàn TP.HCM. TP.HCM hiện có 24 quận/huyện và số lượng các DN sử dụng DV kế tóan phân bổ rải rác ở các quận/huyện nên hiện nay, số lượng các DN này không thể xác dịnh. Chính vì lẽ đó, tác giả chọn phương pháp chọn mẫu là thuận tiện phi xác suất.

Theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Hoàng Mộng Ngọc (2008) đối với kỹ thuật phân tích nhân tố, cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố, với 34 biến quan sát thì cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu là 136.

Tuy nhiên, để phân tích hồi quy bội một cách tốt nhất theo Tabachnich & Fidell (1996) (Trích bởi Nguyễn Đình Thọ.2011) thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính bằng công thức n ≥50 + 8*m (m: số biến độc lập). Vậy với 7 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu phải là 106.

Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ chọn kích thức mẫu đủ lớn để thỏa mãn cả hai điều kiện trên là 136 quan sát. Và để đảm bảo cỡ mẫu như mong muốn và loại trừ những câu hỏi không hợp lệ thì tác giả chọn khảo sát là 180.

3.3.2 Thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập thông qua hai cách, đó là: 1. Gửi bảng câu hỏi trực tiếp

2. Gửi bảng câu hỏi thông qua ứng dụng Google Docs

Việc sử dụng ứng dụng Google Docs giúp cho việc thu thập đỡ mất thời gian và tiết kiệm chi phí hơn thông tin nhận được vẫn được đảm bảo.

3.3.3 Xử lý và phân tích dữ liệu 3.3.3.1 Phân tích mô tả 3.3.3.1 Phân tích mô tả

Kỹ thuật phân tích mô tả được sử dụng để phân tích các thuộc tính của mẫu nghiên cứu:

1. Đối tượng trả lời bảng câu hỏi: chức vụ, ý kiến về lựa chọn DN DV kế toán 2. Đối tượng khảo sát: sử dụng sản phẩm nào của DV kế toán, đối tượng cung

cấp DV, thời gian nhận cung cấp DV kế toán

3.3.3.2 Kiểm định và đánh giá thang đo

Các khái niệm được đo lường thông qua một tập hợp các biến quan sát được gọi là thang đo. Thang đo có giá trị là thang đo đó đo lường được những gì mà chúng ta muốn nó đo lường.

Tính chất quan trọng của một thang đo là độ tin cậy và giá trị, được đo lường qua hai phương pháp phân tích phổ biến mà nghiên cứu sử dụng là nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) hệ số Cronbach Alpha.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá EFA là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.

Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser- Meyer- Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO có giá trị trong khoản từ 0,5 đến 1 thì phân tích này thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

Đại lượng Barlett là đại lượng thống kê dùng đẻ xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nói cách khác, ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đồng nhất, mỗi biến tương quan hoàn toàn với chính nó (r= 1) nhưng không có tương quan với các biến khác (r=0). Điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau. Nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,5) thì các biến quan sát có tương quan trong tổng thể.

Bên cạnh đó, phân tích nhân tố còn dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue > 1 và tổng phương sai trích lớn hơn

50% thì mới được giữ lại trong mô hình (Gerbing và Anderson, 1988). Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1.

Một phần quan trọng trong bảng kết quả phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (Component Matrix) hay ma trận nhân tố khi các nhân tố được xoay. Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Những hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tương quan giữ các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết nhân tố và biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Với cỡ mẫu trong nghiên cứu là 180, như vậy có thể giữ lại các biến có hệ số tải nhân tố ≥ 0.4 để hạn chế loại biến (Gerbing và Anderson, 1988). Ngoài ra, khi tác giả thực hiện loại các biến không phù hợp khi phân tích nhân tố khám phá EFA theo thứ tự: loại các biến cùng giải thích cho nhiều nhân tố, sau đó loại tiếp các biến có hệ số tải nhân tố <0.4.

Tác giả phân tích nhân tố khám phá EFA riêng biệt cho biến độc lập và biến phụ thuộc nhằm tránh trường hợp khi phân tích hồi quy tuyến tính sẽ không có nghĩa vì hiện tượng các biến độc lập và phụ thuộc giải thích cho nhau.

