Một trong số các vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng ở nước ta hiện nay là cạnh tranh sôi động trên nhiều lĩnh vực như mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa dịch vụ NH, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và khu công nghiệp. Tuy nhiên, khi càng có nhiều ngân hàng thì sự canh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Các ngân hàng đã và đang
có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động bằng việc thành lập và phát triển thêm nhiều chi nhánh, phòngg giao dịch trên toàn quốc.
Xu hướng mở rộng mạng lưới hoạt động này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh giữa ngân hàng này với NH khác mà còn là sự cạnh tranh gay gắt không đáng có của các CN, PGD trong cùng một ngân hàng. Hậu quả của việc mở rộng quá mức mạng lưới là sự tranh giành khách hàng, dẫn đến hạ các tiêu chuẩn và nguyên tắc thận trọng an toàn; cạnh tranh thiếu bình đẳng, mất đi tính hợp tác giữa các CN, PGD trong cùng một ngân hàng.
Tâm lý sợ mất khách hàng đồng thời cũng dẫn đến không ít trường hợp các chi nhánh, phòng giao dịch sử dụng nhiều biện pháp như: một số KHCN thực tế không có khả năng tài chính hay tình hình sản xuất kinh doanh chỉ ở mức cầm chừng,… nhưng các CN, PGD vẫn cho vay; thậm chí còn buông lõng trong khâu xét duyệt cho vay bằng cách đánh giá sơ sài cho có thông lệ về hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh; đồng thời cũng không thường xuyên kiểm soát, giám sát vốn sau khi cho vay; đặc biệt là những KH có trụ sở giao dịch ngoài địa bàn hoạt động và có quan hệ với nhiều NH thì càng buông lõng kiểm soát hơn. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng đối với KHCN càng tăng cao.
Giả sử như môi trường cạnh tranh giữa các NHTM vẫn ngày càng khốc liệt hơn thì tình trạng được nói trên cũg sẽ ngày càng gia tăng và tỷ lệ nợ quá hạn cũng càng tăng cao. Dẫn đến NH giảm mạnh thu lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN, về lâu dần ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán và thậm chí là phá sản.