Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụngđất qua các hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2015 2017​ (Trang 57 - 62)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.1. Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụngđất qua các hình thức

Bình Chánh giai đoạn 2015 - 2017

3.2.1. Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất qua các hình thức chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Chánh chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Chánh

Luật đất đai năm 2013 quy định có 7 hình thức chuyển quyền, song thực tế tại địa bàn huyện Bình Chánh người sử dụng đất chỉ thực hiện 04 hình thức chuyển quyền là: chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thừa kế quyền sử dụng đất, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất. Còn các hình thức khác thì người sử dụng đất không có nhu cầu giao dịch trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017.

3.2.1.1. Đánh giá kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn 2015- 2017

Việc mua bán, chuyển nhượng đất đai là hình thức giao dịch hình thành sớm trong các giao dịch về bất động sản. Ở Việt từ trước 15/10/1993 Nhà nước chưa thừa nhận đất đai có giá, chưa được giao dịch trên thị trường. Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 tạo hành lang pháp lý cho giao dịch dân sự về đất đai và thừa nhận giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất như một công cụ không thể thiếu trong quan hệ tài chính đất đai. Gần đây hoạt dộng chuyển nhượng đất đai diễn ra sôi động mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất và mang lại nguồn thu khá lớn cho Ngân sách từ khoản thu thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ chuyển quyền. Người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được quyền chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và phải thực hiện các thủ tục liên quan tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Bảng 3.2: Kết quả công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn 2015- 2017

Năm Hồ sơ (bộ) Đăng ký Diện tích (ha) Hoàn thành (bộ) Tỷ lệ (%) hoàn thành 2015 8.422 656,07 8.422 100 2016 22.240 1.747,36 22.134 99,52 2017 25.564 2.127,81 25.564 100 Tổng 56.226 4.531,25 56.226 100

(Nguồn: Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Bình Chánh)

Từ bảng trên cho thấy công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại huyện Bình Chánh diễn ra rất sôi động, số lượng hồ sơ rất nhiều, có sự tăng nhanh ở năm 2016 và tăng nhẹ trong năm 2017. Do nhu cầu chuyển nhượng của người dân tăng cao, Bình Chánh là huyện ngoại thành nhưng là cửa ngõ của miền Tây và Nam bộ cộng với địa hình thổ nhưỡng thuận lợi cho việc xây dựng nhà ở và tập trung nhiều Khu Công nghiệp, vị trí gần các khu Công nghiệp lớn, giá đất không quá đắt so với mặt bằng chung của thành phố Hồ Chí Minh nên người dân chọn nơi đây làm nơi lập nghiệp sinh sống rất nhiều. Theo quá trình đô thị hóa nhanh nên dân số tăng nhanh, việc chuyển nhượng đất đai cũng theo đó mà tăng nhanh theo số lượng di cư của người dân

3.2.1.2. Đánh giá kết quả công tác thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn 2015- 2017

Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của pháp Luật Đất đai, luật dân sự nó bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế do phân chia tài sản thừa kế. Thừa kế theo di chúc là việc người để lại di sản trước khi chết lập di chúc để lại tài sản cho người thừa kế, còn không để lại di chúc thì tất cả những người

thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản thống nhất bằng văn bản để phân chia di sản.

Trước đây việc thừa kế quyền sử dụng đất thường được coi là việc nội bộ của gia đình, không cần thiết phải có sự can thiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, người được thừa kế quyền sử dụng đất trong gia đình nếu không có nhu cầu giao dịch thì trước mắt họ không đăng ký, khai báo với cơ quan Nhà nước, phần lớn họ chỉ làm thủ tục khi có nhu cầu thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất như chuyển nhượng, thế chấp... Gần đây, đất đai có giá trị cao, quy định của pháp luật về thừa kế cụ thể, nhiều vấn đề phức tạp này sinh, người nhận thừa kế đã có ý thức lập thủ tục đăng ký đất đai tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Bảng 3.3: Kết quả công tác thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn 2015- 2017

