3. Ý nghĩa của đề tài
3.4.1. Khó khăn, tồn tại
Tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của người sử dụng đất diễn ra ở các xã, thị trấn của huyện Bình Chánh có sự khác biệt. Có vùng diễn ra sôi động nhưng cũng có địa phương diễn ra trầm lắng. Những vùng diễn ra sôi động là những cụm xã, thị trấn có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng phát triển thương mại, dịch vụ. Những cụm xã xa khu vực trung tâm, điều kiện giao thông và các dịch vụ chưa thuận lợi cho phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Việc quản lý đất đai là một vấn đề hết sức phức tạp, vừa có tính hành chính, pháp lý, vừa có tính kỹ thuật và kinh tế - xã hội; xử lý các mối quan hệ về đất đai phải vận dụng nhiều phương pháp tổng hợp, phải tính toán đến nhiều mối quan hệ mang tính lịch sử, xã hội. Hồ sơ tài liệu về đất đai trong một thời gian dài chưa được quan tâm đầu tư xây dựng đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, mặt khác ý thức của nhân dân nói chung còn hạn chế, giá trị của đất ngày càng được nâng cao.
Công tác quản lý đất đai chưa dành được sự quan tâm đúng mức của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp; chưa được đầu tư ngang tầm đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý;
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế, chưa đa dạng, phong phú, phù hợp với trình độ từng đối tượng. Pháp Luật Đất đai nói chung và những quy định các quyền sử dụng đất nói riêng còn chậm được phổ biến đến cơ sở đẫn đến một bộ phận người sử đụng đất vẫn chưa nắm bắt được những thay đổi của pháp luật về đất đai, dân sự. Năng lực của cán bộ chuyên môn tại một số đơn vị còn hạn chế, việc cập nhật hệ thống văn bản pháp luật chưa thường xuyên dẫn đến hướng dẫn cho người sử dụng đất còn lúng túng.
Trong công tác công chứng, chứng thực các giao dịch về quyền sử dụng đất theo quy định bắt buộc là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện, do chi phí công chứng khá cao so với mức người dân. Một số người dân còn không biết Văn phòng Công chứng là cơ quan gì, ở đâu? Hơn nữa, một số Văn phòng Công chứng còn chưa nắm hết được chính sách Luật Đất đai cũng như những văn bản dưới luật ban hành lên đã cho chuyển quyền một số trường hợp không đúng theo quy định dẫn đến việc giải quyết các hồ sơ chuyển quyền tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất không thực hiện được hoặc phải chỉnh sửa nội dung hợp đồng.
Đội ngũ cán bộ ngành Tài Nguyên và Môi Trường còn thiếu về số lượng, kinh nghiệm công tác và trình độ không đều, lại dễ bị biến động về tổ chức nhất là đội ngũ cán bộ Địa chính cấp xã do luân chuyển địa bàn. Nhiệm vụ quản lý đất đai vừa nhiều vừa phức tạp, bên cạnh đó cán bộ làm công tác quản lý đất đai cấp xã phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác như quản lý xây dựng, nông nghiệp... nên việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai, theo dõi
một cách liên tục quá trình sử dụng, chuyển dịch đất đai bị hạn chế, gây thất lạc hồ sơ quản lý đất đai.
Trình tự, thủ tục hành chính để thực hiện các quyền sử dụng đất còn phức tạp, vẫn có tình trạng cán bộ cơ sở gây khó khăn phiền hà đối với người sử dụng đất khi lập thủ tục thực hiện chuyển quyền sử dụng đất. Đây là một trong những rào cản làm chậm tiến độ lập hồ sơ thực hiện quyền sử dụng đất và là nút thắt trong thực hiện cải cách hành chính, minh bạch hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai nói chung.
Khối lượng công việc trong thực hiện chuyển quyền sử dụng đất lớn, cán bộ còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn dẫn đến thời gian xử lý các công việc về quản lý đất đai nói chung cũng như việc thực hiện các quyền sử dụng đất nói riêng bị chậm trễ, thời gian thụ lý hồ sơ còn kéo dài, gây ách tắc.
3.4.2. Đề xuất một số nhóm giải pháp nâng cao việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Bình Chánh.