Rủi ro do nhân viên, cán bộ tín dụng thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong khâu thẩm định:
Khi phân tích, thẩm định hồ sơ vay, các thông tin tài chính và phi tài chính của KHCN được sử dụng cho việc phân tích thường không chính xác, không rõ ràng và không chắc chắn. Điều đó làm cho RRTD đối với KHCN sẽ cao hơn so với KHDN. Cho nên việc NH bố trí các nhân viên, cán bộ tín dụng thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ khi thẩm định sẽ trực tiếp tác động đến khoản cho vay càng có RRTD lớn hơn.
Khi nhân viên, cán bộ tín dụng thiếu năng lực thẩm định, lười biếng thu thập thông tin và hoàn toàn dựa trên tất cả thông tin do khách hàng cung cấp mà không có sự phân tích, xác minh lại thông tin hoặc do các nhân viên, cán bộ tín dụng trực tiếp tiếp tay với KH làm
giả hồ sơ vay, nâng giá TSTC so với thực tế,… Tất cả trường hợp này được thể hiện rõ trong tờ trình thẩm định KH và được trình bày rất suôn sẽ, không chứa đựng những thông tin bất lợi nào của KHCN. Vì vậy nó sẽ trực tiếp tác động đến RRTD của khoản cho vay và liên tiếp tác động đến khâu ra quyết định của người xét duyệt cho vay.
Rủi ro do người xét duyệt thiếu trách nhiệm, đạo đức hoặc quá tin tưởng nhân viên, cán bộ tín dụng:
Về phía người xét duyệt cho vay, do khối lượng hồ sơ vay phải xét duyệt quá nhiều và không có thời gian đọc hay kiểm tra kỹ tờ trình thẩm định của nhân viên, cán bộ tín dụng nên người xét duyệt đã không làm đúng theo trách nhiệm của mình hoặc người xét duyệt quá tin tưởng nhân viên, cán bộ tín dụng nên rất yên tâm về những thông tin thẩm định của cấp dưới mình mà dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm khi cho KH vay. Hoặc thậm chí là người xét duyệt cho vay cũng đồng thời tiếp tay với nhân viên và KH nhằm chiếm đoạt tiền của ngân hàng. Tất cả những vấn đề này cũng trực tiếp tác động đến khoản cho vay có RRTD cao hay thấp và NH có thu hồi lại được nợ hay không.
Rủi ro do ý muốn chủ quan của người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền:
Một số trường hợp người đi vay có mối quan hệ thân thiết với người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền tại NH thì các nhân viên, cán bộ tín dụng sẽ bị cấp trên của mình thúc ép phải tìm cách cho người đó vay. Cho nên công việc thẩm định là không kỹ càng, bởi các nhân viên ấy buộc phải bỏ qua những điều kiện không tốt của KH và phải nhanh chóng hoàn tất những chỉ định của cấp trên giao cho. Vì vậy việc người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền đã lạm dụng chức, quyền của mình đưa ra những yêu cầu cho cấp dưới phải thực hiện theo ý muốn chủ quan của mình mà không xem xét đến chất lượng an toàn của khoản tín dụng thì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến RRTD.
Rủi ro do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm được giao:
Hằng năm, mỗi nhân viên tại ngân hàng đều được Hội sở mình giao cho các chỉ tiêu của cả năm. Nếu không đạt chỉ tiêu được đề ra thì các nhân viên sẽ bị xử phạt theo nhiều hình thức, có thể bị hạ cấp – tương ứng bị giảm lương theo bậc hoặc phải nộp phạt v.v…
Vì vậy để hoàn thành chỉ tiêu được giao, một số NH đã hạ thấp lãi suất cho vay, hạ thấp các điều kiện an toàn tín dụng để có thể thu hút KH đến NH mình vay nhiều hơn. Hậu quả là các khoản cho vay đều không đảm bảo chất lượng tín dụng và việc phát sinh RRTD sẽ rất cao. Bởi các nhân viên NH chỉ cố hoàn thành chỉ tiêu để không bị xử phạt mà không
quan tâm đến hệ lụy của nó là số tiền vay có được KH hoàn trả hoặc hoàn trả đúng hạn cho NH hay không.
Rủi ro do quá nhiều khoản vay nên dễ bỏ sót một số KH không kiểm soát, giám sát và quản lý sau khi cho vay:
Ở mỗi NHTM, các khoản cho vay KHCN thường chiếm đa số và rất nhiều. Chính vì vậy mà các nhân viên tín dụng đã gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý các khoản cho vay và giám sát sau khi cho khách hàng vay. Bởi lẽ mỗi tháng NHTM sẽ có thêm KHCN vay và bên cạnh đó là các KH vay cũ của tháng trước hoặc tháng trước nữa hoặc của nhiều năm trước v.v… tất cả các khoản vay này bắt buộc các nhân viên tín dụng phải thường xuyên kiểm tra theo thời gian mà mỗi NH quy định; có thể là theo tháng, theo quý hay tùy theo mỗi hợp đồng vay cụ thể sẽ có những quy định kiểm soát riêng biệt. Cho nên không khó tránh khỏi việc các nhân viên này bỏ sót kiểm tra một số khoản vay và làm cho các khoản vay ấy có thể phát sinh RRTD vì khách hàng không được kiểm soát kỹ càng.
Rủi ro do thiếu kiểm soát, giám sát và quản lý sau khi cho vay:
. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chặt chẽ và thường xuyên, để đảm bảo rằng khách hàng sẽ tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng mà sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ đúng hạn. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát, giám sát và quản lý sau khi cho vay nhưng các NHTM thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay nên đã có tâm lý an tâm phần nào và một phần là do tâm lý ngại gây phiền hà cho KH cho nên ngân hàng đã lơi lỏng các quá trình kiểm tra sau khi cho vay. Điều này rất dễ phát sinh RRTD. Bởi do ngân hàng không nắm bắt được tình hình rằng KH có sử dụng vốn đúng mục đích hay không, hay khách hàng đã làm ăn thua lỗ hay đã thất nghiệp và đang gặp khó khăn về tài chính v.v… mà NH sẽ có những biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ kịp thời để hạn chế RRTD đến mức thấp nhất có thể.