Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ACB Ông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cố phần á châu chi nhánh ông ích khiêm​ (Trang 58 - 66)

nhân tại ACB Ông Ích Khiêm

Dựa vào cơ sở lý luận và mô hình của các nghiên cứu trước, có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn thu thập dữ liệu, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng và khách hàng, từ đó tìm ra các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại OIK. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logistic bao gồm 9 biến từ X1đến X9 (tuổi, vị trí công tác, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, người phụ thuộc, nghề nghiệp, thu nhập bình quân của khách hàng cá nhân, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân), với số lượng mẫu là 298 hồ sơ vay khách hàng cá nhân phát sinh từ ngày 01/01/2013 đến 31/12/2015 vẫn còn dư nợ và hồ sơ vay do các PFC tại OIK thẩm định tín dụng. Từ kết quả nghiên cứu, có thể kết luận như sau:

− Đối với các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng, nghiên cứu chỉ xét hai nhân tố là kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân. Và đây là hai nhân tố có tác động ngược chiều với RRTD cá nhân tại OIK. Có nghĩa là kinh nghiệm của CBTD càng cao và KHCN sử dụng vốn vay đúng mục đích thì rủi ro tín dụng sẽ càng thấp.

− Đối với các nhân tố chủ quan từ phía khách hàng thì nghiên cứu cho thấy khách hàng cá nhân có tuổi, có vị trí công tác, có trình độ học vấn càng cao, có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng sẽ có tác động ngược chiều và KHCN có số người phụ thuộc càng nhiều sẽ có tác động cùng chiều với RRTD cá nhân tại OIK. Trong khi đó nhân tố về tình trạng hôn nhân và thu nhập bình quân do nguồn dữ liệu thu thập nên khi đưa vào phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 thì không có ý nghĩa thống kê, vì vậy hai biến này chỉ có thể giải thích giả thuyết tác giả đưa ra là đúng từ phân tích định tính.

5.2 Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ACB Ông Ích Khiêm Ông Ích Khiêm

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và kết luận ở trên, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại OIK như sau:

 Tuổi, vị trí công tác, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, người phụ thuộc, nghề nghiệp, thu nhập bình quân của khách hàng cá nhân:

Các nhân tố chủ quan từ phía KHCN trong nghiên cứu đều ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Do vậy trách nhiệm của các cán bộ tín dụng cần phải thu thập và xác minh rõ thông tin của khách hàng trong quá trình thẩm định rất quan trọng. Chính vì thế, các CBTD cần thận trọng với các khách hàng mới để có thể ngăn chặn các hành vi lừa đảo, nhưng cũng không vì quá tin tưởng những khách hàng đã có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng mà bỏ qua các nguyên tắc nghiệp vụ. Đặc biệt trong công tác thẩm định hồ sơ khách hàng, các CBTD cần trao đổi – phối hợp hỗ trợ nhau để đưa đến kết quả duyệt hồ sơ chính xác hơn tránh xảy ra rủi ro tín dụng.

Xét về từng nhân tố cụ thể. Đối với nhân tố tuổi, ngân hàng cần thận trọng hơn với các khoản vay dành cho khách hàng cá nhân có độ tuổi từ 24 đến 34 tuổi, có nghĩa là ngân hàng cần xem xét việc cho KH có độ tuổi từ 35 đến 55 vay nhiều hơn, do đây là độ tuổi có ít rủi ro tín dụng hơn. Đối với nhân tố vị trí công tác, ngân hàng cần phải tập trung phát triển các khách hàng có vị trí công tác cao hơn (quản lý cấp trung và quản lý cấp cao), đây là nhóm khách hàng tiềm năng và ít xảy ra rủi ro tín dụng. Đối với nhân tố trình độ học vấn, ngân hàng cần đánh giá chung với vị trí công tác khi đưa ra quyết định cho vay bởi đây là hai nhân tố bổ sung cho nhau, rằng khách hàng vay đó có trình độ học vấn cao họ sẽ có vị trí công tác cao hay không? Đối với nhân tố tình trạng hôn nhân, ngân hàng cần thận trọng và cân nhắc hơn về các nhân tố khác kèm theo khi đưa ra quyết định cho vay. Đối với nhân tố người phụ thuộc, ngân hàng cần thận trọng và cân nhắc hơn khi cho khách hàng có số người phụ thuộc nhiều hơn 2 người vay vốn, bởi khách hàng càng có nhiều người phụ thuộc càng dễ phát sinh RRTD. Đối với nhân tố nghề nghiệp, ngân hàng đã thực hiện tốt khi cho khách hàng vay đa số là nhân viên văn phòng và có ít rủi ro tín dụng hơn so với khách hàng không phải là nhân viên văn phòng. Đối với nhân tố thu nhập bình quân, ngân hàng cần phát triển các khách hàng có thu nhập cao nhiều hơn, vì đây là nhóm khách hàng có khả năng trả nợ tốt và ít rủi ro tín dụng hơn.

