3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.2.1. Tình hình quản lý đất đai của huyện Bình Chánh
Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp,
các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện Bình Chánh đã chủ động đẩy mạnh công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho nhân dân. Với mục tiêu hoàn chỉnh thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn, trong những năm qua, UBND huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đồng thời chỉ đạo các xã-thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai để chủ sử dụng đất thực hiện đúng trách nhiệm kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận. Để việc thực hiện cấp giấy chứng nhận bảo đảm theo kế hoạch, ngoài việc đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, huyện còn phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, từng đơn vị, triển khai đồng bộ, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp theo yêu cầu. Cùng với đó, Phòng Tài nguyên-Môi trường thường xuyên cử cán bộ chuyên môn xuống các xã- thị trấn để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn cán bộ địa chính xã-thị trấn trong công tác cấp giấy chứng nhận; phối hợp với UBND các xã-thị trấn giải quyết những tồn tại, vướng mắc ngay tại cơ sở, tạo điều kiện cho người dân hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận.
Nhờ triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, đến nay huyện đã cấp giấy chứng nhận cho 11.168 hồ sơ, đạt tỷ lệ gần 90% so với chỉ tiêu UBND TPHCM giao. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình cấp chứng nhận trên địa bàn cũng gặp không ít khó khăn, như khó xác định nguồn gốc đất; một số hộ gia đình có nhà ở tại địa phương nhưng không cư trú tại địa phương nên gây khó khăn cho việc xác định hạn mức đất ở để chuyển thông tin địa chính; một số trường hợp hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận phần diện tích nhà ở nằm ngoài diện tích đã được cấp giấy... Đặc biệt, toàn huyện hiện còn 7.966 hồ sơ khó giải quyết, trong đó riêng xã Bình Hưng còn 2.777 hồ sơ, xã Lê Minh Xuân 1.507 hồ sơ, xã Phạm Văn Hai 1.184 hồ sơ, xã Bình Chánh
585 hồ sơ… do các tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không qua chính quyền, lấn chiếm đất, nội bộ gia đình tranh chấp... Trước thực tế trên, để sớm hoàn thành kế hoạch cấp giấy chứng nhận trên địa bàn, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn huyện như: Phòng Tài nguyên-Môi trường, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, Phòng Quản lý Đô thị, Chi cục Thuế, Phòng Tài chính-Kế hoạch và UBND các xã-thị trấn tập trung rà soát các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận; tổ chức hướng dẫn đăng ký, tiếp nhận hồ sơ, hạn chế tối đa tình trạng tiếp nhận hồ sơ không đủ, không đúng quy định, hạn chế tỷ lệ hồ sơ phải bổ sung hoặc bổ sung nhiều lần; tập trung xem xét, thẩm tra hồ sơ cấp giấy chứng nhận đã được đăng ký kê khai đủ điều kiện trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận; thực hiện nhu cầu đăng ký trích lục, trích đo của các xã-thị trấn, sắp xếp thời gian ưu tiên kiểm tra nội nghiệp đối với các bản vẽ hiện trạng nhà đất; cung cấp kịp thời các thông tin về danh sách và bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, các quyết định thu hồi đất, quy định về hành lang an toàn, lộ giới, hẻm, khu vực cấm xây dựng; tổ chức cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất đăng ký cấp giấy chứng nhận; cung cấp thông tin về cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận số nhà; rà soát xác định các chủ sử dụng đất hiện đang sử dụng tại các thửa đất chưa được đăng ký; xác định rõ nguồn gốc để đề xuất cấp giấy chứng nhận; tiến hành xét duyệt và niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất,v.v… đây là tiền đề cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong đó chủ yếu là chuyển quyền sử dụng đất.
Ủy ban nhân dân Huyện đã tập trung kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm về sử dụng đất đai; Đồng thời, tăng cường hậu kiểm, xử lý vi phạm về đất đai của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chủ động đề
xuất Ủy ban nhân dân Thành phố thu hồi các dự án chậm triển khai thực hiện và kiến nghị xem xét quyền lợi của người dân sử dụng đất trong các dự án, các khu quy hoạch chậm thực hiện.
