KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Bình Chánh sử dụng đất tại huyện Bình Chánh
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên huyện Bình Chánh
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 3.1: Vị trí huyện Bình Chánh
Huyện Bình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành, có tổng diện tích tự nhiên là 25.255,99 ha, chiếm 12% diện tích toàn thành phố. Huyện có 15 xã và 01 thị trấn; trong đó Lê Minh Xuân là xã có diện tích lớn nhất với
3500,20ha (chiếm 13,9% diện tích tự nhiên huyện) và nhỏ nhất là xã An Phú Tây với 586,57 ha (chiếm 2,3% DTTN huyện). Nằm về phía Tây của Thành phố, Bình Chánh có vị trí địa lý như sau:
- Tọa độ địa lý: Từ 10037’35” đến 10052’29” vĩ Bắc và 106027’43”- 106052’29” kinh Đông.
- Ranh giới hành chính: + Bắc giáp huyện Hóc Môn;
+ Nam giáp huyện Bến Lức và Cần Giuộc – tỉnh Long An; + Tây giáp huyện Đức Hòa – tỉnh Long An;
+ Đông giáp quận Bình Tân, quận 7, 8 và huyện Nhà Bè;
Với vị trí là cửa ngõ phía Tây vào nội thành TP. Hồ Chí Minh, có các trục đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1, Tỉnh lộ 10, đại lộ Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An), đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương nối Bình Chánh nói riêng và TP. Hồ Chí Minh nói chung với khu vực miền Tây,… tạo cho Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long với vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ và các khu công nghiệp trọng điểm ở phía Nam.
Bên cạnh đó, với hệ thống sông, kênh, rạch khá phong phú: sông Cần Giuộc, Ông Lớn, kênh Xáng Đứng, Kênh Xáng Ngang … tạo cảnh quan sông nước, có ý nghĩa quan trọng, là vùng đệm sinh thái phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Bình Chánh có dạng nghiêng và thấp dần theo hai hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam, với độ cao giảm dần từ 3m đến 0,3m so với mực nước biển. Có 3 dạng địa hình chính sau:
- Dạng đất gò cao có cao trình từ 2 - 3m, có nơi cao đất 4m, thoát nước tốt, có thể bố trí dân cư, các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các cơ sở công nghiệp, phân bố tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.
- Dạng đất thấp bằng có độ cao xấp xỉ 2,0m, phân bố ở các xã: Tân Quý Tây, An Phú Tây, Bình Chánh, Tân Túc, Tân Kiên, Bình Hưng, Phong Phú, Đa Phước, Quy Đức, Hưng Long.
3.1.1.1.3 . Khí hậu
Bình Chánh nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất xích đạo. Có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc điểm chính là: Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,60C Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 280C (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,80C (tháng 12). Tuy nhiên, biên độ nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 80C - 100C. Lượng mưa trung bình năm từ 1300 mm – 1770mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình. Mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể. Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9 là 80% - 90%, thấp nhất vào các tháng 11, 12 là 70%. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 - 2.920 giờ (Tổng cục thống kê, 2018)[19].
3.1.1.1.4. Thủy văn
Huyện Bình Chánh có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng (khoảng 10 sông, rạch chính): Phần lớn sông, rạch nằm ở khu vực hạ lưu, nên nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp của thành phố đổ về như: nước đen từ kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Đôi, rạch Nước Lên, rạch Cần Giuộc…đã ngày càng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản) cũng như đối với môi trường sông của
nhân dân trong các khu dân cư. Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thuỷ văn của huyện và nét nổi bật của dòng chảy là sự xâm nhập của thủy triều.
3.1.1.2. Kinh tế - Xã hội
3.1.1.2.1. Lĩnh vực kinh tế
Năm 2018 kinh tế Huyện tiếp tục phát triển ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng đề ra. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng dần và giữ vai trò động lực chính cho kinh tế Huyện. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao và giữ vai trò là động lực tăng trưởng, với tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) ước thực hiện 09 tháng đầu năm 2018: 32.835,2 tỷ đồng tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2017, so kế hoạch năm 2018 đạt 70,0% (32.835,2 tỷ đồng/46.906,7 tỷ đồng).
