Phân tích kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán vn index​ (Trang 45 - 51)

Sau khi thực hiện các kiểm định cũng như chạy hồi quy ta thu được mô hình phù hợp với vấn đề nghiên cứu của đề tài :

VNI= 374.58 - 0.15EX + 2.92CPI – 14.98BR - 0.77OP

Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán Việt Nam(VN-INDEX) trong giai đoạn tháng 1 năm 2010 đến thánng 12 năm 2015 với các biến EX, CPI, BR, OP giải thích đều có ý nghĩa và chạy tương đối ổn định.

Từ mô mình ta có thể thấy chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất cơ bản là hai nhân tố chính ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX. +2.92CPI điều này có nghĩa là khi lạm phát tăng lên 1% thì chỉ số VN-INDEX sẽ tăng lên 2.92% . -14.9BR có nghĩa là khi ngân hàng nhà nước tăng 1% lãi suất cơ bản thì chỉ số giá chứng khoán

Hệ số Giá trị

R-squared 0.706

VN-INDEX sẽ giảm 14.89%. Hai biến tỷ giá hối đoái và giá dầu thế giới tuy có ảnh hưởng nhưng không mạnh .

Việc lãi suất cơ bản ảnh hưởng trái chiều chới chỉ số giá VN-INDEX là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với các lý thuyết cũng như nhiên cứu trước đây. Tuy chỉ số giá tiêu dùng tăng đồng biến với chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX có mâu thuẫn với một số lý thuyết, tuy nhiên cũng có không ít nghiên cứu chỉ ra được sự đồng biến của chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá chứng khoán. Điều này theo tôi thấy là phù hợp với giai đoạn kinh tế năm năm vừa qua của Việt Nam. Tôi sẽ giải thích ở phần tiếp theo.

a/ Ảnh hưởng của chỉ số giá tiêu dùng đến chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX:

Theo các nghiên cứu trước đây khi lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền mất giá nhanh và đẩy rủi ro thị trường lên. Điều này làm dòng vốn chạy vào các tài sản có tính an toàn hơn là vàng vàng USD. Chính vì việc muốn thoát thị trường để tìm nơi trú ẩn cho tài sản của mình làm cung vượt cầu và giá chứng khoán đi xuống. Khi lạm phát cao nhà đầu tư sẽ quay lưng với thị trường chứng khoán do lợi nhuận không đủ bù đắp sự trượt giá của đồng tiên. Lạm phát cao là báo hiệu cho một nền kinh tế bất ổn lạm phát tăng mạnh đồng nghĩ với lãi suất sẽ tăng theo gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên điều đó là đối với thị trường lạm phát cao không thể kiểm soát được. Không thể nói lạm phát thấplà tốt. Tại Nhật thời kỳ lạm phát âm hay còn gọi là giảm phát. Nền kinh tế đi xuống r rệt. Thử hỏi nếu bạn mua 1 món đồ mà tháng sau giá giảm thì bạn có mua không? Lạm phát thấp làm đinh trệ việc tiêu thụ hàng hóa, điều này còn gây tác động nặng nề hơn cả lạm phát cao lên nền kinh tế.Tại Việt Nam, Ngân hàng nhà nước đã thành công trong việc kiềm chế lạm phát và đặt mục tiêu phát triển bền vững lên hàng đâu. Tại Việt Nam mức lạm phát được cho là vừa phải có lợi cho nền kinh tế giao động từ 3%-7%. Trong những năm gần đây lạm phát Việt Nam khá ổn định, chỉ có năm 2011 là cao đột biến không kiểm soát.