Ủy ban nhân dân Huyện đã kiểm tra các trường hợp sử dụng đất theo phương án sản xuất nông nghiệp khác đã được chấp thuận, trong đó có 188 phương án sản xuất nông nghiệp khác đã triển khai thực hiện không đúng phương án chấp thuận của Ủy ban nhân dân huyện. Qua đó, Ủy ban nhân dân Huyện đã ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2018 tổ chức thực hiện xử lý, khắc phục các trường hợp phương án sản xuất nông nghiệp khác không đúng nội dung chấp thuận trên địa bàn, kết quả có 72 trường hợp đã xử lý, khắc phục xong, 106 trường hợp đã lập và củng cố hồ sơ, 09 trường hợp đang lập hồ sơ, còn 01 trường hợp chưa lập hồ sơ xử lý; ban hành 307 Thông báo, Quyết định thu hồi do chủ sử dụng đất thực hiện sai phương án hoặc chưa triển khai thực hiện.
- Thực hiện xây dựng bảng giá đất hàng năm, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thẩm định thu hồi đất phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư các dự án.
- Thực hiện tốt công tác chỉnh lý biến động đất đai, công tác thống kê đất đai định kỳ hàng năm, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng dữ liệu đất đai theo đúng quy định.
- Về kết quả công tác chuyển quyền sử dụng đất từ năm 2015 đến năm 2017, cụ thể:
+ Năm 2015: đã giải quyết 14.680 hồ sơ. + Năm 2016: đã giải quyết 29.990 hồ sơ. + Năm 2017: đã giải quyết 34.429 hồ sơ. - Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất.
Công tác quản lý sử dụng đất đai đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hàng năm, Ủy ban nhân dân Huyện đều tổ chức lập Kế hoạch sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt để làm cơ sở pháp lý thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai, phân bổ quỹ đất cho sự phát triển của các ngành kinh tế, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và phục vụ nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng nhà ở của nhân dân trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân Huyện đã thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016- 2020) để trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt trong năm 2018, theo đó đến năm 2020, huyện Bình Chánh sẽ có 7.520,64ha đất nông nghiệp được phép chuyển thành đất phi nông nghiệp, góp phần tạo nguồn lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Huyện, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện.
+ Quy hoạch phân khu - quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000: Ủy ban nhân dân Huyện đã chủ động rà soát đánh giá lại sự phù hợp và quá trình thực hiện các đồ án quy hoạch phân khu - quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000, lưu ý tính đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất được duyệt. Đến nay, qua rà soát 50 đồ án, đã kiến nghị và được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương điều chỉnh 6 khu vực/50 đồ án quy hoạch.
+ Công tác lập quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị được nghiên cứu tổ chức thực hiện, nhất là các tuyến đường có ý nghĩa quan trọng trong kết nối cảnh quan kiến trúc và giao thông khu vực cửa ngõ phía Tây Thành phố.
+ Quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500: Hiện nay, trên địa bàn Huyện có 48 đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt và đang tổ chức triển khai thực hiện. Trong 3 năm qua, Ủy ban nhân dân Huyện đã cấp phép quy hoạch 03 đồ án với diện tích khoảng
1,67ha, thỏa thuận phê duyệt 01 đồ án với diện tích 0.89 ha và thỏa thuận điều chỉnh 06 đồ án với diện tích 96,2ha.
+ Quản lý Quy hoạch xây dựng xã Nông thôn mới: 14 Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã và 03 Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu trung tâm và điểm dân cư nông thôn được duyệt.
- Đối với các đồ án đang lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu trung tâm và điểm dân cư nông thôn:
+ Ủy ban nhân dân Huyện đang lấy ý kiến sở Giao thông Vận Tải và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo ý kiến của Sở Quy hoạch Kiến trúc: 03 hồ sơ.
+ Lập mới bổ sung Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu trung tâm xã và các điểm dân cư nông thôn: Đang trình duyệt dự án và lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với 34 Nhiệm vụ quy hoạch.
Về Quy định quản lý theo Đồ án quy hoạch nông thôn mới: Đã có văn bản lấy ý kiến Sở Quy hoạch Kiến trúc về Quy định quản lý Đồ án quy hoạch nông thôn mới xã Vĩnh Lộc A.