Hoạt động sản xuất công nghiệp - xây dựng 09 tháng đầu năm 2018 tiếp tục phát triển mạnh, với giá trị sản xuất ước đạt 26.165,8 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tương ứng tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 20,7% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 71,8% so kế hoạch (26.165,8 tỷ đồng/36.446,5 tỷ đồng); trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 24.926,4 tỷ đồng, có tốc độ tăng 21% so cùng kỳ, và giá trị sản xuất ngành xây dựng ước đạt 1.239,4 tỷ đồng, có tốc độ tăng trưởng đạt 15,1% so cùng kỳ.
Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước thực hiện 9 tháng đầu năm 2018 là 5.890,7 tỷ đồng, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2017, so kế hoạch năm 2018 đạt 75,9% (5.890,7 tỷ đồng/7.761.189 tỷ đồng) ; Trong đó: có một số ngành mũi nhọn tăng cao như: ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa xe máy và xe có động cơ khác: 2.684,9 tỷ đồng tăng 20,8%, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống: 1.152.8 tỷ đồng tăng 20,6%, ngành vận tải và kho bãi: 304,0 tỷ đồng tăng 18,2%, ngành hoạt động kinh doanh bất động sản 587,8 tỷ đồng tăng 17,8%.
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản ước thực hiện 9 tháng đầu năm 2018: 778,6 tỷ đồng tăng 6,9% so cùng kỳ năm 2017, so kế hoạch năm 2018 đạt 73,6% (778,6 tỷ đồng/1.058,4 tỷ đồng). Trong đó, giá trị sản xuất một số ngành: ngành nông nghiệp: 630,5 tỷ đồng tăng 7,1% (trong ngành nông nghiệp: ngành trồng trọt: 314,2 tỷ đồng tăng 8,2%, ngành chăn nuôi: 271,3 tỷ đồng tăng 6,4%, ngành dịch vụ nông nghiệp: 45 tỷ đồng tăng 4%), ngành thủy sản: 148,1 tỷ đồng tăng 5,9%.
Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng đô thị hiện đại hiệu quả theo Đề án, Kế hoạch phát triển nông nghiệp của Thành phố .
Về phát triển kinh tế tập thể: Trên địa bàn Huyện hiện có 50 tổ hợp tác (thành lập mới 02 tổ, giải thể 12 tổ) , 19 hợp tác xã đăng ký hoạt động với 4.508 thành viên (tăng 113 thành viên so với đầu năm), tổng số vốn điều lệ 103 tỷ 729 triệu đồng (tăng 10,112 tỷ đồng so với đầu năm). Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp 08, vận tải 07, Quỹ tín dụng nhân dân 03, môi trường 01. Trong 9 tháng đầu năm 2018, thành lập mới 03 hợp tác xã, chuyển trụ sở chính ra khỏi Huyện 01, giải thể 01 hợp tác xã nông nghiệp (không tăng, không giảm so với cùng kỳ năm 2017).
Công tác hỗ trợ vốn vay chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đô thị theo Quyết định 655/2017/QĐ-UBND: Tính đến nay, hồ sơ tiếp nhận là 50 hồ sơ; trình Ủy ban nhân dân Huyện phê duyệt phương án vay vốn cho 50 hồ sơ, có tổng số vốn đầu tư là 57,4 tỷ đồng, với số tiền vay hỗ trợ lãi suất là 37 tỷ đồng. Tình hình giải ngân: số hộ có dư nợ là 44 hộ, với tổng dư nợ là 33,5 tỷ đồng. Tham mưu góp ý dự thảo Đề án “Chương trình xây dựng sản phẩm nông nghiệp và ngành nghề nông thôn chủ lực, đặc thù trên địa bàn vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2017 - 2020”.
Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua trên địa bàn huyện là đúng hướng, thích ứng với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa nhanh của một vùng ven. Trong những năm tới khi quá trình công nghiệp hóa đã bước vào giai đoạn phát triển ổn định, cần tiếp tục phát huy lợi thế của các hoạt động thương mại dịch vụ, tăng nhanh tỷ trọng khu vực này trong cơ cấu kinh tế, đồng thời từng bước giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Có như vậy, nền kinh tế của huyện mới phát triển cân đối, bền vững, tương xứng với vị trí, vai trò và tiềm năng của huyện.
3.1.1.2.2. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản
Tiếp tục thực hiện các công trình chưa hoàn thành và các công trình được giao vốn mới. Trong đó tập trung các công trình trọng điểm như: Công trình Xây dựng khu di tích căn cứ Vườn Thơm, xã Bình Lợi; Dự án xây dựng Nhà bia tưởng niệm Tiểu đoàn 6 Bình Tân, xã Bình Lợi; Công trình xây dựng Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân hy sinh tại vùng Bưng Láng Sấu (Bộ đội An Điền), xã Vĩnh Lộc A; Dự án xây dựng đường Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2; Dự án nâng cấp, mở rộng đường Vĩnh Lộc; Dự án xây dựng cầu Rạch Rô, xã Phong Phú - Đa Phước; Xây dựng cầu Tân Bửu, xã Tân Nhựt; Dự án bồi thường đường nối Võ Văn Kiệt (chiều dài 2,7 km); Dự án xây dựng Khu Truyền thống cách mạng Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, xã Tân Nhựt; Dự án xây dựng hệ thống đê bao ngăn lũ Khu B, xã Bình Lợi; Dự án đường Võ Văn Vân; Dự án đường Thế Lữ; Dự án đường Tân Túc; Dự án Nâng cấp đường Lại Hùng Cường; Dự án Xây dựng Bệnh viện huyện Bình Chánh; Dự án xây dựng cầu kênh Xáng Ngang, xã Bình Lợi;…
3.1.1.2.3. Xã hội
a) Lĩnh vực văn hóa - thể dục thể thao
Triển khai, hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền chào mừng kỷ niệm các ngày Lễ trong năm 2018, đặc biệt là tuyên truyền chào mừng Tết Nguyên đán Mậu Tuất, tổ chức kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2018), thực hiện kiểm tra chấn chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội trước, trong và sau tết Nguyên đán trên địa bàn Huyện.
Tổ chức tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn Huyện năm 2017; tổ chức triển khai các tiêu chuẩn văn hóa, giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn Huyện.
Tổ chức kiểm tra công tác triển khai thực hiện phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và bộ tiêu chí “Hộ gia đình - ấp - xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Hướng dẫn các xã, thị trấn tiếp tục duy trì và phát triển các câu lạc bộ thể thao (cầu lông, bóng chuyền, bóng đá…), câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh,… duy trì và nhân rộng mô hình hoạt động câu lạc bộ thể dục, thể thao, khuyến khích người dân thường xuyên tham gia tập luyện thể dục, thể thao.
b) Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số 337/KH-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2017 về giám sát kiểm tra chấn chỉnh hoạt động tình hình nuôi dạy trẻ của các cơ sở mầm non ngoài công lập trên địa bàn Huyện.
Đã công bố quyết định thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Bình Chánh trên cơ sở sáp nhập Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập huyện Bình Chánh.
Ban hành Quyết định số 7221/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2018 về sáp nhập điểm ấp 3 của Trường Tiểu học Tân Nhựt vào Trường Tiểu học Tân
Nhựt 6; Quyết định số 7222/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2018 về sáp nhập điểm ấp 5 xã Vĩnh Lộc B của Trường Tiểu học Vĩnh Lộc 1 vào Trường Tiểu học Lại Hùng Cường; Quyết định số 7546/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2018 về thành lập Trường Tiểu học Tân Túc 2 thuộc Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh; Quyết định số 7550/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2018 về thành lập Trường Tiểu học Huỳnh Văn Bánh thuộc Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh.
