0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Những hạn chế

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU KHẢ NĂNG TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA TRẺ EM MỒ CÔI Ở LÀNG TRẺ SOS HÀ NỘI SAU KHI TRƯỞNG THÀNH (Trang 57 -60 )

Tuy các hoạt động giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề và tái hoà nhâp cộng đồng của làng trẻ SOS Hà Nội là rất tốt, hiệu quả rất cao, tuy nhiên bên cạch đó vẩn còn một số điểm tồn tại nhất định sau:

* Trong hoạt động giáo dục

Bên cạnh những mặt tích cực và khoa học trong hoạt động giáo dục nói chung của làng trẻ em SOS Hà Nội thì có thể thấy rằng có một số vấn đề mà hoạt động này chưa làm hoặc có làm nhưng chưa thật hiệu quả. Điều này thể hiện ở lĩnh vực giáo dục giới tính cho các em còn làm mang tính hình thức, Những cán bộ làm công tác này chỉ dừng lại ở mức độ hiểu biết mang tính kinh nghiệm cá nhân chứ chưa hẳn là những chuyên gia tâm sinh lý thực sự để có thể cho các em những hiểu biết thật sự rõ nét. Hơn nữa một số em thì do nhận thức cũng hạn chế nên việc giáo dục cũng rất vất. Ngoài ra do nguyên tắc chung là trẻ sống ở làng với mẹ từ bé và chỉ chuyển sang lưu xá khi đến tuổi trưởng thành nên về cơ bản các em thiếu sự quan tâm của người cha cũng như không có điều kiện để tiếp thu, học tập những yếu tố khác ngoài sự chỉ bảo của bà mẹ. Đây cũng là một hạn chế cần cân nhắc để chú trọng đến các hoạt động có liên quan đến vấn đề giới và tâm lý nhiều hơn cho các em, tránh trường hợp thiếu cân bằng trong tâm lý của trẻ.

Tuy các em đã được làm quen với các thao tác cơ bản của công việc nhưng thiếu sự hiểu biết đầy đủ. Hạn chế này xuất phát từ nguyên nhân là đội ngũ giáo viên không đáp ứng đủ trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ giảng

dạy, quá trình học tập chưa được tổ chức khoa học và nghiêm túc, không có bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các em. Hơn nữa, không phải em nào cũng thực sự muốn theo học những nghề được truyền dạy trong làng

* Trong hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề

- Các hoạt động hướng nghiệp chưa hướng vào những nghành cụ thể nên phần nào hạn chế tác dụng của công tác này.

- Việc dạy nghề chưa làm các em hứng thú, còn ít nghề để các em lựa chọn học đặc biệt là những ngành nghề mới.

- Do các cán bộ giáo dục của làng trẻ cũng không phải là những người có chuyên môn sâu vì vậy làm hạn chế khả năng truyền đạt, và công tác dạy nghề chửa cao đặc biệt là khâu đào tạo nghề.

- Việc hướng nghiệp và tư vấn nghề còn mang nặng tính thủ tục và dựa trên các chỉ tiêu kế hoạch chung. Công tác tìm đầu ra cho các em hoạt động nghề là rất khó bởi nhu cầu của thị trường lao động rất khăt khe và thông tin mà các cán bộ có được về điều này cũng có phần hạn chế.

Về phía cán bộ của làng thì mặc dù họ là những người có nhiều tâm huyết, có tinh thần làm việc và hoạt động vì trẻ thơ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn tuy nhiên họ vốn xuất phát từ nhiều lĩnh vực được đào tạo khác nhau chứ chưa có ai đã qua khóa đào tạo cơ bản về công tác xã hội do vậy sẽ có rất nhiều khó khăn khi làm việc với nhóm đối tượng đặc trưng này mà bản chất công việc ở trong làng trẻ không hẳn chỉ là nơi cho các em nhỏ cái ăn, hay một mái nhà để cư ngụ mà nó còn là nơi xã hội hóa toàn diện cho các em, phục hồi và thúc đẩy các chức năng, vai trò vốn có nhưng đã mất vì một lý do nào đó của trẻ thơ. Công việc này đòi hỏi mang tính nhân đạo nhưng cũng phải là một khoa học và nó thuộc về chuyên môn của những người làm công tác xã hội chuyên nghiệp.

Về phía các bà mẹ thì cũng xuất hiện một số những vấn đề có liên quan đến hoạt động chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Do là những người phụ nữ kém phần may mắn trong cuộc sống gia đình nên họ chưa một lần kết hôn cũng như chưa một lần được chính thức làm mẹ thực sự do vậy những kỹ năng trong chăm sóc và nuôi dạy con cái cũng có phần hạn chế. Ngoài ra trình độ học vấn của họ nói chung không cao, kèm theo đó là những kiến thức mọi mặt về đời sống xã hội cũng không thật sự phong phú. Điều này chắc chắn sẽ cản trở nhiều các bà mẹ trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình bởi họ không những phải chăm lo cho các con đời sống sinh hoạt thật sự hợp lý mà họ còn phải trở thành người có đủ khả năng giải đáp những thắc mắc cũng như giúp đỡ hướng dẫn thêm cho các con việc học hành để đạt kết quả tốt. Đây là điều thật sự cần thiết.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU KHẢ NĂNG TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA TRẺ EM MỒ CÔI Ở LÀNG TRẺ SOS HÀ NỘI SAU KHI TRƯỞNG THÀNH (Trang 57 -60 )

×