Bảng 4.7 : Tốc độ tăng trưởng CPI giai đoạn 2010-2015

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

CPI 7.19 18.58 9.21 6.6 4.09 0.63

Nguồn: (tổng cục thống kê) Có thể thấy trong 5 năm gần nhất lạm phát khá tốt duy chỉ có năm 2011 là trên 10%. Ta lấy từ năm 2010 đến năm 2015 chỉ có 1 năm là lạm phát tác động tiêu cực tới thị trường điều này giải thích cho việc lạm phát đồng biến với chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX. Do trong giai đoạn lạm phát kiểm soát được cho thấy nền kinh tế phát triển khá tốt.

b/ Ảnh hưởng của lãi suất cơ bản tới chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX

Qua diễn biến và kết quả phân tích ta có thể kết luận rằng mối quan hệ giữa lãi suất cơ bản và chỉ số giá chứng khoán trong giai đoạn 2010-2015 là ngược chiều. Hệ số ảnh hưởng cua BR là -14.98, có thể thấy thị trường chứng khoán cực kỳ nhạy cảm với lãi suất. Khi lãi suất tăng ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sử dụng vốn của các doanh nghiệp, gánh nặng lãi vây làm sụt giảm lợi nhuận. không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty mà còn làm tăng chi phí sử dụng vốn của nhà đầu tư làm giá cổ phếu giảm hay chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX giảm.

Lãi suất trong nghiên cứu dùng là lãi suất cơ bản, một trong những công cụ của nhà nước vì thế nó có sức ảnh hưởng rất lớn lên toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Vì thị trường Việt Nam đã trãi qua nhiều lần lãi suất tăng cao, đi đôi với nó là bong bóng và lạm phát không thể kiểm soát vì thế thị trường đặc biệt nhạy cảm với sự biến động của lãi suất.

c/ Ảnh hưởng của giá dầu tới thị trường chứng khoán

Qua kết quả của bài nghiên cứu ta có thể thấy được sự biến động của giá dầu tới thị trường chứng khoán là có nhưng không mạnh bằng hai yếu tố là chỉ số giá tiêu dùng(CPI) và lãi suất cơ bản(LR). Hê số ảnh hưởng của giá dầu(OP) là -0.77 nghĩa là khi giá dầu tăng 1% thì chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX sẽ giảm 0.77%. Điều này là hoàn toàn hợp lý đối vớic ác lý thuyết đưa ra trước đây. Khi giá dầu giảm đồng nghĩa

với nguyên liệu đầu vào và chi phí năng lượng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề giảm nên lợi nhuận tăng trưởng.

Tuy nhiên ta phải xem xét lại một số vấn đề. Thứ nhất là các công ty xăng dầu trên sàn HOSE chiếm tỷ trọng khá lớn và đóng gốp rất nhiều vào nền kinh tế. Việc giá dầu giảm có thể sẽ kéo cổ phiếu nhóm khai thác xăng, khí gas giảm theo. Vì chiếm tỷ trọng lớn nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường. Thứ hai ngành xăng dầu đóng góp một phần rất lớn vào nguồn thu ngân sách của nhà nước. Việc giá xăng giảm có thể làm ngân sách nhà nước bị thâm hụt ảnh hưởng đến các công trìnnh đầu tư cũng như các dự án kích thích kinh tế của nhà nước ảnh hưởng đến nền kinh tế. Tuy nhiên ta có thể thấy trong những năm gần đây mặc dù giá dầu thế giới giảm mạnh nhưng không ảnh hưởng đến nền kinh tế có thể cho ta thấy hai điều. Thứ nhất nền kinh tế đã hồi phục và đi lên. Chỉ số VN-INDEX không còn bị chi phối bởi các công ty ngành xăng dầu, do các ngành khác phát triển đi lên nâng đỡ cho chỉ số VN-INDEX. Thứ hai chính sách nhà nước không còn bị động phụ thuộc vào giá dầu, do các công ty trong nước phát triển nên nguồn thuế thu vào có thể bù đắp được khoản thâm hụt do giá dầu giảm, vì thế mà không ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách cũng như các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kích thích kinh tế của chính phủ.

d/ Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến chỉ số VN-INDEX

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số VN-INDEX thì tỷ giá hối đoái(EX) có mức độ ảnh hưởng ít nhất . Dựa vào mô hình nghiên cứu từ năm 2010-2015 có thể thấy hệ số ảnh hưởng của tỷ giá hoái đối lên chỉ số VN-INDEX là -0.15 có nghĩa là khi tỷ giá tăng 1% thì chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX giảm 0.15%.

