Kết quả mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán vn index​ (Trang 42 - 45)

Sau khi chạy mô hình hồi quy tôi thu được kết quả sau

 R-squared : 0.54

 Adjusted R-squared : 0.51

Đây là một kết quả rất thấp với Adjusted R-squared : 0.51 => các biến độc lập chỉ giải thích được 51% sự thây đổi của chỉ số VN-INDEX . Mức ý nghĩa này không chấp nhận được.

Thông thường các biến phân tích chỉ phù hợp để giải thích trong một thời kỳ. Tôi quyết định xem xét lại các thời kỳ của thị trường chứng khoán Việt Nam để tìm hiểu thêm nguyên do.

Tôi xem xét biểu đồ lịch sử của thì trường chứng khoán Việt Nam từ lúc mới thành lập cho đến nay và rút ra được 3 giai đoạn chính như sau:

 Trước năm 2006: Sơ khai rất ít công ty niêm yết (ít bị ảnh hưởng của yếu tố vĩ mô)

 2006-2009: gia đoạn bùng mổ tạo thị trường bong bóng và hậu bong bóng (giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO dòng vốn đổ về ào ạt tạo bong bóng và bóng bóng vở cùng với cuộc khủng hoảng toàn cầu, thị trường bị ảnh hưởng nhiều bởi tâm lý)

 2010 đến nay: giai đoạn phát triển bền vững (cùng với mục tiêu phát triển

bền vững của nhà nước nên các yếu tố vĩ mô cũng như các công cụ của nhà nước ảnh hưởng tới thị trường nhiều hơn).

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ VN-INDEX 2007-2013

Nguồn: ( cafef.vn)

Theo như biểu đồ trên ta có thể thấy rỏ 3 giai đoạn mà thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua cho lúc thành lập cho đến bây giờ.

Việc Thêm các mẫu quan sát của năm 2009 vào có thể sẽ làm độ chính xác của mô hình. Các biến độc lập giải thích được mức ý nghĩa ít hơn.

Do năm 2009 là giai đoạn vỡ bong bóng chứng khoán thị trường Việt Nam, bong bóng bất động sản và cuộc khủng hoàn tài chính toàn cầu nên tác động tâm lý là không hề nhỏ. Trong các cuộc khủng hoảng thị trường không bao giờ tuân theo bất kỳ quy luật nào.

Chính vì thế để tăng tính chính xác của mô hình, tìm được chính xác sự tác động của yếu tố vĩ mô tôi quyết định bỏ các mẫu của năm 2009 và chỉ giữ lại các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.

Sau khi bỏ năm 2009 và chạy mô hình hồi quy ta thu được kết quả sau

Bảng 4.5: Kết quả chạy mô hình hồi quy

Dependent Variable: VNI Method: Least Squares Date: 06/25/16 Time: 02:07 Sample: 1 72

Included observations: 72 Variable

Coefficie

nt Std. Error t-Statistic Prob. C 374.7581 103.7789 3.611121 0.0006 CPI 2.924493 7.156476 0.408650 0.6841 OP -0.778477 0.245604 -3.169647 0.0023 EX 0.15835 0.004929 3.212807 0.0020 BR -14.98348 2.065323 -7.254785 0.0000 R-squared 0.706073 Mean dependent var 497.3865 Adjusted R-

squared 0.688525 S.D. dependent var 69.88499 S.E. of regression 39.00277

Akaike info

criterion 10.23206

Sum squared resid 101921.5 Schwarz criterion 10.39016 Log likelihood -363.3541

Hannan-Quinn

criter. 10.29500

Kết quả mô hình :

VNI= 374.58 - 0.15EX + 2.92CPI – 14.98BR - 0.77OP

Bảng 4.6: Tóm mức ý nghĩa của mô hình

Nguồn: (tác giả)

Từ kết quả trên ta có R-squared là 0.706 và Adjusted R-squared là 0.688 . Điều này có nghĩ là mô hình đã được giải thích 68.8% sự thay đổi của chỉ số VN-INDEX bởi bốn biến độc lập là CPI, EX, OP, BR. Tuy có khác về với các nghiên cứu trước nhưng mỗi nơi mỗi thời điểm khác nhau sẽ các những tác dộng khác nhau từ các biến vĩ mô. So sánh với các kết quả nghiên cứu trước có thể thấy kết quả khá tương động giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán Malaysia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán vn index​ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)