Hiện nay, toàn Huyện có 66 trường mầm non (30 trường công lập, 36 trường tư thục), 30 trường tiểu học, 18 trường THCS, 6 trường THPT và 01 trường trung cấp Trần Đại Nghĩa, ngoài ra trên địa bàn còn 03 trường nhiều cấp học ngoài công lập, 01 trường quốc tế và 01 chi nhánh của trường quốc tế. Hiện nay, trên địa bàn Huyện có 17 trường đạt chuẩn Quốc gia , tăng thêm 05 trường so với cùng kỳ; có 41 trường đã đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất .
Tiếp tục kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng trường học đang thi công Trường MN Bình Lợi, MN Phong Lan, TH Qui Đức, TH Bình Lợi, TH Vĩnh Lộc A, THCS Qui Đức, MN Hoa Lan (giai đoạn 2). Đã khởi công xây dựng giai đoạn 2 trường THCS Tân Nhựt, THCS Nguyễn Thái Bình, THCS Đồng Đen. Phối hợp với Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình (đơn vị chủ đầu tư) và các cơ quan liên quan khẩn trương khởi công các dự án đã được ghi vốn khởi công mới.
c) Lĩnh vực y tế
- Trong 9 tháng ghi nhận 755 ca bệnh giảm 929 ca so với cùng kỳ (giảm 55,17%), trong đó có: 431 ca sốt xuất huyết, giảm 830 ca so với cùng kỳ (giảm 65,82%); 113 ca tay chân miệng, giảm 40 ca so với cùng kỳ (giảm 32,52%) và 211 ca bệnh khác (quai bị: 31, thủy đậu: 42, tiêu chảy: 131, ho gà: 05 ca; không có trường hợp nào tử vong. Huyện đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh, sẵn sàng ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra.
- Đến nay, số giường bệnh đạt 28 giường/10.000 dân (chỉ tiêu 42 giường/10.000 dân), trong đó: Bệnh viện Bình Chánh 340 giường, Trung tâm Y tế Huyện 10 giường, Trạm Y tế xã, thị trấn là 32 giường, Bệnh viện Nhi đồng thành phố 1.000 giường và bệnh viện Tâm thần Lê Minh Xuân là 500 giường.
- 10 bác sỹ/10.000 dân (chỉ tiêu 20 bác sỹ/10.000 dân), trong đó:tổng số bác sĩ tại huyện Bình Chánh có 686 bác sĩ (Bệnh viện Bình Chánh: 93 bác sĩ, Phòng Y tế: 04 bác sĩ, Trung tâm Y tế Huyện: 14 bác sĩ, Trạm Y tế xã-thị trấn: 18 bác sĩ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố: 288 bác sĩ, Bệnh viện Tâm thần Lê Minh Xuân: 80 bác sĩ, bác sĩ trong hệ thống y tế ngoài công lập: 189 bác sĩ).
- Bệnh viện huyện Bình Chánh đưa vào hoạt động ngày 22 tháng 6 năm 2018 với đầu tư trang thiết bị hiện đại. Liên kết bệnh viện tuyến trên như: bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Hùng Vương, Từ Dũ, bệnh viện 115, bệnh viện Bình Dân, bệnh viện Nhi thành phố để chuyển giao kỹ thuật, đặt Bệnh viện vệ tinh tại bệnh viện Bình Chánh. Liên kết Viện trường Đại học Y dược, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Hồng Bàng trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ y, bác sỹ ngành y tế.
3.1.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và cảnh quan môi trường của huyện Bình Chánh
+ Những lợi thế:
Với vị trí là cửa ngõ phía Tây vào nội thành TP. Hồ Chí Minh, có các trục đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1, Tỉnh lộ 10, đại lộ Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An), đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương nối Bình Chánh nói riêng và TP. Hồ Chí Minh nói chung với khu vực miền Tây,… tạo cho Bình