Đồng thời, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm kiểm tra sau khi cho khách hàng vay để có thể nắm rõ tình hình của khách hàng hiện tại. Từ đó có thể nhận biết KH có tiềm ẩn phát sinh rủi ro hay không mà có biện pháp hợp lý để xử lý hoặc giúp đỡ. Ví dụ như trường hợp khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính thì CBTD cần hỗ trợ khách hàng làm tờ trình xin giảm lãi suất vay hoặc gia hạn thời gian trả nợ để tạo điều kiện cho KH trả nợ vay cho ngân hàng.

 Về kinh nghiệm của cán bộ tín dụng:

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cán bộ tín dụng càng có nhiều kinh nghiệm thì rủi ro tín dụng sẽ càng thấp. Bởi do kiến thức về chuyên môn và kinh nghiệm thẩm định của cán bộ tín dụng càng cao, có thể giúp cho họ nhận dạng vấn đề có thể phát sinh rủi ro và kịp thời xử lý rủi ro tốt hơn. Trong trường hợp này để giảm thiểu rủi ro tín dụng thì ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn về việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn cho các cán bộ tín dụng theo định kỳ hằng năm; đề xuất Hội sở tổ chức các buổi hội thảo với chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng cá nhân với các chi nhánh và phòng giao dịch khác. Riêng đối với bản thân các CBTD cũng phải thường xuyên nghiên cứu, học tập, nắm vững, thực hiện đúng quy định hiện hành tại ngân hàng và không ngừng nâng cao năng lực lẫn kinh nghiệm công tác, nhất là khả năng phát hiện và ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh từ phía khách hàng.

 Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cá nhân:

Việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích có tác động mạnh đến rủi ro tín dụng. Vì vậy, các cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra sau khi cho khách hàng vay theo định kỳ 6 tháng/ lần, đối với trường hợp KH đã phát sinh rủi ro tín dụng thì các CBTD cần phải kiểm tra 1 tháng/ lần nhằm hạn chế và kịp thời ngăn chặn hoặc xử lý bằng cách thu hồi nợ trước hạn nếu phát hiện có bất kỳ dấu hiệu gian lận của khách hàng. Đồng thời, ngân hàng phải quy định rõ trách nhiệm của CBTD về tính xác thực của thông tin nêu ra trong báo cáo thẩm định; trách nhiệm kiểm tra, giám sát các khoản vay do mình thẩm định hoặc được phân công theo dõi. Đối với các cán bộ tín dụng có thành tích xuất sắc, ngân hàng cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả mà họ mang lại. Riêng đối với những trường hợp vi phạm có chủ ý của CBTD thì tùy theo tính chất và mức độ, NH cần xử lý nghiêm để làm gương cho các cán bộ tín dụng khác trong ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Tài liệu trong nước:

 Các văn bản hành chính nhà nước:

1. Số 20/VBHN – NHNN, Quyết định về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức

tín dụng đối với khách hàng, ngày 22/05/2014.

2. Thông tư 02/2013 TT-NHNN, Thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích,

phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngày 21/01/2013.

3. Số 22/VBHN-NHNN, “Quyết định ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và

sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”, ngày 04/06/2014.

 Sách và tạp chí:

1. Đinh Phi Hổ (2014). Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ.

Phương Đông.

2. Nguyễn Minh Kiều (2011). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Lao động – Xã hội. 3. Nguyễn Văn Vân, Phan Thị Thành Dương, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thanh Tú, Phan Phương Nam và Trương Thị Tuyết Minh (2015). Giáo trình Luật Ngân hàng (tái bản

lần thứ nhất). Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam.

4. Trương Đông Lộc (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại nhà nước ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Kinh tế và

Phát triển, số 156.

5. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chi nhánh thành phố Cần Thơ”,

Tạp chí Ngân hàng, số 5.

6. Phạm Phú Nhân (2011), “Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, số 10.

 Tham khảo điện tử và tài liệu khác:

1. Đường Thị Thanh Hải (2014). “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt Nam”. http://tapchitaichinh.vn/. 19/05/2014.

2. Trương Quốc Doanh (2007). “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, thực trạng và giải pháp phòng ngừa”. Luận văn Thạc sĩ kinh tế Trường Đại học kinh tế TP.HCM.

3. Mai Thùy Dung (2011). “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thươmg mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

4. Nguyễn Thị Thùy Dương (2014). “Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu”.Luận văn Thạc sĩ kinh tế Trường Đại học kinh tế TP.HCM.

5. Phạm Thị Cẩm Hằng (2014). “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại BIDV Quảng Trị”. Luận văn Thạc sĩ kinh tế Trường Đại học Tài chính – Marketing. 6. Nguyễn Phúc Mẫn (2015). “Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu”. Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học tài chính – Marketing.

7. Phạm Hoàng Cúc Quyên (2014). “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Vĩnh Long”. Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Tài chính – Marketing.

8. Nguyễn Thị Sâm (2015).“Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam”. Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng Trường Đại học Quốc gia Hà Nội trường Đại học kinh tế.

9. Nguyễn Thị Thu Trâm (2007). “Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch II Ngân hàng Công thương Việt Nam”. Luận văn Thạc sĩ kinh tế Trường Đại học kinh tế TP.HCM. 10. Nguyễn Thị Thủy Vân (2013). “Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam”. Luận văn Thạc sĩ kinh tế Trường Đại học kinh tế TP.HCM.

 Các trang web: http://www.acb.com.vn/ http://www.dongabank.com.vn/ http://www.sacombank.com.vn/ http://www.sbv.gov.vn/ http://tapchikinhte.vn/ http://ktpt.edu.vn/ http://tapchitaichinh.vn/ http://thuvienphapluat.vn/ http://voer.edu.vn/

 Tài liệu nước ngoài:

1. Antwi, S., Mills, E.F.E.A., Mills, G.A & Zhao, X. (2012), “Rick Factors of Loan Default Payment in Ghana: A case study of Akuapem Rural Bank”, International Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, Volume 2 –

Issue 4.

2. Bostjan Aver (2008), “An Empirical Analysis of Credit Risk Factors of the Slovenian Banking System”, Managing Global Transitions, Volume 6 – Number 3.

3. David E.Idoge (2013), “Regionalising Loan Repayment Capacity of Small Holder Cooperative Farmers in Nigeria: Exploring South-South Nigeria”, Journal of Biology, Agriculture and Healthcare, Vol 3 - No.7.

4. John M. Chapman and associates (1940). “Factors Affecting Credit Risk in Personal Lending”. Commercial Banks and Consumer Instalment Credit.

http://www.nber.org/chapters/c4732.pdf

5. Kohansal, R.K. & Mansoori, H.(2009), “Factors Affecting on loan Repayment Performance of Faemers in Khorasan – Razavi Province of Iran”, Working paper, Ferdowsi University of Mashhad, Iran.

6. Mramor, D. (1996). “Analiza kreditne sposobnosti podjetja: Ocena kreditne sposobnosti podjetja”. Ljubljana: cisef.

7. Saunders, A. (1997). “Financial institutions management: A modern perspective”. 2nd ed. New York: Irwin.

PHỤ LỤC

KẾT QUẢ HỒI QUY BINARY LOGISTIC

 Đưa toàn bộ các biến trong mô hình vào thực hiện phân tích hồi quy Binary Logistic bằng phần mềm SPSS 20.0 được kết quả như sau:

Block 1: Method = Enter

Omnibus Tests of Model Coefficients

Chi-square df Sig. Step 1 Step 193.427 9 .000 Block 193.427 9 .000 Model 193.427 9 .000 Model Summary

Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square

1 103.142a .477 .757

a. Estimation terminated at iteration number 8 because parameter estimates changed by less than .001.

Classification Tablea

Observed Predicted

RRTDCN Percentage Correct Không có rủi ro Có rủi ro

Step 1

RRTDCN

Không có rủi ro 231 8 96.7 Có rủi ro 13 46 78.0 Overall Percentage 93.0 a. The cut value is .500

Variables in the Equation

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

Step 1a TUOI -.187 .066 7.930 1 .005 .830 VTCT -1.085 .349 9.675 1 .002 .338 HV -1.239 .377 10.785 1 .001 .290 TTHN 1.108 .774 2.048 1 .152 3.028 NPT .899 .270 11.068 1 .001 2.458 NN -1.653 .585 7.988 1 .005 .192 TNBQ .058 .046 1.569 1 .210 1.060 KNCBTD -.466 .132 12.459 1 .000 .627 SDVV -2.823 .592 22.746 1 .000 .059 Constant 9.094 2.610 12.144 1 .000 8904.141 a. Variable(s) entered on step 1: TUOI, VTCT, HV, TTHN, NPT, NN, TNBQ, KNCBTD, SDVV.

9.  Chạy lại phân tích hồi quy Binary Logistic bằng phần mềm SPSS 20.0 và loại biến tình trạng hôn nhân (TTHN) và thu nhập bình quân (TNBQ) ra khỏi mô hình, được kết quả như sau:

Block 1: Method = Enter

Omnibus Tests of Model Coefficients

Chi-square df Sig. Step 1 Step 189.831 7 .000 Block 189.831 7 .000 Model 189.831 7 .000 Model Summary

Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square

1 106.738a .471 .747

a. Estimation terminated at iteration number 7 because parameter estimates changed by less than .001.

Classification Tablea

Observed Predicted

RRTDCN Percentage Correct Không có rủi ro Có rủi

ro Step 1 RRTDCN Không có rủi ro 231 8 96.7 Có rủi ro 12 47 79.7 Overall Percentage 93.3 a. The cut value is .500

Variables in the Equation

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

Step 1a TUOI -.129 .048 7.222 1 .007 .879 VTCT -.815 .283 8.306 1 .004 .443 HV -1.279 .370 11.961 1 .001 .278 NPT .949 .263 13.016 1 .000 2.583 NN -1.441 .560 6.619 1 .010 .237 KNCBTD -.425 .125 11.546 1 .001 .654 SDVV -2.950 .558 27.991 1 .000 .052 Constant 8.018 2.159 13.792 1 .000 3034.745 a. Variable(s) entered on step 1: TUOI, VTCT, HV, NPT, NN, KNCBTD, SDVV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cố phần á châu chi nhánh ông ích khiêm​ (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)