Tiếp tục triển khai công tác lập quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu trung tâm và dân cư của 09/14 xã nông thôn mới; Trong đó: Tổ chức công bố 03 đồ án đã được phê duyệt tại 03 xã; Tiếp tục rà soát, thẩm định, phê duyệt bổ sung đồ án Khu trung tâm dân cư xã còn lại.
- Về công tác cắm mốc lộ giới, hẻm giới, ranh giới:
Đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện cắm 477 mốc giới quản lý hành lang sông, kênh rạch thuộc địa bàn 07 xã (Bình Chánh, Phong phú, Qui Đức, Tân Nhựt, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Bình Lợi) và giao Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn liên quan quản lý mốc, quản lý xây dựng, xử lý công trình vi phạm trong hành lang theo quy định.
- Tình hình thực hiện một số dự án, công trình trọng điểm:
Huyện đã tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư cũng như tiến độ thi công xây dựng các công trình trọng điểm, công trình xây dựng nông thôn mới, nhất là các công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trường học. Đồng thời, chủ động phối hợp với các sở, ngành để kiến nghị tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư.
Qua 3 năm tổ chức thực hiện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 264 công trình, thực hiện khởi công mới 77 công trình; trong đó có nhiều công tình thi công chậm triển khai, kéo dài đã được tập trung thực hiện hoàn thành, góp phần ổn định dân sinh, kéo giảm bức xúc trong nhân dân, cụ thể:
+ Về công trình giao thông: Hoàn thành 181 công trình đường giao
thông (trong đó có 64 công trình đầu tư từ ngân sách, 117 công trình sử dụng 100% vốn huy động từ dân) với tổng chiều dài 220,486 km và hoàn thành 11 cầu, nhiều tuyến đường liên ấp, liên xã, các tuyến hẻm được nâng cấp đầu tư đạt chuẩn nhựa, bê tông hóa, cứng hóa đã tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân trên địa bàn.
+ Về trường học: Đã thực hiện đầu tư mới, nâng cấp cải tạo hoàn thành
27 công trình với 443 phòng học, góp phần đảm bảo đủ chỗ học cho số lượng học sinh tăng cao hàng năm. Các công trình trường học đầu tư mới đều đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất.
+ Về y tế: Đã hoàn thành đưa vào sử dụng 02 trạm y tế cấp xã, đặc biệt
là đã hoàn thành Bệnh viện huyện Bình Chánh giai đoạn 1 với quy mô 300 giường bệnh, tạo điều kiện để thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
- Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
+ Tiếp tục tập trung lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại của các hộ dân bị ảnh hưởng trong các dự án, đồng thời tiến hành tổ chức tuyên
truyền, vận động các hộ dân sớm bàn giao mặt bằng đối với các dự án trọng điểm phải bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thi công theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố như: dự án Quốc lộ 50, dự án Bến Lức – Long Thành, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long,...
+ Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các xã - thị trấn đẩy nhanh tiến độ điều tra hiện trạng, thu thập hồ sơ pháp lý, vận động các hộ dân hợp tác đo vẽ và xác nhận hồ sơ đối với các dự án thực hiện theo quy định Luật Đất đai 2013.
- Về cải cách hành chính
+ Thực hiện cải cách hành chính một cách đồng bộ trên các lĩnh vực: thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hoá nền hành chính gắn với mục tiêu xây dựng chính quyền đô thị, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
+ Căn cứ Quyết định số 6119/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X về Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1250/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2018 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội bộ Thành phố lần thứ X về Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020; Ủy ban nhân dân Huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2017 về thực hiện Chương trình cải cách hành chính trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn 2016 - 2020. Hàng năm, Ủy ban nhân dân Huyện căn cứ vào các Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố, đã ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn Huyện, chủ động tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Tổ chức
thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.
Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” được duy trì thực hiện, đảm bảo tính công khai, minh bạch về thủ tục hồ sơ và quy trình giải quyết công việc; phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc đang áp dụng tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Huyện đã mang lại sự cải tiến đáng kể trong công tác tiếp nhận, quản lý văn bản, hồ sơ của Huyện. Công tác triển khai ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 (phiên bản mới) tại Ủy ban nhân dân Huyện đang được triển khai thực hiện. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc được đầu tư ngày càng khang trang;