Năm Hồ sơ (bộ) Đăng ký Diện tích (ha) Hoàn thành (bộ) Tỷ lệ (%) hoàn thành 2015 1.168 127,54 1.168 100 2016 1.941 416,29 1.941 100 2017 2.051 428,22 2.051 100 Tổng 5.160 972,06 5.160 100

(Nguồn: Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Bình Chánh)

Từ bảng trên cho thấy kết quả đăng kýthừa kế quyền sử dụng đất cũng rất nhiều hồ sơ, tăng mạnh ở năm 2016 và tăng nhẹ ở năm 2017, thừa kế chủ yếu là do cha mẹ mất để lại cho con hoặc người trong hộ mất và đại diện hộ khai trình thừa kế tài sản của người mất để lại, chỉ biến động người sử dụng nhưng đất đai thì không biến động.

3.2.1.3. Đánh giá kết quả công tác tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn 2015- 2017

Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, việc tặng cho quyền sử dụng đất được chính thức cho phép thực hiện, thực tế cho thấy việc tặng cho vẫn thường diễn ra. Bản chất của tặng cho quyền sử dụng đất là tặng cho tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, là người được Nhà nước giao quyền sử dụng đất tặng cho tài sản là thửa đất. Tặng cho quyền sử dụng đất trong giao dịch bất động sản thúc đẩy tinh thần đoàn kết, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Bảng 3.4: Kết quả công tác tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn 2015- 2017

Năm

Hồ sơ (bộ)

Đăng ký Diện tích (ha) Hoàn thành (bộ) Tỷ lệ (%) hoàn thành 2015 1.535 157,33 1.535 100 2016 812 194,60 812 100 2017 992 188,06 992 100 Tổng 3.339 540,00 3.339 100

(Nguồn: Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Bình Chánh)

Từ bảng trên cho thấy kết quả công tác tặng quyền sử dụng đất có sự giảm mạnh từ năm 2015 đến năm 2016 và tăng nhẹ ở năm 2017. Nhìn chung công tác tặng cho cũng giống như thừa kế, chủ yếu do Cha mẹ tặng cho con lúc tuổi cao, cũng không có biến động người sử dụng, chỉ biến động người sử dụng đất trên mặt giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.

3.2.1.4. Đánh giá kết quả công tác thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn 2015- 2017

Thế chấp quyền sử dụng đất là phương thức giúp người sử dụng đất tiếp cận với nguồn vốn vay, đồng thời là kênh giúp các tổ chức tín dụng

mở rộng phạm vi, đối tượng cho vay, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản và thị trường tiền tệ.

Để thực hiện được quyền thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải đăng ký thế chấp tại Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất. Việc này giúp cơ quan quản lý quản lý được việc thế chấp giữa người sử dụng đất với các tổ chức tín dụng, cơ quan Nhà nước đảm bảo tính pháp lý cho các bên nên hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra, giúp người sử dụng đất đảm bảo quyền lợi đối với thửa đất mình được sử dụng.

Bảng 3.5: Kết quả công tác thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Chánh giai đoạn 2015- 2017

Năm

Hồ sơ (bộ)

Đăng ký Diện tích (ha) Hoàn thành (bộ) Tỷ lệ (%) hoàn thành 2015 6.346 33.551,0743 6.346 100% 2016 31.673 883.910.051 31.673 100% 2017 8.756 39.661,0478 8.756 100% Tổng 46.775 161.603,1272 46.775 100%

(Nguồn: Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Bình Chánh)

Từ bảng trên cho thấy kết quả công tác thế chấp quyền sử dụng đất có biến động mạnh từ năm 2015 đến năm 2016 và giảm mạnh ở năm 2017. Thế chấp quyền sử dụng đất là người sử dụng đất cần một khoản chi phí để phục vụ nhu cầu làm ăn sinh sống nên đã thế chấp tại các Ngân hàng. Không có biến động về người sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2015 2017​ (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)