Một số khuyến nghị:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng tái hoà nhập cộng đồng của trẻ em mồ côi ở làng trẻ SOS hà nội sau khi trưởng thành (Trang 66 - 71)

Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, tôi xin đưa ra một vài khuyến nghị để có thể giúp các em mồ côi được hoà nhập tốt hơn:

2.1. Khuyến nghi đối với lãnh đạo làng:

- Làng phải tiếp tục phát huy và nâng cao hơn nữa công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục các em, đảm bảo cho các em phát triển đầy đủ về thể chất lẫn

tinh thần, phấn đáu trong thời gian tới kết quả học tập của các em luôn đạt ở mức cao và ổn dịnh (tỷ lệ khá giỏi chiếm khoảng 70 – 80%).

- Thường xuyên duy trì các hoạt động giáo dục lao động, giáo dục nhân cách và các hoạt động rèn luyện thể chất nhằm giúp các em phát triển toàn diện tạo ra tiền đề giúp các em hoà nhập tốt sau này.

- Hoạt động hướng nghiệp, tìm việc làm cho các em không ngừng được đổi mới và mở rộng. Đảm bảo 100% các em được học nghề và khi tốt nghiệp ra trường 100% đều xin được việc làm.

- Xây dựng niềm tin ý chí và nghị lực cho trẻ em, có tinh thần học hỏi, sáng tạo trong học nghề, tìm việc làm ổn định, nâng cao thu nhập đảm bảo cuộc sống sau này.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác hướng nghiệp và tìm việc làm cho các em, mở rộng phạm vi ngành nghề, phạm vi việc làm của trẻ.

2.2. Khuyến nghị đối với bản thân các em:

Khi ra khỏi làng được hoà nhập với môi trường xã hội ở bên ngài, các em sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách từ vấn đề việc làm, nhà ở, quan hệ ban bè…để khắc phục được những khó khăn này và có điều kiện hoà nhập tốt thì các em phải không ngừng học để nâng cao kiến thức về mọi mặt. Học ở đây trướ hết là học đạo làm người chứ không chỉ đơn thuần về kiến thức văn hoá. Học làm người được thể hiện ở ý thức tự lập tự giác , luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, thường xuyên giao tiếp , quan hệ tốt với mọi người xung quanh để tạo cho mình một sự tự tin khả năng giao tiếp tốt đồng thời trành được sự mặc cảm về bản thân và gia đình.

2.3. Khuyến nghị về công tác giáo dục và chăm sóc sức khoẻ tại làng:

Nhìn chung công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của làng là khá tốt tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần phải klhắc phục. HIện nay làng mới chỉ có 1 bác sỹ, chưa có y tá nên việc chăm sóc cho gần 200 trẻ là một khói lượng công việc khá lớn vì vậy để chăm sóc sức khoẻ tốt hơn cho các em thì cần phải thành lập một bộ phận y tế giêng trước mắt là phải tuyêrn thêm 1 y tá, tăng thêm trang thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc men đáp ứng được yêu cầu của công tác y tế.

Đối với công tác giáo dục cũng cần có sự đầu tư đầy đỷ hơn. Thư viện của làng không còn đáp ứng được nhu cầu của các em, có rất ít sách báo tham khảo, phòng còn nhỏ và chưa có trang thiết bị máy tính để các em cập nhật thông tin nhanh hơn và nhiều hơn. Do vậy làng cần tăng cường đầu tư thêm sách báo cho thư viện, đặc biệt là các sách bao rành giêng cho lứa tuổi của các em.Nừu co thể làng cần trang bị 1 phòng máy tính có kết nối mạng Internet để các em thực hành kỹ năng vi tính và truy cập thông tin.

2.4. Khuyến nghị về công tác nuôi dưỡng:

Các mẹ các gì và cán bộ trong làng là những người có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trưởng thành do vậy các mẹ các gì cần tận tâm hết lòng vi công việc, không chỉ coi đây là công việc mà là niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống, coi nững đứa trẻ mà mình chăm sóc như con ruột của mình. Để làm tốt điều này cần có một số biện pháp như sau: Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng kết hợp với các hoạt động thuyết phục các mẹ các gì nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và lòng nhiệt tình với công việc chăm sóc trẻ của các mẹ các gì.

Tăng cường công tác rèn luyện kỹ năng bồi dưỡng kiến thức về tâm lý trẻ, chăm sóc trẻ cho các mẹ các gì.

Ban lãnh đạo làng cần tăng cường các tổ chức phát động phong trào thi đua trong tập thể đội ngũ cán bộ đặc biệt là phong trào thi đua chăm sóc và nuôi dạy tốt của các mẹ các gì nhằm kịp thời động viên khen thưởng cho những mẹ có thành thích xuất sắc.

2.5. Khuyến nghị đối với công tác hướng nghiệp và dạy nghề:

Từ những tồn tại của công tác hướng nghiệp và dạy nghề xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

Cần đổi mới các hoạt động hướng nghiệp để hướng cho các em vào một nghề nào đó. Hình thức tổ chức cần phong phú và đa dạng hơn để thu hút sự quan tâm nhiều hơn nữa của các em. Cần có chương trình giới thiệu cụ thể với các em về các nghề trong nền kinh tế quốc dân hiện nay, trong đó chỉ rõ từng nghề sẽ học những nội dung nào, sau khi học xong sẽ làm việc ở đâu, sẽ làm công việc gì. Cũng cần tư vấn cụ thể để cho các em biết với những người có khả năng nào thì nên học nghề nào.

Tổ chức những buổi nói chuyện của các chuyên gia tâm lý và các chuyên gai về thị trường lao động để các em hiểu hơn tầm quan trọng của việc học nghề và những nghề thị trường đang có nhu cầu lao động cao.

Để học nghề hiệu quả, làng nên có giáo viên dạy nghề có đủ chuyên môn, khả năng truyền đạt tốt và đầu tư trang thiết bị đầy đủ hơn. Có như vậy mới có thể trang bị kiến thức toàn diện về nghề cho các em cả về lý thuyết lẫn thực hành.

Với quy mô và phạm vi nghiên cứu của một khoá luận tốt nghiệp, tôi đã mạnh dạn đưa ra một vài khuyến nghị với làng trẻ SOS Hà Nội về công tác giúp trẻ hoà nhập cộng đồng. Tôi hy vọng qua đề tài này, ngoài việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân nó còn góp một phần nhỏ bé cho việc tham khảo xây

dựng kế hoạch nhằm tham vấn cho làng trẻ em SOS Hà Nội trong công tác chăm sóc giáo dục giúp trẻ mồ côi hoà nhập cộng đồng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng tái hoà nhập cộng đồng của trẻ em mồ côi ở làng trẻ SOS hà nội sau khi trưởng thành (Trang 66 - 71)