Điều này cho kết quả tương đương với các nghiên cứu trước đây. Khi tỉ giá hối đoái tăng lên sẽ ảnh hưởng đến các công ty nhập khẩu do chi phí sẽ bị đội lên làm giảm doanh thu. Không những thế đối với các công ty có nợ nước ngoài sẽ tăng chi phí lãi vây do phải trả các khoản nợ bằng ngoại tệ.

Về mặt nhà đầu tư, khi tỷ giá tăng lên phần lợi nhuận từ đầu tư có thể sẽ không bù đấp được phần trượt tỷ giá và do đó dòng vốn ngoại sẽ bị rút ngược ra khỏi thị trường. Dòng vốn ngoại được xem là dòng vốn thông minh dẫn dắt thị trường nên có tác động

tâm lý khá lớn lên các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên có thể thấy là sự tác động của tỷ giá lên thị trường là không đáng kể trong giai đoạn 2010-2015.

Điều này có thể lý giải do việc muốn gia nhập vào các hiệp định thế giới như ACE, TPP,.. và thu hút vốn ngoại nhà nước phải cam kết giữ vững tỷ giá.

Trong năm nay 2016 có thể thấy thị trường tiền tệ quốc tế có nhiều biến động. Tuy nhiên do hạn chế về số liệu cũng như việc tăng giảm tỷ giá chỉ ảnh hưởng chủ yếu về mặt tâm lý trong ngắn hạn của nhà đầu tư nên tôi không đưa vào nghiên cứu.

Biểu đồ 4.2: Sự thay đổi tỷ giá 2010-2015

Nguồn: (Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Qua đồ thị trên có thể thấy Ngân hàng nhà nước rất nổ lực và đạt kết quả khả quan trong việc giữ vững tỷ giá hối đoái. Điều này giảm áp lực tâm lý lên nhà đầu tư mỗi khi tỷ giá tăng. Việc điều chỉnh tăng tỷ giá luôn có kế hoạch trước vì thế các doanh nghiệp có thể phòng ngừa được rủi ro mỗi khi ty giá thay đổi và đưa ra những chiến lược ứng biến. Việc Ngân hàng nhà nước quản lý, niêm yết tỷ giá hối đối cũng giúp ổn định thị

trường tiền tệ trong nước. Chính những lý do đó nên tỷ giá hối đối không anh hưởng nhiều đến sự thay đổi của chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015.

Kết luận chương 4

Từ kết quả mô hình VECM thu được , nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn kinh tế Việt Nam năm 2010-2015 có biến chỉ số giá tiêu dùng(CPI), lãi suất cơ bản(BR), giá dầu(OP), tỷ giá hối đoái(EX) đều có ảnh hưởng lên chỉ số giá chứng khoán VN- INDEX(VNI). Trong đó chỉ số giá tiêu dùng tác động cùng chiều với chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX, còn các biến lãi suất cơ bản, giá dầu thế giới, tỷ giá hối đoái có tác động trái chiều lên chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX. Kết quả này khá phù hợp với một số nghiên cứu trước đây mặc dù mức độ ảnh hưởng là khác nhau.

Trong kết quả nghiên cứu được thì hai nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất tới chỏ số giá chứng khoán VN-INDEX là chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất cơ bản. Thị trường chứng khoán Việt Nam không còn chịu sự chi phối mạnh của tỷ giá hối đoái và giá dầu thế giới như những năm trước. Điều này có thể coi là một tín hiệu tích cực trong chính sách quản lý kinh tế của nhà nước vì giá dầu thế giới ta không thể kiểm soát cũng như tỷ giá hối đối tuy được điều tiết nhưng không thể cách xa với quan hệ cung cầu. Năm 2010 các biến vĩ mô có một số tác động trái chiều tới nghiên cứu từ năm 2011 trở đi tâm lý nhà đầu tư có phần ổn định hơn, các biến vĩ mô phản ánh được đúng các mối quan hệ trong nền kinh tế hơn nên mô hình xây dựng chạy ổn định, chính xác hơn từ năm 2011 trở đi.

Từ kết quả nghiên cứu thực tế nào, tôi sẽ nghiên cứu và đề xuất thêm các ý kiến nhằm xây dựng và hoàn thiện các chính sách vĩ mô để phát triển bền vững, ổn định cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chương 5 Kết luận và giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán vn index​ (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)