Phân tích Cronbach Alpha

Phương pháp phân tích này được sử dụng để loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Được đánh giá qua hệ số tương quan biến tổng (Item- total Correlation) và hệ số Alpha (Nunnally & Bernstien 1994, trình bởi Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với một điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Do đó, hệ số này càng cao thì sự tương quan giữa biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Khi biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0. được coi là biến rác và sẽ bị loại. Thang đo có độ tin cậy khi hệ số Alpha lớn hơn 0.6

3.3.3.3 Ph n tích hồi q y bội

Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích EFA và đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Việc xác định mối quan hệ giữa các biến cũng như mức độ ảnh hưởng của

nhóm biến độc lập đến biến phụ thuộc được thực hiện bằng phương pháp hồi quy bội

1. Đầu tiên, phân tích mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình. Sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ giữa hai biến định lượng. Giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng đến gần 1 thì hai biến này có mối quan hệ tuyến tính chặt chẽ và phân tích hồi quy là phù hợp 2. Tiếp theo chạy phân tích hồi quy đa biến bằng phương pháp bình phương

nhỏ nhất thông thường. Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét kết quả thống kê liên quan đến các biến được đưa vào mô hình. Hệ số các đinh R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình.

3. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến chất lượng DV kế toán của các doanh nghiệp DV kế toán: yếu tố nào có hệ số β lớn hơn thì mức độ ảnh hưởng lớn hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Quy trình được tiến hành qua hai bước:

 Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách sử dụng kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu nhằm bổ sung và hiệu chỉnh thang đo ban đầu cho các biến quan sát.

 Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Sau đó, dữ liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS nhằm phân tích nhân tố, kiểm định thang đo và kiểm định sự phù hợp của mô hình. Đồng thời, đánh giá ảnh hưởng của các biến định tính đối với các biến trong mô hình.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kết q ả nghiên cứ định tính và điề chỉnh thang đo

Sau khi thảo luận tay đôi 10 người và thảo luận nhóm trên dàn bài được lập sẵn về tất cả các yếu tố có liên quan đến mô hình, tác giả xác định được các nhân tố sau: STT Nh n tố 1 Sự tin cậy 2 Khả năng đáp ứng 3 Năng lực phục vụ 4 Danh mục dịch vụ

5 Phương tiện hữu hình

6 Sự đồng cảm

7 Hình ảnh công ty

Thang đo dùng để đo lường các biến trong nghiên cứu được xây dựng dựa trên mô hình đo lường chất lượng SERVQUAL là chủ yếu, bên cạnh có kết hợp mô hình PSQM. Tác giả dựa trên các thang đo của mô hình gốc và hiệu chỉnh nội dung sao cho phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của luận văn trong bối cảnh nghiên cứu được tiến hành tại Việt Nam. Các thành phần này được đánh giá sơ bộ qua nghiên cứu định tính và được đánh giá lại nghiên cứu định lượng.

Bảng 4.1 Thang đo hiệu chỉnh sau nghiên cứu định tính

Mã hóa Các biến q an sát

SỰ TIN CẬY

TC1

Công ty DV kế toán luôn tuân thủ pháp luật, chuẩn mực chuyên ngành và các quy định pháp lý có liên quan đến nghề nghiệp kế toán

TC2 Công ty DV kế toán luôn thực hiện đúng những gì đã cam kết

TC3 Công ty DV kế toán luôn cung cấp DV như đã cam kết trong hợp đồng đầy đủ và đúng hạn

TC4 Công ty DV kế toán luôn cố gắng thực hiện DV đúng ngay ở lần đầu tiên

TC5

Công ty DV kế toán luôn đồng hành, quan tâm và giúp đỡ khách hàng trong quá trình giải quyết các vấn đề đang gặp phải

TC6 Công ty DV kế toán luôn thực hiện bảo mật thông tin liên quan đến khách hàng ở mức cao nhất

KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG

DU1 Nhân viên công ty DV kế toán cung cấp DV nhanh chóng và chính xác

DU2 Nhân viên công ty DV kế toán có kiến thức chuyên môn giỏi và kỹ năng làm việc tốt

DU3 Nhân viên công ty DV kế toán luôn sẵn sàng giúp đỡ và đáp ứng yêu cầu của khách hàng

DU4 Nhân viên công ty DV kế toán luôn chủ động tìm hiểu, xem xét các vấn đề mà khách hàng có thể gặp khó khăn

NĂNG LỰC PHỤC VỤ

PV1

Nhóm nhân viên công ty DV kế toán trực tiếp thực hiện DV có kiến thức, năng lực và sự hiểu biết cao

PV2

Nhóm nhân viên công ty DV kế toán trực tiếp thực hiện có kinh nghiệm, suy nghĩ chín chắn và khả năng tương tác với khách hàng tốt

PV3 Công ty DV kế toán có nguồn nhân sự cấp cao với kiến thức chuyên sâu và am hiểu nhiều lĩnh vực

PV4 Nhân viên công ty DV kế toán có khả năng truyền đạt, diễn giải và thuyết phục vấn đề

PV5 Công ty DV kế toán có quy mô đủ lớn, sẵn sàng cung cấp nhân sự phù hợp với tất cả nhu cầu của khách hàng

DANH MỤC DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp dịch vụ kế toán tại TP HCM​ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)