Một số nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán vn index​ (Trang 30 - 33)

Christopher Gan, Minsoo Lee, Hua Hwa Au Yong, Jun Zhang đã kiểm định tác động của các biến như lạm phát (CPI), tỷ giá hối đoái (EX) lãi suất ngắn hạn (SR), lãi suất dài hạn (LR), tăng trưởng kinh tế (GDP), Cung tiền (M2) đến chỉ số giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán NewZealand (NZSE40). Kết quả cho thấy có mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô như lãi suất ngắn hạn, cung tiền và tăng trưởng kinh tế với chỉ số giá chứng khoán NZSE40 giai đoạn 1990-2003.

Md. Mohiuddin, Md. Didarul Alam and Abdullah Ibneyy Shahid (2008) kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô là tỷ lệ lạm phát, tỷ giá, lãi suất, cung tiền và chỉ số sản lượng công nghiệp với chỉ số giá chứng khoán Bangladesh. Kết quả nghiên cứu không tìm mấy mối tương quan nào giữa chỉ số giá chứng khoán Bangladesh với các yếu tố vĩ mô trong mức ý nghĩa thống kê.

Suliaman D. Mohammad, Adnan Hussain, Adnan Ali (2009) nghiên cứu tác động các yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Karachi. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng số liệu hằng quý để quan sát các yếu tố vĩ mô bao gồm tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối, chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ tiêu tổng tài sản cố định, cung tiền M2 và chỉ số giá bán buôn tác động đến chỉ số giá chứng khoán Karachi (Karachi Stock Exchange-KSE) giai đoạn năm 1986-2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp, dự trữ ngoại hối, chỉ số giá bán buôn có tác động cùng chiều lên chỉ số giá chứng khoán trong khi tỷ giá hối đoái, chỉ tiêu tổng tài sản cố định, lãi suất và cung tiền M2 có tác động nghịch chiều. Tất cả các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê ngoại trừ biến chi tiêu tổng tài sản cố định.

Chen, Roll và Ross với nghiên cứu nổi tiếng về mô hình đa nhân tố để đánh giá ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô lên thị trường Mỹ. Các biến vĩ mô mà nghiên cứu đã xem xét bao gồm: chỉ số sản suất công nghiệp (Industrial Production), lạm phát

(Inflation), phần bù rủi ro (Risk premia), cấu trúc kỳ hạn (the term structure), chỉ số thị trường (Market Indices), mức chi tiêu thực tế (Consumption) và giá dầu(Oil prices) . Kết quả cho thấy chỉ số sản suất công nghiệp và lạm phát tác động mạnh đến chỉ số giá chứng khoán.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, tôi đã trình bày cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số giá chứng khoán cũng như sự tương quan của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán cũng như chỉ số VN-INDEX . Đồng thời, tôi đã tổng hợp một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới nhắm thấy được sự tác động và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô là giống và khác nhau như thế nào với đặc điểm kinh tế mỗi quốc gia vào các thời kỳ kinh tế khác nhau.

Dựa vào những kiến thức đã học và tìm hiểu được từ các nguồn khác nhau. Thông qua phương pháp định tính tôi đã đưa ra được cơ sở về 5 nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX đó là: lãi suất cơ bản (BR), tỷ giá hối đoái (EX), tỷ lệ tăng trưởng cung tiền M2 (M2), giá dầu (OL), Chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Sau khi sử dụng phương pháp định tính để tìm ra được 5 yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX, tôi tiếp tục sử dụng phương pháp định lượng . Chạy hồi quy để ra phương trình thể hiện mức độ của các yếu tố lên chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX cũng như kiểm định lại các lập luận định tính của mình. Vì đây là chuỗi thời gian không dừng, sau khi nghiên cứu các tài liệu trước đây tôi quyết định sử dụng phương pháp hồi quy theo mô hình VECM để tăng tính ổn định và chính xác cho mô hình.

Trong phần tiếp theo tôi sẽ từng bước thực hiện việc xây dựng mô hình VECM và phân tích kết quả nhận được, đồng thời đưa ra một số kiến nghị về chính sách vĩ mô nhằm phát triển bền vững cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chương 3: Mô hình nghiên cứu 3.1 Phương pháp nghiên cứu

Để xác định sự tác động của các nhân tố lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, giá dầu, tỷ giá hối đoái, lãi suất cơ bản lên chỉ số VN-INDEX tôi thực hiện xây dựng mô hình xem xét đánh giá các nhân tố dựa trên mô hình Vec-tơ hiệu chỉnh sai số VECM. Do phương pháp OLS tỏ ra nhiều hạn chế vì tính dừng của chuỗi dữ liệu, điều này là không đúng với nghiên cứu những biến xu thế . Vì thế tôi sử dụng mô hình Vec-tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) cho phép hồi quy các biến không dừng nhưng lại có quan hệ đồng liên kết, điều này phù hợp với các biến được lựa chọn trong mô hình.

Để xây dựng mô hình VECM tôi tiến hành các bước theo quy trình như sau:

Bước 1: Tôi thực hiện việc kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu theo thời gian được sử dụng làm biến trong mô hình.

Theo Gujarati (2003) một chuỗi thời gian là dừng khi giá trị trung bình, phương sai, hiệp phương sai (tại các độ trễ khác nhau) giữ nguyên không đổi cho dù chuỗi được xác định vào thời điểm nào đi nữa. Chuỗi dừng có xu hướng trở về giá trị trung bình và những dao động quanh giá trị trung bình sẽ là như nhau. Nói cách khác, một chuỗi thời gian không dừng sẽ có giá trị trung bình thay đổi theo thời gian, hoặc giá trị phương sai thay đổi theo thời gian hoặc cả hai

Có nhiều phương pháp kiểm tra tính dừng của chuỗi thời gian: kiểm định Dickey– Fuller (DF), kiểm định Phillip–Person (PP) và kiểm định Dickey and Fuller mở rộng (ADF), kiểm tra bằng giản đồ tự tương quan,…

Bước 2: Sau khi kiểm định tính dừng. Tôi sử kiểm định đồng liên kết nhằm xác định khả năng tồn tại mối liên hệ của các biến .

Việc hồi quy các chuỗi thời gian không dừng thường dẫn đến kết quả hồi quy giả mạo giữa các biến

Có nhiều phương pháp kiểm định đồng liên kết như kiểm định CRDW, kiểm định VAR của Johansen,…

Bước 3: Tôi sẽ thực hiện khảo sát mối quan hệ giữa các biến với nhau bằng mô hình hiệu chỉnh sai số VECM

Nếu các biến trong mô hình nghiên cứu không dừng ở dữ liệu gốc mà dừng ở ở phương sai bậc 1 và sự kết hợp tuyến tính giữa các biến này là một chuỗi dừng, nghĩa là tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến thì ta có thể áp dụng mô hình Vec-tơ hiệu chỉnh sai số VECM.

Bước 4: kiểm định sự phù hợp của mô hình

 Kiểm định quan hệ Granger

 Kiểm định tự tương quan

Bước 5: Đưa ra mô hình hoàn chỉnh và diễn dãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán vn index​ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)