Rủi ro do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và không có thiện chí trong việc trả nợ hoặc cố tình gian lận, lừa đảo ngân hàng:
Giả sử khách hàng đến ngân hàng vay vốn với mục đích cụ thể như vay tiêu dùng, vay mua nhà và căn hộ,… nhưng KH lại sử dụng vốn không như thỏa thuận với NH mà sử dụng tiền vay đó vào những hoạt động có thể phát sinh RRTD cao. Ví dụ như khách hàng
vay tiền ngân hàng để cho người khác vay lại với lãi suất cao hơn, nếu người đó không trả nợ cho khách hàng thì KH cũng đồng thời không có lãi và tiền để trả cho ngân hàng.
Có một số trường hợp mặc dù khách hàng có thu nhập nhưng vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Họ luôn tìm cách trốn tránh và không có thiện chí trong việc trả nợ với hy vọng có thể sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. Vì vậy khoản vay này sẽ có RRTD rất cao. Bởi nếu khách hàng là người có ý thức và thiện chí trong việc trả nợ tốt thì RRTD sẽ thấp.
Bên cạnh đó, có trường hợp khách hàng cố tình gian lận, lừa đảo ngân hàng. Đây cũng là một trong những yếu tố gây ra rủi ro cho ngân hàng. Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi hoặc lợi dụng sự tín nhiệm của ngân hàng, người vay đã lập hồ sơ vay nhằm chiếm đoạt tài sản ngân hàng. Khi khách hàng vay cố tình lừa đảo thì rất khó để NH phát hiện ra, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, có quy trình tín dụng chưa chặt chẽ, trình độ cán bộ thẩm định chưa cao.
Rủi ro do khách hàng mất khả năng thanh toán
Do các khoản cho vay KHCN thường có thời hạn tương đối dài nên khả năng trả nợ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe, gia đình và công việc của người đi vay. Những rủi ro có thể xảy ra trong các trường hợp sau đây:
− Người đi vay bị bệnh hoặc bị tai nạn cho nên có thể không may chết đi hay có thể là giảm hoặc mất khả năng lao động.
− Người đi vay thay đổi vị trí công tác hoặc bị thất nghiệp.
Những rủi ro có thể xảy ra đối với khách hàng trong các trường hợp này sẽ làm thu nhập KH giảm sút hoặc hoàn toàn không có khả năng trả nợ cho ngân hàng số tiền còn lại. Vì vậy khoản vay ấy sẽ có RRTD rất cao bởi NH có thể thu hồi được một phần hoặc không thu hồi được nợ.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU