Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương:
Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã tiến hành triển khai vào hoạt động NH thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ.
Những văn bản này đều có quy định: “Trong những trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay”. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước cho nên không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho NH để xử lý và việc chuyển giao tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng thì ngân hàng phải mất rất nhiều thời gian mới thu hồi nợ được, đôi khi chỉ
thu hồi được một khoản nhỏ trên tổng nợ của KH nhưng cũng có khi không thu hồi được. Vì thời gian tố tụng có thể kéo dài ít nhất từ 1 – 3 năm, thậm chí là kéo dài hơn thế nữa. Dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ và tài sản tồn đọng ngay tức thời để bù đắp cho những chi phí, khoản lỗ,…
Rủi ro do sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN:
Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không được NHNN cảnh báo hay có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề xảy ra rồi mới can thiệp. Đây được xem là sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN nên mới dẫn đến hậu quả của RRTD đối với KHCN tại các NHTM.
Rủi ro do hệ thống quản lý thông tin cá nhân của NHNN còn kém phát triển, thiếu cập nhật chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin của các NHTM:
Hệ thống quản lý thông tin cá nhân của NHNN còn kém phát triển, thiếu cập nhật chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin của các NHTM. Dẫn đến việc ngân hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin cá nhân của khách hàng. Vì khi nắm bắt thông tin của KHCN tốt, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NH đưa ra quyết định cho vay đúng và giảm thiểu rủi ro.
Rủi ro do sự thay đổi của chính sách Nhà nước dẫn đến KHCN giảm hoặc mất đi khoản thu nhập vốn có của mình:
Khi khách hàng cá nhân là nhân viên có hợp đồng lao động tại một doanh nghiệp thì khi DN chịu sự tác động của các chính sách Nhà nước như chính sách về thuế, xuất nhập khẩu, tỷ giá, lãi suất, lạm phát,… thì các chính sách này sẽ tác động đến tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến các DN sẽ phản kháng bằng cách cắt, giảm lương của nhân viên hoặc nguồn nhân lực. Điều này sẽ làm cho các KHCN giảm hoặc mất đi khoản thu nhập vốn có của mình, khiến KH lâm vào tình trạng khó khăn, không có thu nhập trả nợ cho ngân hàng.